1.7.1. Mục đích điều tra
Để có những thông tin về việc phát triển NLGQVĐ có nội dung liên quan đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra với những nội dung khảo sát ban đầu gồm:
- Đối với HS:
+ Kiến thức về vấn đề liên quan đến MT và PCTT. + Kĩ năng GQVĐ khi xảy ra ô nhiễm MT và PCTT. +Thái độ HS trước những vấn đề về MT và PCTT - Đối với GV:
+ Mức độ cần thiết giáo dục phát triển NLGQVĐ về MT và PCTT cho HS. + Trong quá trình dạy GV phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT cho
HS thông qua bài học bằng các biện pháp nào, cách thức nào. + Cách thức, biện pháp GD phát triển NLGQVĐ về MT và PCTT. + Mức độ khả thi của các biện pháp
1.7.2. Nội dung điều tra
-Điều tra hiểu biết của HS về MT, PCTT.
-Điều tra mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn về MT và PCTT.
- Điều tra các hoạt động, biện pháp đã được áp dụng trong việc GQVĐ về MT và PCTT.
1.7.3. Đối tượng điều tra
-Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1.7.4. Phương pháp điều tra
-Khảo sát trực tiếp GV và HS một số trường THPT. -Gửi và thu phiếu điều tra cho GV, HS.
Bảng 1.2. Số lượng phiếu tham khảo GV và HS
Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra Số phiếu thu vào Số phiếu không hợp lệ Tỉ lệ phiếu đạt Giáo viên 20 20 0 100% Học sinh 100 98 02 98%
1.7.5. Kết quả điều tra
Từ phía GV: có 7 nội dung điều tra về việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
Nội dung 1: Tìm hiểu mức độ xảy ra ô nhiễm MT và TT tại đồng bằng sông Cửu Long thì kết quả khảo sát thu được từ phiếu điều tra 14/20 GV chọn vừa phải là
70% chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết quả ban đầu cho thấy đồng Bằng sông Cửu Long là một trong những vùng thường xảy ra ô nhiễm MT và TT.
Nội dung 2: Khảo sát ban đầu về nguyên nhân của các vấn đề MT và TT
Bảng 1.3. Khảo sát ban đầu về nguyên nhân của các vấn đề MT và TT
Nguyên nhân Phần trăm
Qui luật tự nhiên 15%
Các hoạt động sản xuất 30%
Trình độ học vấn người lao động 20% Các khí thải công nghiệp 85%
Hỏa hoạn do con người 10%
Gia tăng dân số 45%
Đốt nhiên liệu hóa thạch 15%
Nguyên nhân khác 25%
Từ bảng 1.4. Chúng tôi nhận thấy GV nhận thấy có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm MT và TT nhưng trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là do các khí thải công nghiệp chiếm 85%
Nội dung 3: Mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
Bảng 1.4. Mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
Mức độ Phần trăm
Hoàn toàn không cần 5%
Không thật sự cần 15%
Không cần 10%
Cần 30%
Rất cần 40%
Qua điều tra từ bảng 1.5 chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV đều thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT trong dạy học
Nội dung 4: Mức độ yêu cầu HS GQVĐ về MT và PCTT trong dạy học
Bảng 1.5. Mức độ yêu cầu HS GQVĐ về MT và thiên tai trong dạy học
Mức độ Phần trăm
Chưa bao giờ 10%
Ít khi 35%
Thỉnh thoảng 45%
Thường xuyên 5%
Rất thường xuyên 5%
Từ nội dung phiếu điều tra GV thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và TT nhưng trong quá trình giảng dạy còn chưa yêu cầu HS GQVĐ về MT và PCTT chỉ thỉnh thoảng mới yêu cầu 45%
Nội dung 5: Tác dụng của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT Có ý thức thường xuyên và nhạy cảm với mọi khía cạnh của môi trường và thiên tai. 10%
Phát triển năng lực bảo vệ môi trường, dự đoán, phòng tránh và giải quyết các vấn đề môi trường và thiên tai. 35%
Phát triển năng lực trách nhiệm và hành động của bản thân về MT và PCTT. 55% Thu thập những kiến thức cơ bản về MT, TT quan hệ giữa con người và MT, mối
quan hệ giữa MT và cuộc sống con người. 90%
Phát triển năng lực phát hiện bản chất hóa học trong các vấn đề về MT và PCTT. 45%
Giúp HS có ý thức về tầm quan trọng của MT với sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực với MT.10%
Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 10% Tác dụng khác: 5%
Qua nội dung khảo sát chúng tôi nhận thấy GV đều nhận ra các tác dụng tích cực của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT trong đó 90% tác dụng là thu thập kiến thức về MT và TT, tìm ra mối quan hệ giữa MT và TT.
Nội dung 6:Theo thầy/cô, mức độ khả thi của các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vần đề về ô nhiễm MT và PCTT trong bảng dưới đây là (từ mức 1 đến mức 5).
Mức 1: hoàn toàn không khả thi; mức 2: không khả thi; mức 3: bình thường; mức 4: khả thi; mức 5: hoàn toàn khả thi
Bảng 1.6. Mức độ khả thi của các biện pháp phát triền năng lực GQVĐ về MT và PCTT
STT Biện pháp Mức độ khả thi
1 2 3 4 5
1 Tạo tình huống có vấn đề và yêu cầu học sinh giải quyết
5% 15% 10% 50% 20%
2 Bài tập có nội dung về ô nhiễm môi trường và thiên tai cần giải quyết
5% 10% 5% 50% 30%
3 Dạy học các dự án liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và phòng chống thiên tai
10% 10% 5% 35% 20%
4 Sinh hoạt chủ đề về ô nhiễm môi trường và thiên tai
10% 10% 15% 45% 20%
5 Tổ chức hoạt động trải nghiệm và sáng tạo với các chủ đề về ô nhiễm môi trường và thiên tai
Qua nội dung khảo sát bảng 1.7 chúng tôi nhận thấy để phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT thì tạo tình huống có vấn đề hay sử dụng bài tập có nội dung liên quan MT và PCTT là khả thi hơn cả chiếm 50%. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của bài tập trong một số vấn đề dạy học.
Nội dung 7: Những khó khăn sẽ gặp khi GV xây dựng và sử dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vần đề ô nhiễm môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học hóa học là (từ mức 1 đến mức 5)
Mức 1: không bao giờ; mức 2: ít khi; mức 3: thỉnh thoảng; mức 4: thường xuyên; mức 5: rất thường xuyên
Bảng 1.7. Khảo sát những khó khăn của GV khi xây dựng và sử dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
STT Những khó khăn
trở ngại
Mức độ
1 2 3 4 5
1 Không có thời gian đầu tư và xây dựng các tình huống 5% 10% 25% 25% 35% 2 Học sinh không hứng thú với các tình huống thực tiễn. 10% 5% 25% 40% 20% 3 Kiến thức khó so với trình độ học sinh. 10% 5% 10% 40% 35% 4 Khó chọn lọc nội dung liên quan
0% 5% 10% 55% 30% 5 Việc đánh giá và giải quyết các vấn đề tốn nhiều thời gian. 5% 10% 25% 30% 30%
STT Những khó khăn trở ngại Mức độ 1 2 3 4 5 6 Điều kiện vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn 10% 5% 5% 45% 35%
7 Nội dung về kiến thức quá rộng. 0% 5% 10% 45% 40% 8 Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề . 5% 25% 30% 25% 15%
9 Học sinh không yêu thích môn học.
15% 45% 25% 10% 5%
10 Ý kiến khác …………..
Từ kết quả bảng 1.8 cho thấy còn nhiều khó khăn trong việc dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT trong quá trình giảng dạy có thể là từ phía HS như không có hứng thú hay khó chọn lọc nội dung để giảng dạy từ phía GV .
Qua nội dung khảo sát từ GV nhận thấy:
-Việc sử dụng nội dung giảng dạy có liên quan MT và PCTT còn hạn chế, còn ít so với khối lượng kiến thức và nhu cầu thời đại.
-Hầu hết GV đều thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT nhưng còn chưa áp dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
-Nhận ra được tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT và những khó khăn trong việc thực hiện.
Từ phía HS: Chúng tôi tiến hành khảo sát 5 nội dung
Nội dung 1: Đánh giá ban đầu về mức độ ô nhiểm MT và TT tại địa phương 67/98 phiếu tỉ lệ 66,83% HS đánh giá là vừa phải về mức độ xảy ra.
Nội dung 2: Khảo sát đánh giá ban đầu hiểu biết của các em về nguyên nhân của các vấn đề về MT và TT
Bảng 1.8. Đánh giá ban đầu hiểu biết của các em về nguyên nhân của các vấn đề về MT và TT
Nguyên nhân Phần trăm
Qui luật tự nhiên 13,7%
Nạn phá rừng 30%
Các hoạt động sản xuất 59,78% Trình độ học vấn người lao động 56,71% Các khí thải công nghiệp 87,68%
Hỏa hoạn do con người 65,75%
Gia tăng dân số 79,17%
Đốt nhiên liệu hóa thạch 45,48%
Nguyên nhân khác 25,34%
Từ kết quả khảo sát bảng 1.9 chúng tôi nhận thấy cũng tương tự như GV hầu hết HS đều nhìn nhận nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề về MT và PCTT đều xuất phát từ các khí thải công nghiệp chiếm 87,68%.
Nội dung 3: Khảo sát ban đầu về mức độ GQVĐ về MT và PCTT trong quá trình học tập môn Hóa học của HS thì kết quả chúng tôi thu được là chỉ: thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cao nhất 87,56%. Từ kết quả đó cho thấy HS chưa được thường xuyên giải quyết các vấn về MT và PCTT dù những vấn đề đó hết sức thiết yếu và gần gũi.
Nội dung 4: Đánh giá về mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT: đa số HS đều cho rằng là cần thiết 85,16%. Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy HS đã có sự nhìn nhận về sự cần thiết trong việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT.
Nội dung 5: Đánh giá ban đầu về việc phát triển năng lực HS thông qua việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
Năng lực mô tả và lí giải các hiện tượng tự nhiên. 59,48%
Năng lực thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. 74,21% Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.74,23%
Năng lực phát hiện bản chất hóa học trong các vấn đề về MT và PCTT. 78,96% Năng lực nhận thức trách nhiệm và hành động của bản thân về MT và PCTT. 84,17%
Năng lực giải quyết vấn đề về MT và PCTT thông qua môn Hóa học. 76,45% Năng lực tìm hiểu các vấn đề về MT và PCTT. 78,98%
Qua kết quả khảo sát thông qua việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT thì một số năng lực khác của các em cũng được hình thành và phát triển.
Từ kết quả điều tra ban đầu HS chúng tôi nhận thấy:
-Hầu hết HS đều cảm thấy cần thiết để phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT.
-Bước đầu đã nhận thức được các vấn đề cơ bản về MT và PCTT.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, lịch sử của vấn đề nghiên cứu cũng như định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực.
Bên cạnh chúng tôi cũng trình bày các khái niệm về năng lực, năng lực GQVĐ. Các khái niệm về MT, ô nhiễm MT, thiên tai trong cuộc sống. Các vấn đề hóa học có liên quan MT và PCTT để chúng tôi thực hiện đề tài.
Tiếp đó chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy học môn Hóa học có nội dung liên quan đến việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT trong chương trình hóa học lớp 10 phần phi kim.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho chúng tôi đề xuất các biện pháp ở chương 2 nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT cho HS.
Chương 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Tổng quan về phần phi kim chương trình Hóa học lớp 10 THPT 2.1.1. Vị trí – mục tiêu, vai trò 2.1.1. Vị trí – mục tiêu, vai trò
Dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng và phân phối chương, và dựa vào [4] thì vị trí mục tiêu, vai trò của phần phi kim lớp 10 được xây dựng như sau:
- Vị trí: phần phi kim được xếp vào chương 5,6 học kì 2 của chương trình lớp 10 THPT.
Chương 5: Nhóm halogen
+ Bài 21: Khái quát về nhóm halogen + Bài 22: Clo
+ Bài 23: Hiđro clorua- axit clohiđric, muối clorua + Bài 24: Sơ lược về hợp chất chứa oxi của clo + Bài 25: Flo- brom- iot
+ Bài 27: Thực hành tính chất hóa học clo và hợp chất của clo + Bài 28: Thực hành tính chất hóa học của brom, iot
Chương 6: Oxi- lưu huỳnh
+ Bài 29: Oxi- ozon + Bài 30: Lưu huỳnh
+ Bài 31: Thực hành tính chất của oxi, lưu huỳnh
+ Bài 32: Hiđro sunfua- lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit + Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat
+Bài 35: Thực hành tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh. -Mục tiêu, vai trò:
+ Đây là phần kiến thức học sinh đã được học ở các lớp dưới nhưng lại là phần kiến thức quan trọng trong chương trình hóa học phổ thông nói riêng, cũng như bộ
môn khoa học nói chung với nhiều kiến thức liên quan đến môi trường và thiên tai trong cuộc sống.
+ Cung cấp những khái niệm đại cương về phi kim cũng như hiểu biết về phi kim cụ thể qua từng bài từ đó khắc sâu hơn những kiến thức về lý thuyết, những thuyết chủ đạo như: cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học...
+ Kiến thức phần phi kim tương đối khó do số oxi hóa trong phản ứng biến đổi phức tạp, phần axit lại liên quan đến khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức. Sự vận dụng đó đòi hỏi học sinh không chỉ “biết” mà còn phải “hiểu”, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn đời sống.
+ Thông qua phần phi kim, học sinh sẽ được rèn kĩ năng, kĩ xảo cơ bản như nhận biết chất, xử lí chất thải, nhận biết khí nào là khí độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Những nội dung có liên quan đến môi trường và phòng chống thiên tai chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh
Bảng 2.1. Một số nội dung liên quan MT và PCTT phần phi kim hóa học lớp 10
Chương Bài Nội dung
Chương 5
Bài 21: Khái quát về nhóm halogen
- Các halogen có nhiều ứng dụng trong công nghiệp nhưng cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường phổ biến.
- Tính chất độc hại của một số chất thuộc nhóm halogen đối với sức khỏe con người. - Những chất thải trong quá trình điều chế
các chất và hợp chất nhóm halogen. Bài 22: Clo - Tính độc hại của clo.
- Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và biện pháp bảo vệ môi trường trong lớp học.
- Sản xuất clo trong công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
- Các biện pháp xử lý ô nhiễm khí clo Bài 23: Hiđro
clorua – axit clohiđric – muối clorua
Sản xuất axit clohiđric sẽ có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Chương Bài Nội dung
Bài 24: Sơ lược về hợp chất chứa oxi của clo
Nước Javen, clorua vôi có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc, khử chất thải độc hại để bảo vệ môi trường trong sạch nhưng sử dụng quá lượng lại gây ô nhiễm môi trường.