Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Giáo dục với môi trường và phòng chống thiên tai
1.4.3. Một số vấn đề về thiên tai và phòng chống thiên tai
1.4.3.1. Khái niệm về thiên tai
Theo các tài liệu [10], [16] chúng tôi nghiên cứu về thiên tai thì có thể định nghĩa: Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (ví dụ lũ lụt, bão, động đất...) có thể ảnh hưởng môi trường và dẫn đến thiệt hại tài chính, môi trường và con người. Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định, một đại lục hoặc đôi khi cho toàn thế giới (ví dụ hiện tượng nóng lên toàn cầu...) Thiên tai đang có xu hướng ngày càng cực đoan hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu. Các loại hình thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu thường xảy ra ở Việt Nam như: áp thấp nhiệt đời, bão lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, dông sét, lốc, xâm nhập mặn...như vậy theo thống kê Việt Nam có khoảng 21 loại hình thiên tai xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước.
1.4.3.2. Mối tương quan về tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam Bảng 1.1. Tần suất xuất hiện thiên tai ở Việt Nam
Cao Trung bình Thấp
Lũ lụt Mưa đá và mưa Động đất
Bão Hạn hán Thảm họa công nghệ Ngập lụt Trượt đất Sương mù
Xói mòn/bồi lấp Cháy Sự nhiễm mặn Phá rừng
Nguồn: dự án UNDP: VIE/97/002 – đơn vị quản lí thiên tai.
1.4.3.3. Một số loại hình thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tìm hiểu thực tế và qua các tài liệu [11], [15],[16] thì đồng bằng sông Cửu Long có một số loại hình thiên tai phổ biến như:
- Xâm nhập mặn: là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất do quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ven biển bằng nước mặn. Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diển ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ,...hậu quả của xâm nhập mặn là diện tích đất trồng trọt giảm mạnh, lượng nước
Hình 1.3. Hạn hán xâm ngập mặn ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long
- Lũ, ngập lụt: lũ thường có vận tốc dòng chảy lớn, tốc độ mực nước trên sống
suối vượt mức bình thường; lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống,...hậu quả người chết, bị thương nhà cửa hư hại, cản trở giao thông, nguồn nước bị nhiễm bẩn, ở vùng ven biển nước bị nhiễm mặn,...tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long lũ cũng mang nhiều lợi ích như bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng,...
- Sóng thần: là hiện tượng một loạt các đợt sóng có chiều dài tới hàng trăm
kilomet hoặc hơn và bề rộng khá lớn tiến từ đại dương vào bờ biển...sống thần gây thiệt hại rất lớn về tài sản con người và môi trường...
- Lốc: là một cột không khí xoay hình phiễu di chuyển rất nhanh trên đất liền và
trên biển...tàn phá lớn trên diện hẹp, cuốn theo những thứ như nhà cửa đồ vật, người...
- Bão: trong những năm gần đây, các cơn bão có cường độ mạnh với mức độ tàn
phá nghiêm trọng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam. Các cơn bão có xu hướng chuyển động về phía Nam, mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn. Nguyên nhân là do các cơn bão được hình thành từ những vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.
- Hạn hán: xảy ra khi một vùng thiếu nước trong một thời gian dài ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nguồn nước bề mặt và nước ngầm. Nguyên nhân do thiếu mưa trong một thời gian dài, do con người chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác không hợp lí nguồn nước do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng nước bề mặt bốc hơi nhanh. Tác hại của hạn hán làm gia tăng dịch bệnh ở người, giảm sản lượng cây trồng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nước biển có thể lấn sâu vào vào đất liền làm đất bị nhiễm mặn.
Tóm lại thiên tai gây ra rất nhiều thiệt hại về con người, gây thương vong làm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về vật chất, mất mát tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc, thiệt hại về sản xuất mùa màng, làm chết gia súc và dịch bệnh gia súc, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt, thiệt hại về MT, ô nhiễm môi trường, ...vì vậy cần phải giáo dục hình thành NLGQVĐ cho HS, nhận biết các loại hình thiên tai, mô tả về rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai, hình thành kĩ năng biết cách sống an toàn, thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững, trong đó có 2 vấn đề chính cần phải giải quyết là giảm nhẹ và thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.