Hình ảnh HS GQVĐ vềMT sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề về môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 118 - 168)

Trong quá trình TN chúng tôi có khảo sát trực tiếp GV và HS chúng tôi thu được một số nhận xét sau:

Nhận xét thu được từ phía HS

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhỏ trực tiếp hỏi các em tham gia TN về các biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT thu được kết quả như sau:

-Phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT thông qua bài tập tình huống và giáo dục tích hợp vào môn học giúp các em hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn so với không được giảng dạy .

-Một số kỹ năng GQVĐ về MT và PCTT được rèn luyện và cải thiện đáng kể.

Nhận xét thu được từ phía Giáo viên

Qua trao đổi với GV TN bằng cách trao đổi trực tiếp, chúng tôi thu được một số thông tin sau

-Hệ thống bài dạy tích hợp và bài tập tình huống phục vụ thiết thực cho việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT.

-Tài liệu góp phần hỗ trợ bài giảng của GV trên lớp theo các phương pháp dạy học hiện đại.

-Tài liệu góp phần rèn luyện kĩ năng thể hiện nhận thức, thái độ cảm xúc đối với các vần đề liên quan đến MT và PCTT cho HS một cách có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Nhằm nghiên cứu hiệu quả của việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT chúng tôi đã:

Thứ nhất: chuẩn bị nội dung thực nghiệm

Thứ hai: chọn đối tượng thực nghiệm là HS lớp 10 của các trường THPT với số liệu như sau:

+ Số HS TN :115 và ĐC:115 + Số GV tham gia TN:02 + Số trường tham gia TN: 02 + Số chương tiến hành TN: 02

Thứ ba: Tiến trình TN: quá trình TN sư phạm được tiến hành trong năm học 2017 – 2018 với nội dung TN là bài dạy tích hợp và bài tập tình huống có nội dung phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT.

+ Gửi nội dung thực nghiệm, kèm phiếu tham khảo ý kiến GV và HS.

+ Thống nhất với GV nội dung giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tổ chức kiểm tra thu hồi phiếu tham khảo ý kiến GV và HS.

Cuối cùng chúng tôi tiến hành xử lí kết quả thực nghiệm.

Từ kết quả thực nghiệm qua tham khảo ý kiến GV và HS ở 2 trường THPT của tỉnh, giáo án và bài tập tích hợp có nội dung phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT được đánh giá cao về mặt nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tuy gặp một số khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình TN sư phạm nhưng chúng tôi đã giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể sau:

-Nghiên cứu những vấn đề lý luận làm nền tảng cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài.

-Phân tích tìm hiểu một số định hướng phát triển năng lực theo chương trình đổi mới giáo dục hiện hành.

-Tìm hiểu được mối quan hệ giữa hóa học và MT và PCTT, xây dựng, hệ thống các phương pháp hoạt động nhằm phát triển được năng lực GQVĐ về MT vả PCTT.

-Phân tích cấu trúc, nội dung và kiến thức phần phi kim hóa học lớp 10 THPT có liên quan kiến thức về MT và PCTT.

-Thiết kế được một số hoạt động, bài dạy tích hợp, bài tập tình huống, nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

-Tiến hành TN trong năm 2017 – 2018 với hệ thống bài dạy tích hợp và bài tập tình huống.

-Xử lý số liệu TN bằng phương pháp thống kê toán học và phân tích kết quả, nhận thấy thông qua kết quả định lượng và định tính thu được từ quá trình TN sư phạm đã khẳng định độ tin cậy, tính khả thi, tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra chúng tôi còn bổ sung một số tư liệu, hình ảnh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khả năng tự làm việc nhằm phát huy năng lực GQVĐ cho HS.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành TN, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Hướng phát triển của đề tài

-Xây dựng, thiết lập các hoạt động về việc phát triển năng lực GQVĐ về MT và PCTT ở tất cả các cấp học.

-Mở rộng quy mô TN ở nhiều trường khác nhau để đề tài được hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi.

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

-Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưõng tập huấn về giáo dục MT và PCTT -Cung cấp nhiều tư liệu bổ sung cho hoạt động giảng dạy, xây dựng định hướng một số chuyên đề có nội dung MT và PCTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

-Trong các kì thi phải hướng vào các vấn đề mang tính thực tiễn, thời đại phản ánh được mối quan hệ của hóa học với thực tế, tạo sự hứng khởi trong học tập của HS, giúp HS có thể vận dụng kiến thức của mình để GQVĐ đề thực tế.

2.2. Với các trường THPT

-Nhà trường nên tạo mọi điều kiện cho GV có thể nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn.

-Xây dựng đội ngũ GV có tâm huyết sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giáo dục.

-Hỗ trợ những hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho GV.

2.3. Về phía giáo viên

- Tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn GDMT và PCTT, tham khảo nhiều tài liệu để cập nhật thông tin, bổ sung phát triển các chuyên đề GDMT và PCTT.

- Tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện năng lực GQVĐ cho HS.

- Thường xuyên cập nhật thông tin từ các bài báo, web side để tăng thêm nguồn tư liệu về MT và PCTT phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Xây dựng các chuyên đề về MT và PCTT phù hợp với trình độ HS.

Với thời gian nghiên cứu có hạn tài liệu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại, Nxb ĐHSP

Hà Nội.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2000), Việc dạy học môn Hóa ở PTTH – Thực tế và triển vọng.

Tạp chí Khoa học. Số 23 tháng 5 - 2000, tr.209 – 212, Trường ĐHSP Tp. HCM.

4. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng, SGK Hoá học 10. NxB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy

học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT, Tài liệu

tập huấn.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình

tổng thể.

8. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT

môn hóa học, Nxb giáo dục Việt Nam.

9. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.

10. Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học, NxB Viện Khoa

Học Giáo Dục Việt Nam.

11. Đặng Kim Chi, (2008), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

12. Dạy và học ngày nay, (số 10 – 2016), Việt Nam với những đặc trưng mong muốn ở

công dân học tập.

13. Phạm Tất Dong (tháng 10/2016), Công dân học tập, tạp chí Dạy và học ngày nay, số 10 tháng 10- 2016 tr.60-65.

14. Trần Thị Thu Huệ (2011), Phát triển một số năng lực của HS THPT thông qua phương pháp và thiết bị trong dạy học hóa học vô cơ, luận án tiến sĩ, Viện

15. Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2005), Đất ngập nước, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại, Nxb Xây dựng Hà Nội. 17. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Tiếng Việt, Nxb Tổng hợp.

18. Đặng Thị Oanh (1995), Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kĩ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên Hóa học, luận án

tiến sĩ giáo dục học, trường Đại Học Hà Nội.

19. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2015), Phương pháp dạy học môn Hóa Học ở

trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.

20. Quyết định số 4064/ QĐ – BGDĐT ngày 8/09/2011 về phòng chống và giảm nhẹ

thiên tai trong giáo dục.

21. Quyết định số 711/ QĐ – TTg ngày 13- 6- 2012 của chính phủ về chiến lược phát

triển giáo dục Việt Nam 2011 – 2020.

22. Đỗ Ngọc Thống (2013), Định hướng đổi mới chương trình sách giáo dục phổ thông sau năm 2015,Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

23. Đỗ Hương Trà, Nguyên Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích

hợp phát triển năng lực học sinh, Nxb Đại học Sư phạm.

24. Nguyễn Xuân Trường (2010), Phương pháp dạy học Hóa Học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Phú Tuấn (2008), Bài tập trắc nghiệm khách quan Hóa học 10, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Phước Tường (2014), Ô nhiễm môi trường trái đất, Nxb Nông nghiệp. 27. Jacques Delors. (2016), Giáo dục – kho tàng tiềm ẩn. Người dịch Nguyễn Thị

Ngọc Nho. UNESCO.

28. ToNy Buzan (2008), Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp BUZAN. Người dịch Lê Huy Lâm, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.

29. Robert J. Marzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học. Người dịch Nguyễn Hữu Châu-Lê Văn Canh, Nxb Giáo dục.

30. Robert J. Marzano Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp

dạy học hiệu quả,Nxb Giáo dục.

31. Jamesh. Stronge (2011), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, Nxb Giáo dục.

32. Geoffrey Petty (2002), Dạy và học ngày nay, Dự án Việt Bỉ, Nxb Stanley Thomes. Tài liệu Tiếng Anh

31. UNESCO, Environmentaly sustanable Economic Development: Buiding on Brundland, 1992.

32. W.B.World development report (1992), Development and the Environment. 33. IUCN & UNEP and WWF (1991). Caring for the Earth. A Strategy for sustanable

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nội dung bài kiểm tra sau TN Phụ lục 2: Một số kế hoạch bài dạy

Phụ lục 3: Thiết kế chủ đề hiệu ứng nhà kính – thiên tai, biến đổi khí hậu Phụ lục 4: Một số hình ảnh hoạt động do HS thiết kế chủ đề môi trường xanh Phụ lục 5: Hình ảnh một số cơn bão

Phụ lục 1. Nội dung bài kiểm tra sau thực nghiệm

Đánh giá :Kiến thức Ma trận đề kiểm tra Mục đích của đề kiểm tra

Đánh giá kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh thông qua nội dung kiểm tra từ đó biết được mức độ đạt được của học sinh, phát hiện những sai lầm vướng mắc của học sinh.

1. Hình thức, thời gian làm bài của đề kiểm tra

- Trắc nghiệm khách quan

- Thời gian làm bài kiểm tra : 20 phút.

SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT: Họ và tên HS: KIỂM TRA 20 PHÚT HỌC KÌ II (Mã số...) Năm học 2017-2018 Môn: Hóa học Lớp: 10

Thời gian: 20 phút (không kể thời gian giao đề)

SAU THỰC NGHIỆM

Câu 1. Trong công nghiệp sản xuất axit sunfuric, người ta dùng chất nào sau đây tác dụng với nước:

A. Lưu huỳnh đioxit.

B. Lưu huỳnh trioxit.

C. Lưu huỳnh.

D. Natri sunfat.

Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 3. Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất gây ô nhiễm trong công nghiệp và gây mưa axit. Khối lượng riêng (tính theo g/lít) của lưu huỳnh đioxit ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? Biết khối lượng nguyên tố: O=16, S=32. Thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 22,4 lít

A. 0,35. B. 2,15.

C. 2,86.

D. 3,58.

Câu 4. Lưu huỳnh đioxit là một trong những khí làm ô nhiễm môi trường do

A. Lưu huỳnh đioxit là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.

B. Lưu huỳnh đioxit là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu.

C. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

D. Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.

Câu 5. Hòa tan sắt (II) sunfua vào dung dịch HCl thu được khí A. Đốt hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. Khí A, C lần lượt là

A. SO2, hơi S.

B. H2S, hơi S.

C. H2S, SO2.

D. SO2, H2S.

Câu 6. Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng với khí clo (vừa đủ). Sau phản ứng thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là

A. Natri.

B. Sắt.

C. Nhôm.

D. Đồng.

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách A. Điện phân nước.

B. Nhiệt phân đồng(II)nitrat :Cu(NO3)2. C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

D. Nhiệt phân kali clorat (KClO3) có xúc tác mangan đioxit (MnO2)

Câu 8. Một trong những chất gây suy giảm tầng ozon là

A. Các chất freon (CFC) như CF2Cl2, CFCl3.

B. Idofom CHI3.

C. Halothane BrClCH-CF3. D. Cloropren CH2=CH-CCl=CH2

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 44,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Zn bằng dung dịch HCl

dư. Sau phản ứng thấy có 22,4 lít khí thoát ra (đkc). Khối lượng muối clorua thu được có khối lượng là

A. 79 g.

B. 117,5 g.

C. 115,5 g.

D. 81 g.

Câu 10. Khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió vì nguyên nhân

chính nào sau đây?

A. Máy chạy lâu tản nhiệt ra làm không khí nóng bức.

B. Ozon sinh ra ảnh hưởng sức khỏe.

C. Hơi nước sinh ra gây mùi khó ngửi. D. Mực in thoát ra gây hại cho sức khỏe.

Câu 11. Nguyêntắc pha loãng axit sunfuric đặc là

A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ.

B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ.

C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ.

D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ.

Câu 12. Có4 bình mất nhãn: HCl, NaOH, NaCl, KNO3. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng

A. AgNO3.

B. Quỳ tím.

C. Quỳ tím, AgNO3.

Câu 13. Cho phản ứng hóa học sau: HNO3 + H2S →NO + S + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng là A. 2,3,2,3,4. B. 2,6,2,2,4. C. 2,2,3,2,4. D. 3,2,3,2,4.

Câu 14. Hỗn hợp hai khí nào sau đây cùng tồn tại ở bất kì điều kiện nào? A. H2 và Cl2.

B. N2 và O2. C. H2 và O2.

D. HCl và CO2.

Câu 15. Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho nhà máy nhiệt điện. Nếu

nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng lưu huỳnh đioxit do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là bao nhiêu giả thuyết tạp chất lưu huỳnh trong than đá nằm ở dạng đơn chất.

A. 1420 tấn. B. 1250 tấn. C. 1530 tấn. D. 1460 tấn. BÀI LÀM Phần trắc nghiệm: 15 câu Câu

Phụ lục 2.

Một số kế hoạch bài dạy CHỦ ĐỀ: HALOGEN

12 tiết (7 tiết lý thuyết + 2 tiết luyện tập + 1 tiết thực hành)

I. Lí do chọn chủ đề: Tìm hiểu tính chất lí hóa của các nguyên tố halogen và các hợp chất quan trọng của nó. Những vấn đề về MT và PCTT có nội dung liên quan đến halogaen tương đối nhiều và gần gũi với đời sống.

II. Nội dung chuyên đề

1. Nội dung 1: Đơn chất halogen (3 tiết)

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.(X) Các halogen thuộc nhóm VIIA, gồm

F (Z=9); Cl (Z=17); Br (Z=35); I (Z=53) - Cấu tạo nguyên tử:

F: [He] 2s22p5

Cl: [Ne]3s23p5

Br: [Ar] 3d104s24p5

I: [Kr]4d105s25p5

- Cấu tạo phân tử X2, 2 nguyên tử X liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề về môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 118 - 168)