Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.7. Một số kế hoạch bài dạy thực nghiệm nhằm phát triển năng lực GQVĐ về
MT và PCTT
Tuần 2531 Tiết 51 62
CHỦ ĐỀ: NHÓM OXI – LƯU HUỲNH 1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Học sinh nêu được:
+ Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất oxi - lưu huỳnh
+ Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.
+ Vai trò oxi và ozon đối với sự sống trên trái đất
+ Hai dạng thù hình phổ biến, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh, ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.
+ Học sinh viết được cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của H2S, SO2, SO3 và H2SO4
- Học sinh giải thích được: + Tính oxi hóa mạnh của oxi + Tính chất hóa học của lưu huỳnh
+ So sánh tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh.
+ Học sinh phân biệt được tính chất hóa học của SO2 và SO3.
+ Tính % thể tích khí trong hỗn hợp. Áp dụng lí thuyết để giải bài tập.
+ Học sinh giải thích được vì sao lưu huỳnh đioxit vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
+ Học sinh giải thích được sự khác nhau về tính oxi hóa của axit sunfuric loãng và đặc.
* Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của oxi và lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế của oxi và lưu huỳnh
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế. - Giải được một số bài tập tổng hợp có liên quan.
* Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
* Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề về MT và PCTT - Năng lực hợp tác.
- Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (phương pháp học tập theo góc, thảo luận nhóm) - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH), SGK - Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
- Phương pháp dạy học theo dự án (giao nhiệm vụ trước ở nhà)
3.Chuẩn bị của GV và HS 3.1 Chuẩn bị của GV
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ hóa chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giấy A0,
- Máy chiếu, giáo án điện tử. - Hệ thống câu hỏi cho mỗi góc.
- Hóa chất: Lưu huỳnh, dây Cu, MnO2, dây sắt, than. H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, sắt, cacbon.
- Dụng cụ: đèn cồn, cặp gỗ, diêm, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, bình tam giác.
- Dụng cụ và hóa chất để học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Các phim thí nghiệm: dẫn khí SO2 vào dung dịch brom.
3.2 Chuẩn bị của HS - Đọc trước nội dung SGK.
- Tìm kiếm các thông tin liên quan nội dung bài học.
4. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi và lưu huỳnh (10phút)
Tính chất vật lí của oxi – ozon Tính chất vật lí của lưu huỳnh
Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh
- GV yêu cầu HS cho biết các dạng thù hình cơ bản của oxi? - Dùng câu hỏi nêu vấn đề về vai trò oxi, ozon trong sự sống. Từ đó yêu cầu HS nhận xét về trạng thái , màu sắc của oxi, ozon - GV đặt các tình huống có vấn đề: Tại sao càng lên
- HS giải quyết các tình huống của GV đặt ra, tự rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi. - GV yêu cầu HS cho biết các dạng thù hình cơ bản của S? - GV yêu cầu HS cho biết tính chất vật lí hai dạng thù hình của S? - HS nêu các dạng thù hình cơ bản của S? - HS nêu tính chất vật lí của hai dạng thù hình.
cao lượng Oxi càng ít? Tại sao các loài cá phải ngoi lên mặt nước để thở ?...Từ các tình huống đó yêu cầu HS rút ra kết luận về tính tan và tỉ khối. Yêu cầu HS cho các biết trạng thái tự nhiên của oxi?
HS nêu trạng thái tự nhiên của oxi.
GV làm thí nghiệm sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của S? HS quan sát thí nghiệm kết hợp nghiên cứu SGK rút ra kết luận.
GV yêu cầu HS so sánh tính chất vật lí (trạng thái, tính tan...) của oxi và lưu huỳnh
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của oxi, ozon – lưu huỳnh (55 phút)
* Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở các góc (5 phút)
Thời gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, TBDH - Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể của mỗi góc ( 4 góc) - HDHS nghiên cứu lựa chọn các góc - Ngồi theo nhóm - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ Giấy A0
* Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc (40 phút) Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, TBDH
- Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc 10’ rồi luân chuyển sang các góc khác
- Hd các tổ thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập - SGK hóa học 10 - Các hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc - Bút dạ, nam châm, giấy A0 - Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất
* Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc (10 phút) Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, TBDH
- Hd HS báo cáo kết quả
- Gọi đại diện tổ 1 trình bày kết quả ở góc phân tích. Yêu cầu các tổ còn lại nhận xét, phản hồi - Gọi đại diện tổ 2 trình bày kết quả ở góc phân tích. Yêu cầu các tổ còn lại nhận xét, phản hồi. - Gọi đại diện tổ 3 trình bày kết quả ở góc phân tích. Yêu cầu các tổ còn
- Đại diện các tổ lên báo cáo kết quả. - Lắng nghe so sánh với câu trả lời của nhóm mình và đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung. - Quan sát sản phẩm và lắng nghe phần trình bày của tổ bạn. - Đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung Giấy A0, nam châm, máy chiếu, đáp án
lại nhận xét, phản hồi. - Công bố đáp án trên màn chiếu và kết luận chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc. - Yêu cầu các tổ quan sát đáp án của nhiệm vụ này trên màn chiếu.
- Lắng nghe và đánh giá câu trả lời của bạn - Lắng nghe, ghi nhớ kết luận mà GVchốt lại - HS ghi vở những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại Hoạt động 3: Ứng dụng điều chế (10 phút)
Ứng dụng – điều chế oxi Ứng dụng – sản xuất lưu huỳnh
Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh
- Giáo dục cho HS ý thức sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Gv đưa ra một số tình huống giáo dục ý thức BVMT. - Nguyên tắc cơ bản điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp - HS báo cáo kết quả - HS giải quyết tình huống -Giáo dục cho HS ý thức sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. HS báo cáo kết quả
GIAO VIỆC CHO HỌC SINH VỀ ỨNG DỤNG – ĐIỀU CHẾ OXI - LƯU HUỲNH Chia lớp thành 4 nhóm trước khi giao việc.
Nhóm 1: HS nghiên cứu cách điều chế oxi trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm.
Câu 1: a) Nêu nguyên tắc cơ bản điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
Trong tự nhiên một lượng lớn khí oxi được sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình này cũng giúp giảm CO2 trong không khí, chống ô nhiễm MT do đó cần có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
b) Ozon trong tự nhiên và tác dụng của tầng ozon? Tìm tư liệu hình ảnh để làm rõ ý sau: “tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao không khí, bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất tránh được tác hại của tia này”. Hãy đề xuất biện pháp bảo vệ tầng ozon.
Câu 2: Cho các hợp chất sau:
CaCO3; KClO3; K2SO4; KMnO4; H2O2; H2SO4; KNO3; BaSO4; H2O Các chất nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Câu 3: Nêu một số cách tiến hành điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm?
Nhóm 2: HS nghiên cứu cách sản xuất lưu huỳnh.
Câu 1: Trình bày quy trình khai thác lưu huỳnh từ các quặng (phương pháp Frasch).
Câu 2: Ngoài phương pháp khai thác lưu huỳnh từ quặng, hãy đề xuất một phương pháp điều chế lưu huỳnh khác làm giảm lượng khí thải ô nhiễm trong công nghiệp?
Câu 3: Từ các phương pháp sản xuất lưu huỳnh, theo em chúng ta đã xử dụng
hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên không? Vì sao?
Nhóm 3: HS tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của oxi – 0zon
Câu 1: Em thử hình dung nếu trong không khí không có khí oxi thì sao? Từ đó hãy nêu vai trò của oxi?
Câu 2: Từ vài trò của oxi trong không khí, hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ bầu khí quyển?
Câu 3: Từ vài trò của oxi, hãy liệt kê các ứng dụng của oxi?
Hãy sưu tầm những mẫu vật, hình ảnh, số liệu về các ứng dụng của lưu huỳnh trong thực tế?
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP: THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Ở CÁC GÓC HỌC TẬP.
* GÓC PHÂN TÍCH 1.Mục tiêu:
Nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức đã học học sinh rút ra kết luận về kiến thức mới.
2. Nhiệm vụ.
2.1.Nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm, rút ra kết luận về:
-Vị trí của oxi, lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn. -Dự đoán tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
-Viết phương trình phản ứng minh họa.
2.2.Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào giấy A0, dán lên bảng ở vị trí góc phân tích.
3. Nội dung của góc phân tích.
Câu 1: Hãy nêu vị trí và viết cấu hình electron của oxi, lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn?
Câu 2: Hãy xác định số oxi hóa của oxi, lưu huỳnh trong các chất sau: H2S, SO2, S, H2SO4, O2
Câu 3: Từ cấu hình electron và từ các số oxi hóa của oxi, lưu huỳnh hãy dự đoán tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh và viết phương trình hóa học minh họa.
* GÓC QUAN SÁT 1. Mục tiêu
Từ dự đoán tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh, HS xem các movie thí nghiệm trên máy tính để kiểm chứng.
2. Nhiệm vụ
2.1 Quan sát phim thí nghiệm trên máy tính. Tiến hành ghi kết quả thí nghiệm, giải thích hiện tượng theo mẫu hướng dẫn.
2.2 Ghi kết quả vào phiếu học tập trên giấy A0 (hoặc phiếu học tập) rồi dán ở góc quan sát.
Phiếu học tập
Thí nghiệm Hiện tượng – PTHH Rút ra tính chất
S + O2 S + Na S + Cu S + H2 O2 + Fe * GÓCTRẢI NGHIỆM 1.Mục tiêu:
Từ các thí nghiệm học sinh kết luận tính oxi hóa mạnh của oxi, tính oxi hóa khử của lưu huỳnh.
2.Nhiệm vụ.
- Với các dụng cụ và hóa chất có sẵn học sinh tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh.
- Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào giấy A0, dán lên bảng ở vị trí góc trải nghiệm.
3.Nội dung của góc trải nghiệm.
Thí nghiệm 1:Đốt lưu huỳnh trong khí oxi
Cho bột lưu huỳnh vào một thìa sắt rồi nung trong không khí đến khi lưu huỳnh bốc cháy, nhanh tay đưa vào bình chứa khí oxi. Hãy quan sát và ghi lại hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của các chất trong phản ứng.
Thí nghiệm 2: Đốt dây đồng trong lưu huỳnh
Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm, rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi lưu huỳnh chuyển qua trạng thái hơi rồi đưa sợi dây đồng xoắn vào sau cho sợi dây đồng không tiếp xúc với thành ống nghiệm. Hãy quan sát và ghi lại hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của các chất trong phản ứng.
Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của giáo viên (nội dung tóm tắt kiến thức của bày học) học sinh có thể áp dụng để giải bài tập
2. Nhiệm vụ:
- Hs nghiên cứu cá nhân( nội dung trong phiếu hỗ trợ kiến thức) - Hoàn thành những câu hỏi trong góc áp dụng
3. Nội dung của góc áp dụng
Câu 1: Trong các chất sau đây, chất nào không phản ứng với oxi trong mọi điều kiện? A. Ancol etylic. B. Nitơ. C. Bạc. D. Đồng.
Câu 2: Cho phương trình hóa học sau: S + O2 SO2, phản ứng này chứng tỏ A. oxi có tính oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.
B. lưu huỳnh có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. C. oxi có tính khử mạnh hơn lưu huỳnh.
D. lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu 3: Cho các phản ứng hóa học sau: S+ 2Na Na2S
S + 3F2 SF6
S + H2 H2S
S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O
3S + 6NaOH 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O Số phản ứng mà lưu huỳnh đóng vai trò là chất khử? A. 2. B. 3. C. 4. D.5.
Câu 4: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. S + 2Na to Na2S. B. S + 6HNO3 (đặc) o t H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. C. S + 3F2 o t SF6. D. 4S + 6NaOH(đặc) o t 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
Câu 5: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. muối ăn. B. vôi sống. C. cát. D. lưu huỳnh.
Câu 6: Tính khối lượng KMnO4 cần lấy để điều chế được 5,6 lit khí oxi (đktc) A. 79gam. B. 158gam. C. 39,5gam. D. 316gam.
Câu 7: Đốt cháy 9,6 gam lưu huỳnh thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc) với hiệu suất 80%?
A. 3,36lit. B. 2,688lit. C. 4.2lit. D. 2,52lit.
Câu 8: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 có số mol bằng nhau, lượng oxi thu được nhiều nhất từ
A. KMnO4. B. NaNO3. C. KClO3. D. H2O2.
Câu 9: Nung 28 g Fe với 16g S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Tính hiệu suất của phản ứng?
Nội dung 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Nội dung 2.1: Tính chất vật lí của hợp chất H2S, SO2, SO3, H2SO4, muối sun fat.(40p)
Hoạt động 1: Chia lớp ra làm 4 nhóm
Các nhóm lần lượt thảo luận các nội dung sau
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nêu tính chất vật
lý của
hirdosunfua?
Nêu tính chất vật lý của lưu huỳnh đioxit?
Nêu tính chất vật lý của lưu huỳnh trioxit? Nêu tính chất vật lý của H2SO4 và muối sunfat? Hoạt động 2: Cả lớp 1. HS so sánh tích chất vật lý của SO2 và SO3?
2. Để pha loãng axit đặc ta cần làn như thế nào? Giải thích?
Lưu huỳnh đioxit là chất gây ô nhiễm, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Khí lưu huỳnh đioxit gây hại cho sức khỏe con người và sinh vật, khi gặp hơi nước và mưa thì tạo thành mưa axit và gây mù quang hóa.
Câu 1: a) Mưa axit có tác hại gì?