Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Bài tập tình huống
1.5.1. Khái niệm
Qua tìm hiểu các tài liệu [23],[17],[22], có thể hiểu khái niệm về bài tập tình huống như sau: là những tình huống khác nhau, đã đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học và thực tiễn được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi HS giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kĩ năng học tập cần thiết. Bài tập tình huống góp phần nâng cao tính chủ động sáng tạo của người học, gây hứng thú cho người học, là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn. Bài tập tình huống còn chứa đựng cả tri thức, kĩ năng và phương pháp. Bài tập tình huống là phương pháp GD dựa vào những ví dụ thực tế được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển.
1.5.2. Đặc điểm
Theo tài liệu [18],[25] thì bài tập tình huống có một số đặc điểm sau:
- Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm. Có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ chưa biết, hoặc cách thức hay điều kiện hành động.
- Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới.Thế năng tâm lí của nhu cầu nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của HS; nó sẽ góp phần làm cho HS đầy hưng phấn tìm tòi phát hiện, sáng tạo giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra.
- Phù hợp với khả năng của HS trong việc phân tích các điều kiện của nhiệm vụ đặt ra và trong việc đi tìm điều chưa biết, nghĩa là trong việc phát hiện kiến thức mới.
Bài tập tình huống nên bắt đầu từ cái quen thuộc, bình thường, đã biết (từ vốn kiến thức cũ của HS, từ những hiện tượng thực tế,…) mà đi đến cái bất thường (kiến thức mới) một cách bất ngờ nhưng logic.
- Về hình thức trình bày:
+ Có sự đa dạng trong giới thiệu
+ Chi tiết trong tình huống sắp xếp logic hợp lí + Cách hành văn ngắn gọn súc tích
-Bên cạnh đó bài tập tình huống cũng có một số nhược điểm + Làm gia tăng khối lượng công việc của GV.
+ Mất nhiều thời gian, kĩ năng phức tạp
+ Đòi hỏi tính năng động sự say mê, yêu thích kiến thức khả năng tư duy độc lập cao của HS.