Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 15.381 21.769,91 141,54 15.006 26.037,42 173,51 13.680 29.856,95 218,25 - Sự nghiệp Y tế - Giáo dục - VH 6.644 9.060,70 136,37 6.670 12.050,80 180,67 6.700 17.700,10 264,18

- Sự nghiệp nông nghiêp thủy lợi

4.050 5.015,80 123,85 4.000 6.115,70 152,89 2.900 5.000,50 172,43

- Sự nghiệp giao thông 3.400 5.000,50 147,07 3.200 4.954,90 154,84 2.500 4.500,00 180,00

- Sự nghiệp khác 1.287 2.692,91 209,24 1.136 2.916,02 256,69 1.580 2.656,35 168,12

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cẩm Giàng (2016)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB thời kỳ 2014 – 2016 trong thực tế đều vượt so với kế hoạch phân bổ vốn. Năm 2014 kết quả thực hiện đạt 141,5% so với kế hoạch; Năm 2015 kết quả thực hiện đạt 173,5% so với kế hoạch.

Năm 2016 kết quả thực hiện đạt 218,3% so với tổng vốn đầu tư trong kế hoạch phân bổ năm, nhờ vậy đã giải quyết cơ bản tình hình nợ đọng XDCB từ những năm trước chuyển sang. Do trong năm 2015 chưa thực hiện được hết kế hoạch đấu giá chuyển quyền sử dụng đất phải chuyển sang năm 2016 để thực hiện tiếp kế hoạch đấu giá đất nên số tiền thu từ tiền sử dụng đất năm 2016 đạt cao.

4.1.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN nguồn NSNN

Trên cơ sở các văn bản qui định của Trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định Số: 11/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 về phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Qui hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào Quyết định phân cấp trên, UBND huyện Cẩm Giàng bố trí bộ máy làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN như sau:

4.1.2.1. UBND huyện

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp huyện được qui định tại Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26 tháng 26 tháng 11 năm 2003 đã nghiên cứu thành lập Ban Quản lý dự án ĐTXD cơ bản với chức năng, nhiệm vụ giúp UBND huyện triển khai thực hiện và quản lý thi công xây dựng các công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư; giao phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện; thẩm định, lập báo cáo kết quả thẩm định trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt Nhiệm vụ đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình; thẩm tra, lập báo kết quả thẩm tra hồ sơ quyết toán các công trình xây dựng hoàn thành trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt quyết toán công trình.

* Công tác lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm

- Căn cứ vào kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được HĐND huyện thông qua và nhu cầu xây dựng các công trình của huyện để phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, UBND huyện xây dựng kế

hoạch đầu tư cho năm sau thông qua HĐND huyện vào kỳ họp cuối năm làm cơ sở để triển khai việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư theo phân cấp.

- Hàng năm, UBND huyện Cẩm Giàng lập danh mục đầu tư theo 3 hình thức: Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương đầu tư; UBND huyện Cẩm Giàng quyết định đầu tư; hỗ trợ vốn đối với những án, công trình do các xã, thị trấn, trường học làm chủ đầu tư theo định mức hỗ trợ được HĐND huyện thông qua.

* Quyết định đầu tư

UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án với hai hình thức sau:

- Các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư được giao cho Ban Quản lý ĐTXD cơ bản của huyện tổ chức triển khai thực hiện.

- Các dự án thuộc các xã, thị trấn được giao cho UBND các xã, thị trấn, trường học làm chủ đầu tư.

* Phê duyệt dự án đầu tư

UBND huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư thông qua việc giao nhiệm vụ lập báo cáo thẩm định Nhiệm vụ đầu tư, thẩm định Báo cáo KTKT cho phòng Tài chính-Kế hoạch huyện và ra quyết định phê duyệt Nhiệm vụ đầu tư, phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình đối với các dự án được phân cấp.

4.1.2.2. Phòng Tài chính – Kế hoạch

Theo qui định hiện hành, phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBNN cấp huyện có chức năng chính là tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, tài sản.

Đối với lĩnh vực đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xây dựng phương án phân bổ ngân sách đầu tư XDCB trình UBND huyện. - Thẩm định Nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc ngân sách huyện, xã, thị trấn trên địa bàn.

- Thẩm định nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình các dự án thuộc ngân sách huyện, xã, thị trấn trên địa bàn.

- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư XDCB từ NSNN do huyện, xã, thị trấn, trường học quản lý.

Về biên chế thực hiện nhiệm vụ: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện bố trí 01 cán bộ có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân sách và xây dựng cơ bản thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ thẩm định Nhiệm vụ đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, thẩm tra hồ sơ quyết toán công trình lập báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra trình chủ tịch UBND huyện ra quyết định phê duyệt.

4.1.2.3. Ban Quản lý dự án ĐTXD cơ bản

Ban Quản lý dự án ĐTXD cơ bản của huyện được UBND huyện ra quyết định thành lập với nhiệm vụ giúp UBND huyện Cẩm Giàng công tác tổ chức triển khai thực hiện, quản lý thi công xây dựng các dự án đầu tư XDCB do UBND huyện làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự đã tổ chức lựa chọn, ký kết hợp đồng với các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng; công tác quản lý dự án Ban Quản lý dự án không trực tiếp thực hiện mà hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn thực hiện. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ được chủ đầu tư giao để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công. Chi phí quản lý dự án thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.

4.1.2.4. UBND xã, thị trấn, trường học

UBND xã, thị trấn, trường học căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành và các quyết định phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền để lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện dự án tổ chức lựa chọn, ký kết hợp đồng với các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng. Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng được ban hành quyết định phê duyệt Nhiệm vụ đầu tư, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt quyết toán công trình sau khi có kết quả thẩm định, thẩm tra của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.

4.1.3. Thực trạng công tác quản lý thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nhà nước

4.1.3.1. Thực trạng công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư

a. Lập dự án đầu tư

Các đơn vị được giao quyền chủ đầu tư thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư thông qua cơ quan tư vấn để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của huyện không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở

đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp.

Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng quy mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc.

- Theo qui định, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do cơ quan tư vấn thực hiện trước khi phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán theo phân cấp, tuy nhiên trong thực tế hầu hết các chủ đầu tư trong huyện đã không tổ chức việc nghiệm thu dẫn đến chất lượng sản phẩm do tư vấn thực hiện chưa đảm bảo chất lượng.

- Tư vấn lập dự án đầu tư: Chất lượng một dự án phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của tư vấn, theo Quy chế đấu thầu phải xem xét nhiều nhà tư vấn để chọn một tư vấn có năng lực nhất. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù huyện đã có quy định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn trở lên, nhưng chủ đầu tư mới chỉ trình UBND huyện có một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án.

Do không được lựa chọn, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhà tư vấn để lựa chọn nhà tư vấn tốt nhất nên một số nhà tư vấn được lựa chọn rất yếu, thậm chí có nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tư vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các quy định của Nhà nước, không áp dụng Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hướng gió hoặc có nhà tư vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống cháy, nổ.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tư là nhà tư vấn phải đưa ra được nhiều phương án, phân tích lựa chọn phương án tối ưu để chủ đầu tư và cơ quan thẩm định xem xét. Nhưng phần lớn các nhà tư vấn chỉ đưa ra một phương án hoặc nếu có thêm một số phương án thì các phương án đó, nhà tư vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh.

đó các dự án được duyệt trong 3 năm (2014 – 2016) đã có nhiều dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, khối lượng hoặc tính toán sai, thiếu. Một số các dự án phải trả hồ sơ rất nhiều lần vì chất lượng dự án quá thấp. Một số dự án điều chỉnh lại nhiều lần do chế độ chính sách, giá cả luôn thay đổi lớn và thời gian thi công kéo dài.

b. Thẩm định dự án đầu tư

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng, ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian qui định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa.

Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư. Một số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.

Công tác thẩm định còn bộc lộ những yếu điểm sau:

- Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thấp, chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như quy định (Ví dụ: Số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác...).

- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ, có cơ quan chưa thực hiện nghiêm về thời gian theo quy định (cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định).

- Thời gian khởi công - hoàn thành: Thường các chủ đầu tư đề xuất thời gian khởi công - hoàn thành ngắn, nhiều dự án chưa thực hiện đúng theo thời gian trong quyết định đầu tư, thậm chí có dự án hết thời gian thực hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Nguyên nhân của việc kéo dài thời gian thực hiện dự án là: Khả năng nguồn vốn cho các dự án không đáp ứng được; Số lượng dự án bố trí trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư và cho phép lập dự án của cấp có thẩm quyền quá nhiều; một số dự án do yêu cầu của các nhà tài trợ vốn phải lập và phê duyệt dự án trước; đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định.

- Quy chuẩn xây dựng có nhiều điểm không phù hợp với tình hình hiện tại. Ví dụ diện tích sử dụng bình quân trên đầu người, định mức này không thể áp dụng chung cho tất cả các cơ quan mà phải tuỳ chức năng cụ thể, đặc thù của từng cơ quan.

- Về suất vốn đầu tư: Cũng tuỳ thuộc vào từng công trình có yếu tố đặc biệt về địa điểm xây dựng, địa chất nền móng công trình hoặc xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng do đó suất vốn đầu tư phải cao hơn.

- Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ do một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan.

Thời gian qua thực tế có cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định.

Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP về QLDA đầu tư xây dựng công trình quy định thời gian thẩm định cho từng loại dự án như sau:

Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 45 ngày làm việc;

Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc;

Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 15 ngày làm việc; Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 10 ngày làm việc.

c. Công tác lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán

- Lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: Về tồn tại của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.

+ Một số tổ chức tư vấn có xu hướng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao.

+ Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Tổ chức thiết kế chưa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán: Về tồn tại trong thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)