Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐ vềMT và PCTT
2.4.2. Xây dựng và dạy học chủ đề tích hợp
Bước 1: Lựa chọn chủ đề: các nội dung trong cùng một chương có liên quan các vấn đề về MT và PCTT.
Trong luận văn chúng tôi xây dựng chủ đề theo chương, tất cả các bài trong một chương được gợp lại thành một chủ đề bằng cách rà soát lại các chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn năng lực để tìm các nội dung liên quan MT và PCTT, những nội dung liên quan đến các vấn đề có tính cấp thiết thời sự.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề
Nội dung chủ đề tích hợp MT và PCTT phải liên quan với nội dung môn hóa học ở trường THPT cụ thể ở đây là phần phi kim hóa học lớp 10 THPT.
Ở bước này chúng tôi làm rõ chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt mục tiêu toàn bài học.
Bước 3: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề: mục tiêu phải hướng đến kiến
thức kĩ năng cần rèn luyện đồng thời căn cứ cấu trúc của năng lực chung năng lực chuyên biệt của môn khoa học tự nhiên để xác định các năng lực HS cần hình thành và phát triển thông qua chủ đề, với nội dung luận văn này chúng tôi hướng đến năng lực GQVĐ về MT và PCTT trong từng chủ đề của từng chương.
Bước 4: Lập kế hoạch dạy học chủ đề
Bước 5: Tổ chức dạy học và đánh giá; tính phù hợp của kiến thức MT và TT, mức độ đạt được, sự hứng thú của HS đối với chủ đề thông qua quan sát hoặc phỏng vấn
Tích hợp giáo dục MT và PCTT: kết hợp một cách hệ thống kiến thức môn học với kiến thức giáo dục MT và PCTT làm cho chúng quyện với nhau thành một hệ thống nhất.
2.5. Một số bài tập tình huống nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu tổng hợp sưu tầm và biên soạn được một số bài tập có nội dung liên quan đến đề tài tập trung ở các nội dung: ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, hậu quả ô nhiễm môi trường, lỗ thủng tầng ozon, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
Câu 1. Vua Sri Lanka Parakrama Bahu từ thế kỉ 12 đã viết rằng “đừng để dù một giọt
trọng đối với sự sống, do đó chúng ta phải biết trân trọng và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Khu vực em sinh sống xảy ra hạn hán em giải quyết các tình huống sau
Tình huống 1: Em sẽ làm gì trước mùa hạn hán Tình huống 2: Em làm gì trong thời gian hạn hán Tình huống 3: Em làm gì sau hạn hán
Hãy cho biết nguyên nhân và biện pháp nhằm hạn chế tình trạng hạn hán.
Gợi ý cho tình huống trên
Nhận diện tình huống: thiếu nước sẽ dẫn đến hạn hán
Nguyên nhân: BĐKH từ các khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Giải pháp tình huống: hạn chế nguồn sinh khí nhà kính.
Rút kinh nghiệm: Từ các vấn đề đó giáo dục ý thức sử dụng nước cho các em và giúp các em hiểu rằng sự thiếu hụt nước ngọt vẫn xảy ra ở những nước có tiềm năng thủy văn dồi dào. Khả năng sử dụng nước của một quốc gia không phải là so sánh với lưu lượng của các con sông và trữ lượng của thảm nước ngầm mà là phần nước mà con người khai thác được từ nguồn lợi thủy văn đó, phần lớn nước của các dòng chảy không được sử dụng đều chảy ra biển, nếu con người đầu tư cho việc xây dựng những đập quan trọng để giữ nước thì chúng ta cũng mới sử dụng được đến 50% lưu lượng của các dòng chảy mà thôi.
Câu 2. Ngày 24/12/2017 tại khu vực Đồng Tâm thuộc tỉnh Tiền Giang xảy ra một vụ cháy kho thu mua phế liệu, khí thoát ra từ vụ cháy màu đen lẫn những hạt nhỏ li ti và có mùi khó chịu.
Theo em đám cháy có gây ô nhiễm gì không? Nếu có nguồn khí gây ô nhiễm có chứa những khí gì mà em biết? Nếu xảy ra các vấn đề tương tự người dân cần làm gì để nhanh chống hạn chế sự ô nhiễm đó?
Gợi ý cho tình huống trên:
Nhận diện tình huống: đám cháy phế liệu nên sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm trầm trọng.
Nguyên nhân: đám cháy sinh ra các khí có hại cho MT chủ yếu như SO2, H2S,…, các khí do các hợp chất hữu cơ không cháy không hoàn toàn…
Giải thích các công tin liên quan và phát triển vấn đề: khi đám cháy xảy ra đầu tiên sẽ có hiện tượng ô nhiễm không khí, sau đó lắng động xuống MT đất và MT nước gây ô nhiễm đất và nước. Vật dụng cháy gồm nhiều thành phần có cấu tử độc hại, tạo ra lượng khí độc rất lớn trong luồn khói.
Hình 2.3. Đám cháy xảy ra tại Đồng Tâm (Tiền giang)
Câu 3. Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn.
Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300 mét nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên. Đề xuất giải pháp cho tình huống trên.
Hình ống khói
Gợi ý cho tình huống trên:
Nhận biết tình huống: xung quanh nơi sản xuất natri sunfat dụng cụ nhanh hỏng và cây cối chết rất nhiều.
Giải quyết tình huống: xây ống khối cao nhưng tác hại vẫn tiếp diễn, có sự xuất hiện mâu thuẫn.
Giải quyết mâu thuẫn là do trong không khí ẩm HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí, từ đó tìm ra giải pháp giải quyết hiệu quả hơn.
Câu 4. Mức cho phép của H2S trong không khí là 0,01 mg/l. Để đánh giá sự ô nhiễm trong không khí ở một nhà máy, người ta làm như sau: lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch có vẩn đục đen. Lọc lấy kết tủa đen rửa nhẹ và sấy khô cân được 0,3585 mg. Giải thích thí nghiệm và cho biết sự nhiễm bẩn không khí ở nhà máy trên có vượt quá ngưỡng cho phép không? Biết hiệu suất phản ứng là 100%.
Giả sử khu vực nơi em sinh sống người dân hay vứt rác và xác động vật chết xuống nguồn nước em sẽ làm gì trước vấn đề trên và làm gì để tuyên truyền nâng cao ý thức người dân nhằm hạn chế ô nhiễm do khí hiđro sunfua.
Gợi ý cho tình huống trên
Nhận biết tình huống: đánh giá sự ô nhiễm H2S
Giải quyết tình huống: mức đầy đủ: tính toán kết quả, rút ra kết luận. Mức không đầy đủ chỉ tính một phần hoặc chỉ kết luận.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế nguồn sinh H2S.
Câu 5.Tại hội nghị COP 23 (2017) tại Paris về biến đổi khí hậu 20 nước đã kí hiệp ước đến năm 2030 không sử dụng than đá coi “than đá là năng lượng quá khứ” và dựa vào biểu đồ dưới đây em hãy làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng “nóng lên toàn cầu” gây ra bởi các khí nhà kính có liên quan đến việc sử dụng than đá.
Gợi ý cho tình huống trên
Phát hiện vấn đề tình huống: nguyên nhân vì sao than đá được coi là nguồn năng lượng của quá khứ
Giải quyết vấn đề: dựa vào biểu đồ biết được than đá là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Phát triển giải pháp tình huống: hạn chế hoặc không sử dụng nguồn năng lượng từ than đá.