Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Giáo dục với môi trường và phòng chống thiên tai
1.4.2. Một số vấn đề về môi trường
1.4.2.1. Khái niệm môi trường: theo nghĩa khái quát “Môi trường là một tập
hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”[24] Tiếng Anh môi trường là
“environment”, tiếng Pháp là “invironnement” đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có nghĩa tương tự. Hay “môi trường
là tập hợp các yếu tố vật lí, hóa học sinh học, kinh tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người”[10]
1.4.2.2. Khái niệm hệ sinh thái môi trường theo tài liệu [26] ô nhiễm MT trái đất: là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh. Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái như hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái nước...ngoài ra còn hệ sinh thái do con người tạo ra như hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị...
1.4.2.3. Các thành phần cấu tạo của MT và các tài nguyên [26] ô nhiễm MT trái
tử. Môi trường cung cấp cho con người không khí để thở, nước để uống và sinh hoạt, đất để trồng trọt, làm nhà cửa, khoáng sản để tạo ra các vật dụng. Con người và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, con người vừa là chủ thể tìm hiểu qui luật sự biến đổi giữa các chất trong môi trường và chịu sự tác động của môi trường.
1.4.2.4. Ô nhiễm môi trường: theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam “ô
nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [20] .
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được biểu hiện là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng của môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm như dựa vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người, sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,...), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải của các nhà máy dệt nhuộm, chế biến thực phẩm,...), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, CO, NO2 trong khói xe hơi, khói bếp, lò gạch...), các kim loại nặng như chì, đồng..., cũng có khi nó vừa ở thể khí, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian. Không khí đô thị thường vừa bị bụi đất, bụi xi măng, khí SO2, NO2 trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên, cộng với tiếng ồn quá mức cho phép, gây tổn hại sức khỏe con người, thậm chí gây chết người.
Theo các tài liệu [16], [26] dựa vào môi sinh có 3 loại ô nhiễm chính:
-Ô nhiễm môi trường nước: nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người
vì vậy vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thức trạng đáng ngại nhất của con người, khủng hoảng về nước sạch đang hoành hành cả hành tinh, không của riêng
quốc gia nào. Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người. Các thông số ô nhiễm nguồn nước như: màu sắc, mùi vị, độ đục, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng, độ cứng, độ dẫn điện, độ pH, nồng độ oxi tự do tan trong nước, nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học.
-Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành
phần không khí làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn...ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình. Hơn nữa, nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc, ví dụ SO2 kết hợp hơi nước tạo axit sunfuric.
-Ô nhiễm đất: bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng,
tuy nhiên, khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và đất bị ô nhiễm. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất như: vi sinh vật gây bệnh, do các chất hóa học, tác nhân vật lý...
Các nhà khoa học đã khái quát vấn đề ô nhiễm môi trường trên trái đất thành 8 yếu tố
+ Mưa axit: nó phá hủy các lỗ nhỏ trên lá cây, làm mất cân bằng quang hợp, nguồn nước bị chua hóa, nồng độ CO2 tăng, nhiệt độ trái đất tăng, mất cân bằng sinh thái.
+ Tầng ozon bị phá hủy, tia tử ngoại tác động trực tiếp gây hại cho con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm do các chất hóa học gây nên. + Nước sạch bị ô nhiễm.
+ Đất đai bị sa mạc hóa. + Rừng bị phá hoại. + Mưa rừng nhiệt đới. + Sự uy hiếp về hạt nhân.