Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐ vềMT và PCTT
2.4.1. Sử dụng bài tập tình huống vềMT và PCTT trong dạy học hóa học
2.4.1.1. Nội dung – nguyên tắc
a) Nội dung: Thông qua nghiên cứu bài tập tình huống giúp người học rút ra những bài học thực tiễn, giải quyết cho những tình huống tương tự. GV gợi ý cho người học tự tìm ra những phương án giải quyết bài tập tình huống bằng những câu hỏi đóng mở, cùng một tình huống có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, tình huống vừa sức trong điều kiện cụ thể không chung chung. Khi chọn bài tập tình huống chúng ta cần chọn tình huống phù hợp với những vấn đề về MT và PCTT của HS trường mình, hoặc khu vực sinh sống.
Bài tập tình huống tạo ra từ mâu thuẫn xuất hiện bởi sự lựa chọn phương án hợp lí. HS đứng trước sự lựa chọn một phương án trong số nhiều phương án mà phương án nào cũng có vẻ hợp lí. Giải quyết mâu thuẩn này bằng cách phân tích loại bỏ những cái không bản chất để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Bài tập tình huống tạo ra bởi mâu thuẩn giữa bản chất và hiện tượng (nghịch lí). Điều này sẽ tạo ra sự xung đột trong tư duy của HS và chính sự nghịch lí này lại lôi cuốn sự tò mò của HS. HS phải đi phân tích tìm hiểu phê phán quan điểm sai để đi đến cái chân lí, bản chất của vấn đề
b) Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập tình huống gắn với giáo dục MT và PCTT:
- Đảm bảo tính chính xác khoa học, không gây tranh cãi hoặc sai lệch, đảm bảo khi HS tiếp nhận vấn đề giải quyết vấn đề và những kiến thức mà HS rút ra được phải phù hợp với nội dung và mục đích của bài học đã đề ra.
- Đảm bảo tính thực tiễn, địa phương.
- Đảm bảo tính trọng tâm, mục tiêu bài học. - Đảm bảo tính logic, ngắn gọn.
- Đảm bảo tính giáo dục về MT và PCTT. - Đảm bảo tính sư phạm.
- Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo cho người học.
2.4.1.2.Các bước tiến hành
Bước 1: Giới thiệu tình huống
+ Phát biểu nội dung, nhận dạng tình huống +Tạo bài tập tình huống
Bước 2: Nhận biết các vấn đề của tình huống Các dữ kiện đã cho, các vấn đề cần tìm
Bước 3: Tổ chức giải quyết tình huống + Đề xuất giải pháp
+ Lập kế hoạch
+ Thực hiện giải pháp
Bước 4: Tổ chức thảo luận, rút ra kiến thức + Thảo luận kết quả
+ Phát biểu kết quả
+ Đề xuất cái mới trong tình huống tương tự
Các nhóm hoặc cá nhân trình bày và bảo vệ những giả thuyết của mình, HS khác lắng nghe, đồng tình chất vấn hoặc phê phán, GV bổ sung hoàn thiện.