Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về phần phi kim chương trình Hóa học lớp 10 THPT
2.1.1. Vị trí – mục tiêu, vai trò
Dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng và phân phối chương, và dựa vào [4] thì vị trí mục tiêu, vai trò của phần phi kim lớp 10 được xây dựng như sau:
- Vị trí: phần phi kim được xếp vào chương 5,6 học kì 2 của chương trình lớp 10 THPT.
Chương 5: Nhóm halogen
+ Bài 21: Khái quát về nhóm halogen + Bài 22: Clo
+ Bài 23: Hiđro clorua- axit clohiđric, muối clorua + Bài 24: Sơ lược về hợp chất chứa oxi của clo + Bài 25: Flo- brom- iot
+ Bài 27: Thực hành tính chất hóa học clo và hợp chất của clo + Bài 28: Thực hành tính chất hóa học của brom, iot
Chương 6: Oxi- lưu huỳnh
+ Bài 29: Oxi- ozon + Bài 30: Lưu huỳnh
+ Bài 31: Thực hành tính chất của oxi, lưu huỳnh
+ Bài 32: Hiđro sunfua- lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit + Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat
+Bài 35: Thực hành tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh. -Mục tiêu, vai trò:
+ Đây là phần kiến thức học sinh đã được học ở các lớp dưới nhưng lại là phần kiến thức quan trọng trong chương trình hóa học phổ thông nói riêng, cũng như bộ
môn khoa học nói chung với nhiều kiến thức liên quan đến môi trường và thiên tai trong cuộc sống.
+ Cung cấp những khái niệm đại cương về phi kim cũng như hiểu biết về phi kim cụ thể qua từng bài từ đó khắc sâu hơn những kiến thức về lý thuyết, những thuyết chủ đạo như: cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học...
+ Kiến thức phần phi kim tương đối khó do số oxi hóa trong phản ứng biến đổi phức tạp, phần axit lại liên quan đến khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức. Sự vận dụng đó đòi hỏi học sinh không chỉ “biết” mà còn phải “hiểu”, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn đời sống.
+ Thông qua phần phi kim, học sinh sẽ được rèn kĩ năng, kĩ xảo cơ bản như nhận biết chất, xử lí chất thải, nhận biết khí nào là khí độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Những nội dung có liên quan đến môi trường và phòng chống thiên tai chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh
Bảng 2.1. Một số nội dung liên quan MT và PCTT phần phi kim hóa học lớp 10
Chương Bài Nội dung
Chương 5
Bài 21: Khái quát về nhóm halogen
- Các halogen có nhiều ứng dụng trong công nghiệp nhưng cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường phổ biến.
- Tính chất độc hại của một số chất thuộc nhóm halogen đối với sức khỏe con người. - Những chất thải trong quá trình điều chế
các chất và hợp chất nhóm halogen. Bài 22: Clo - Tính độc hại của clo.
- Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và biện pháp bảo vệ môi trường trong lớp học.
- Sản xuất clo trong công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
- Các biện pháp xử lý ô nhiễm khí clo Bài 23: Hiđro
clorua – axit clohiđric – muối clorua
Sản xuất axit clohiđric sẽ có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Chương Bài Nội dung
Bài 24: Sơ lược về hợp chất chứa oxi của clo
Nước Javen, clorua vôi có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc, khử chất thải độc hại để bảo vệ môi trường trong sạch nhưng sử dụng quá lượng lại gây ô nhiễm môi trường.
Chương 6
Bài 29: Oxi – ozon
- Vai trò của oxi và ozon đối với đời sống con người.
- Tình trạng mỏng dần tầng ozon, có nơi bị thủng tầng ozon gây nguy hại sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.
Bài 30: Lưu huỳnh
Gián tiếp gây nên một số ô nhiễm và hình thành mưa axit. Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
- Hiđro sunfua là chất độc, tạo ra từ protein thối rữa.
- Là một trong những nguyên nhân gây mưa axit.
- Xử lí chất thải bằng nước vôi trong. Bài 33: Axit
sunfuric và muối sunfat
- Mưa axit
- Chất thải gây ô nhiễm môi trường do sản xuất H2SO4 và các loại phân bón.