Bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 42)

vốn ngân sách nhà nước cho huyện Cẩm Giàng

Nghiên cứu thực tiễn quản lý vốn đầu tư XDCB của Trung Quốc, Cộng hòa Pháp và bài học được rút ra từ kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB có nguồn

vốn NSNN ở các tỉnh Bắc Ninh ….có thể rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất, đó là:

- Đảm bảo quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức

quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.

- Chú trọng làm tốt công tác phân bổ vốn ngân sách hàng năm đảm bảo đúng các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Đảm bảo tương quan hợp lý giữa các mục tiêu phát triển + Đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước + Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả + Đảm bảo ưu tiên cho các dự án có tính cấp thiết

- Coi trọng khâu chủ trương đầu tư, quyết đầu tư

Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công;Dự án đầu tư phải nằm trong quy hoạch mới được quyết định đầu tư; chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền. Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; thực hiện nghiêm các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; tuyệt đối không được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nếu không xác định rõ được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; đẩy nhanh công tác đền bù GPMB đối với các dự án; đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn, chỉ được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư không vượt quá mức vốn đã được thẩm định của

từng nguồn vốn; chỉ được phép tổ chức đấu thầu khi được bàn giao mặt bằng sạch để thi công.

- Bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm để tham gia quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB.

- Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi

hoạt động đầu tư từ vốn NSNN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tư đã đề ra.

- Đánh giá kết quả đầu tư: Thường xuyên tổng kết đánh giá và liên hệ các

kết quả đầu tư có được trước đây với kế hoạch cho tương lai, bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm có được từ những hoạt động đầu tư phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý dự án trong tương lai.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên huyện Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng nằm trong vùng đất xứ Đông xưa, thuộc trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Huyện Cẩm Giàng với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng: Quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40 Km, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, cách thành phố Hải Dương 08 km về phía Đông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và cách Hải Phòng 60 km. Phía Bắc giáp huyện Thuận Thành, huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp Thành phố Hải Dương, phía Nam giáp huyện Bình Giang, phía Tây giáp huyện Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp – TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.

Huyện Cẩm Giàng là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hải Dương với 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

Huyện Cẩm Giàng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và trong tháng.

Cẩm Giàng có diện tích đất tự nhiên là 108,94km2, mật độ dân số 1238 người/km2. Dân số 134.868 người.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng

Trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chung, huyện Cẩm Giàng đã coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nên tình hình phát triển kinh tế đã có những tiến bộ, thay đổi nhiều mặt. Do coi trọng công tác quy hoạch phát triển tổng thể, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm nên các ngành kinh tế có bước phát triển, chuyển biến rõ nét, hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 6,6%; trong đó: Công nghiệp – Xây dựng 9,5%; Thương mại, dịch vụ 11,6% và ngành nông nghiệp 1,5%.

Đến năm 2015 tốc độc tăng trưởng kinh tế ở ba lĩnh vực: Xây dựng – Công nghiệp, Thương mại, dịch vụ và ngành sản xuất nông nghiệp phát triển khá đồng đều (Xây dựng – Công nghiệp 15,7%; Thương mại, dịch vụ 11,7% , ngành sản xuất nông nghiệp 1,9%).

Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016

1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 20.055,6 24.345,6 28.065,4

2. Tăng trưởng GDP % 9,1 14,7 15,27

3. Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp % 5,43 4,85 4,33

- CN-XD % 88,32 88,91 89,72

- TM – DV % 6,25 5,66 5,95

4. Tổng giá trị SX ngành NN tỷ đồng 1.089 1.181 1.214,5

- Tăng trưởng (%) % 1,5 1,9 2,8 5. Công nghiệp- Xây dựng Tỷ đồng 17.713,8 21.644,7 25.180,6

- Tăng trưởng (%) % 9,5 15,7 16,3 6. Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.252,7 1.377,9 1.670,3

- Tăng trưởng (%) % 11,6 11,7 9,9 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện cẩm Giàng (2016)

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2016 tổng thu ngân sách là 121 tỷ 728 triệu đồng gấp 1,21 lần so với năm 2014; tổng chi ngân sách năm 2016 là 1.086 tỷ 693 triệu đồng trong đó chi đầu tư XDCB 101 tỷ không trăm ba mươi triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ; năm 2014 cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp: 5,43%; công nghiệp – xây dựng; 88,32,% và thương mại dịch vụ: 6,25% đến năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện đã có chuyển dịch là: nông nghiệp: 4,33%; công nghiệp – xây dựng; 89,72% và thương mại dịch vụ: 5,95%.

Các chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đã được triển khai có hiệu quả, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, mức độ

hưởng thụ văn hóa và tiếp thu văn hóa nhân loại của nhân dân từng bước được cải thiện.

Công tác quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước được triển khai và thực hiện chặt chẽ; công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế được sự ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có giải pháp cụ thể khôi phục, phát triển mở rộng nhiều cơ sở làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, mộc dân dụng…; đưa một số ngành, nghề mới như: thành lập mới làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động (đến thời điểm năm 2016 toàn huyện có 388 doanh nghiệp ngoài nhà nước với số lao động là 5.993 người).

Về thương mại, dịch vụ mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hệ thống kinh doanh, thương mại dịch vụ đồng bộ được hình thành đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách phát triển. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiếp nhận đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách và ít tác động xấu đến môi trường.

Công tác giáo dục – đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ

sở vật chất trường lớp được tăng cường, có 100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 100% giáo viên trung học cơ sở, 100% giáo viên trung học phổ thông đạt từ chuẩn trở lên, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,34%; có 90% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề.

Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hoá từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ phòng kiên cố cao tầng của bậc mầm non đạt 78%, tiểu học đạt 85%, trung học cơ sở đạt 94,7%; toàn huyện có 40/61 trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác y tế, đã thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chủ động thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, không có dịch bệnh bùng phát trong huyện, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Hoàn thành mục tiêu 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Chính sách xã hội, thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, uống nước

nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động đầu tư XDCB ngày càng tăng với cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. Các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bảng 3.2. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của huyện qua các năm

TT Các khu vực kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) 1 Nông, lâm, thủy sản 1.089 1,5 1.181 1,9 1.214,5 2,8

2 Công nghiệp – Xây dựng 17.713,8 9,5 21.644,7 15,7 25.180,6 16,3 3 Dịch vụ 1.252,7 11,6 1.377,9 11,7 1.670,3 9,9

Tổng

Nguồn Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016) Bảng 3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 2014-2016

TT Các ngành Cơ cấu kinh tế (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nông nghiệp 5,43 4,85 4,33

2 Công nghiệp 88,32 88,91 89,72

3 Dịch vụ 6,25 5,66 5,95

Tổng 100 100 100

3.1.2.1. Quy mô dân số và lao động

Tính đến thời điểm 31/12/2016, huyện Cẩm Giàng có 134.868 người, mật độ dân số 1.207 người/km2, là một trong những địa phương có mật độ dân số cao trong cả nước (bình quân 271 người/km2); bình quân 3,7 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,02 %, tỷ suất sinh 15% (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng, 2014).

Bảng 3.4. Quy mô dân số và lao động qua các năm 2014 – 2016

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PTBQ (%)

I Dân số (Người) 132.678 133.678 134.868 100,82

2 Cơ cấu theo giới tính 100 100 100

- Nam 51,1 51,21 51,19 100,09

- Nữ 48,9 48,79 48,81 99,91

3 Cơ cấu theo khu vực 100 100 100

- Thành thị 11,9 12,5 14,9 111,90

- Nông thôn 88,1 87,5 85,1 98,28

II Lao động đang làm việc 88.542 88613 88720 100,10

Cơ cấu lao động (%) 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 32,6 29,7 26,6 90,33

- Công nghiệp - TTCN 48,95 50,2 51,9 102,97

- Dịch vụ 18,45 20,1 21,5 107,95

Nguồn Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016)

Phân bố dân cư của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, năm 2016, tỷ trọng dân số ở khu vực nông thôn chiếm 85,1%. Cơ cấu lao động từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 2014 đến 2016 (từ 32,6% năm 2014 xuống còn 26,6% năm 2016). Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, từ 48,95% năm 2014 lên 51,9% năm 2016.

Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016

TT Tên địa phương Tổng diện

tích (km2) Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Hạ tầng khác 1 Huyện Cẩm Giàng 100 58,1 24,7 12,2 5

3.1.3. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng (2015-2016) sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng (2015-2016)

Năm 2015, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thực hiện Đề án xây dựng đường GTNT, kết quả đến 30/11/2015 toàn huyện xây dựng, được 31,7km (trong đó đường xóm: 7,6km; đường ra đồng, nội đồng: 24,1km), với tổng kinh phí đầu tư là 30,54 tỷ đồng (tỉnh cấp 4.872 tấn xi măng thành tiền là 6,3 tỷ đồng, còn lại dân đóng góp). Đến hết tháng 12/2015 thực hiện là 13,64km, kinh phí đầu tư, 14,2 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 2451 tấn xi măng, cả năm 2015 là 43,509 km, đạt 111% kế hoạch năm.

Các dự án UBND huyện làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách huyện gồm: cải tạo vườn hoa huyện Cẩm Giàng; Cải tạo hệ thống sân đường thoát nước phía sau hội trường trung tâm huyện; Cải tại hội trường trung tâm, nhà thi đấu thể thao và các hạng mục phụ trợ thuộc UBND huyện; dự án bếp và nhà ăn cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, sưu tầm trang trí nhà truyền thống huyện, các hạng mục phụ trợ hạt đường bộ huyện (các dự án trên đã hoàn thành đưa vào sử dụng). Các dự án sử dụng nguồn vốn khác do UBND huyện làm chủ đầu tư gồm: Đường gom quốc lộ 5 (đoạn từ ngã tư thị trấn Lai Cách – Khu CN Đại An); Dự án tu bổ tôn tạo khu di tích Văn Miếu – Mao Điền (các dự án trên đang triển khai thi công);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 42)