1.4.1. Vai trò, vị trí GD trong công tác BVMT PCTT
1.4.1.1. Vai trò của GD trong công tác BVMT PCTT
Theo các tài liệu [3], [11], [22] GD là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước,
Ở Việt Nam với gần 23 triệu HS, sinh viên các cấp và hơn 2 triệu GV, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy nên việc trang bị các kiến thức về MT, các kĩ năng BVMT và PCTT cho số đối tượng này cũng có nghĩa là một cách nhanh nhất làm cho gần 1/3 dân số hiểu biết về MT, PCTT và họ cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất để tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng dân cư khắp các địa phương trong cả nước. Hơn nữa, với nhiều loại hình trường học, các cơ sở giáo dục và đào tạo là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về BVMT và PCTT phát triển bền vững.
Mục tiêu quan trọng của BVMT và PCTT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với MT. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, các em tiếp xúc với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp, tiếp xúc với thiên nhiên tươi đẹp,…liệu trong các em có hình thành tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh không? Điều đó một mặt phụ thuộc vào tố chất của từng em nhưng mặt khác – và là điều hết sức quan trọng là nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. GDBVMT và PCTT phải được đưa vào nhà trường phổ thông nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường và BVMT và PCTT, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen kĩ năng sống BVMT.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp GDBVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Phương pháp tiếp cận cơ bản của GDMT là: giáo dục về MT; giáo dục trong môi trường; đặc biệt là giáo dục vì MT, coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của GDBVMT.
1.4.1.2. Vị trí của giáo dục trong công tác BVMT PCTT
Theo [11],[15],16] xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao và môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng thiên tai xảy ra trên diện rộng và ngày càng dày đặc Để xã hội có thể phát triển bền vững thì đi đôi với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước, chúng ta phải quan tâm đến việc tìm ra những phương pháp tối ưu để bảo vệ môi trường và PCTT trong đó giáo dục HS về vấn đề bảo vệ môi trường và PCTT là biện pháp hữu hiệu mang lại hiệu quả cao và lâu bền nhất.
GDBVMT và PCTT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức tích hợp GDBVMT và PCTT trong các môn học và các hoạt động là một lựa chọn đúng. Với hình thức này, không cần thêm thời lượng và sắp xếp lại khung chương trình. Nội dung GDBVMT được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể, thông qua kiến thức của các bộ môn, giúp cho người học hiểu sâu hơn về Khoa học MT và PCTT.
1.4.2. Một số vấn đề về môi trường
1.4.2.1. Khái niệm môi trường: theo nghĩa khái quát “Môi trường là một tập
hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”[24] Tiếng Anh môi trường là
“environment”, tiếng Pháp là “invironnement” đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có nghĩa tương tự. Hay “môi trường
là tập hợp các yếu tố vật lí, hóa học sinh học, kinh tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người”[10]
1.4.2.2. Khái niệm hệ sinh thái môi trường theo tài liệu [26] ô nhiễm MT trái đất: là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh. Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái như hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái nước...ngoài ra còn hệ sinh thái do con người tạo ra như hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị...
1.4.2.3. Các thành phần cấu tạo của MT và các tài nguyên [26] ô nhiễm MT trái
tử. Môi trường cung cấp cho con người không khí để thở, nước để uống và sinh hoạt, đất để trồng trọt, làm nhà cửa, khoáng sản để tạo ra các vật dụng. Con người và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, con người vừa là chủ thể tìm hiểu qui luật sự biến đổi giữa các chất trong môi trường và chịu sự tác động của môi trường.
1.4.2.4. Ô nhiễm môi trường: theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam “ô
nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [20] .
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được biểu hiện là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng của môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm như dựa vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người, sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,...), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải của các nhà máy dệt nhuộm, chế biến thực phẩm,...), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, CO, NO2 trong khói xe hơi, khói bếp, lò gạch...), các kim loại nặng như chì, đồng..., cũng có khi nó vừa ở thể khí, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian. Không khí đô thị thường vừa bị bụi đất, bụi xi măng, khí SO2, NO2 trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên, cộng với tiếng ồn quá mức cho phép, gây tổn hại sức khỏe con người, thậm chí gây chết người.
Theo các tài liệu [16], [26] dựa vào môi sinh có 3 loại ô nhiễm chính:
-Ô nhiễm môi trường nước: nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người
vì vậy vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thức trạng đáng ngại nhất của con người, khủng hoảng về nước sạch đang hoành hành cả hành tinh, không của riêng
quốc gia nào. Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người. Các thông số ô nhiễm nguồn nước như: màu sắc, mùi vị, độ đục, nhiệt độ, chất rắn lơ lửng, độ cứng, độ dẫn điện, độ pH, nồng độ oxi tự do tan trong nước, nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học.
-Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành
phần không khí làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn...ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình. Hơn nữa, nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc, ví dụ SO2 kết hợp hơi nước tạo axit sunfuric.
-Ô nhiễm đất: bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng,
tuy nhiên, khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và đất bị ô nhiễm. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất như: vi sinh vật gây bệnh, do các chất hóa học, tác nhân vật lý...
Các nhà khoa học đã khái quát vấn đề ô nhiễm môi trường trên trái đất thành 8 yếu tố
+ Mưa axit: nó phá hủy các lỗ nhỏ trên lá cây, làm mất cân bằng quang hợp, nguồn nước bị chua hóa, nồng độ CO2 tăng, nhiệt độ trái đất tăng, mất cân bằng sinh thái.
+ Tầng ozon bị phá hủy, tia tử ngoại tác động trực tiếp gây hại cho con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm do các chất hóa học gây nên. + Nước sạch bị ô nhiễm.
+ Đất đai bị sa mạc hóa. + Rừng bị phá hoại. + Mưa rừng nhiệt đới. + Sự uy hiếp về hạt nhân.
1.4.3. Một số vấn đề về thiên tai và phòng chống thiên tai
1.4.3.1. Khái niệm về thiên tai
Theo các tài liệu [10], [16] chúng tôi nghiên cứu về thiên tai thì có thể định nghĩa: Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (ví dụ lũ lụt, bão, động đất...) có thể ảnh hưởng môi trường và dẫn đến thiệt hại tài chính, môi trường và con người. Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định, một đại lục hoặc đôi khi cho toàn thế giới (ví dụ hiện tượng nóng lên toàn cầu...) Thiên tai đang có xu hướng ngày càng cực đoan hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu. Các loại hình thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu thường xảy ra ở Việt Nam như: áp thấp nhiệt đời, bão lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, dông sét, lốc, xâm nhập mặn...như vậy theo thống kê Việt Nam có khoảng 21 loại hình thiên tai xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước.
1.4.3.2. Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam Bảng 1.1. Tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam
Cao Trung bình Thấp
Lũ lụt Mưa đá và mưa Động đất
Bão Hạn hán Thảm họa công nghệ Ngập lụt Trượt đất Sương mù
Xói mòn/bồi lấp Cháy Sự nhiễm mặn Phá rừng
Nguồn: dự án UNDP: VIE/97/002 – đơn vị quản lí thiên tai.
1.4.3.3. Một số loại hình thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tìm hiểu thực tế và qua các tài liệu [11], [15],[16] thì đồng bằng sông Cửu Long có một số loại hình thiên tai phổ biến như:
- Xâm nhập mặn: là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất do quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ven biển bằng nước mặn. Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diển ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ,...hậu quả của xâm nhập mặn là diện tích đất trồng trọt giảm mạnh, lượng nước
Hình 1.3. Hạn hán xâm ngập mặn ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long
- Lũ, ngập lụt: lũ thường có vận tốc dòng chảy lớn, tốc độ mực nước trên sống
suối vượt mức bình thường; lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống,...hậu quả người chết, bị thương nhà cửa hư hại, cản trở giao thông, nguồn nước bị nhiễm bẩn, ở vùng ven biển nước bị nhiễm mặn,...tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long lũ cũng mang nhiều lợi ích như bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng,...
- Sóng thần: là hiện tượng một loạt các đợt sóng có chiều dài tới hàng trăm
kilomet hoặc hơn và bề rộng khá lớn tiến từ đại dương vào bờ biển...sống thần gây thiệt hại rất lớn về tài sản con người và môi trường...
- Lốc: là một cột không khí xoay hình phiễu di chuyển rất nhanh trên đất liền và
trên biển...tàn phá lớn trên diện hẹp, cuốn theo những thứ như nhà cửa đồ vật, người...
- Bão: trong những năm gần đây, các cơn bão có cường độ mạnh với mức độ tàn
phá nghiêm trọng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam. Các cơn bão có xu hướng chuyển động về phía Nam, mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn. Nguyên nhân là do các cơn bão được hình thành từ những vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.
- Hạn hán: xảy ra khi một vùng thiếu nước trong một thời gian dài ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nguồn nước bề mặt và nước ngầm. Nguyên nhân do thiếu mưa trong một thời gian dài, do con người chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác không hợp lí nguồn nước do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng nước bề mặt bốc hơi nhanh. Tác hại của hạn hán làm gia tăng dịch bệnh ở người, giảm sản lượng cây trồng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nước biển có thể lấn sâu vào vào đất liền làm đất bị nhiễm mặn.
Tóm lại thiên tai gây ra rất nhiều thiệt hại về con người, gây thương vong làm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về vật chất, mất mát tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc, thiệt hại về sản xuất mùa màng, làm chết gia súc và dịch bệnh gia súc, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt, thiệt hại về MT, ô nhiễm môi trường, ...vì vậy cần phải giáo dục hình thành NLGQVĐ cho HS, nhận biết các loại hình thiên tai, mô tả về rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai, hình thành kĩ năng biết cách sống an toàn, thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững, trong đó có 2 vấn đề chính cần phải giải quyết là giảm nhẹ và thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.
1.5. Bài tập tình huống 1.5.1. Khái niệm 1.5.1. Khái niệm
Qua tìm hiểu các tài liệu [23],[17],[22], có thể hiểu khái niệm về bài tập tình huống như sau: là những tình huống khác nhau, đã đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học và thực tiễn được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi HS giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kĩ năng học tập cần thiết. Bài tập tình huống góp phần nâng cao tính chủ động sáng tạo của người học, gây hứng thú cho người học, là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn. Bài tập tình huống còn chứa đựng cả tri thức, kĩ năng và phương pháp. Bài tập tình huống là phương pháp GD dựa vào những ví dụ thực tế được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển.
1.5.2. Đặc điểm
Theo tài liệu [18],[25] thì bài tập tình huống có một số đặc điểm sau:
- Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm. Có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ chưa biết, hoặc cách thức hay điều kiện hành động.
- Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới.Thế năng tâm lí của nhu cầu nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của HS; nó sẽ góp phần làm cho HS đầy