Mức tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội của huyện qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 48)

qua các năm

TT Các khu vực kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) TSPXH (tỷ đồng) Tăng trưởng BQ (%/năm) 1 Nông, lâm, thủy sản 1.089 1,5 1.181 1,9 1.214,5 2,8

2 Công nghiệp – Xây dựng 17.713,8 9,5 21.644,7 15,7 25.180,6 16,3 3 Dịch vụ 1.252,7 11,6 1.377,9 11,7 1.670,3 9,9

Tổng

Nguồn Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016) Bảng 3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 2014-2016

TT Các ngành Cơ cấu kinh tế (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nông nghiệp 5,43 4,85 4,33

2 Công nghiệp 88,32 88,91 89,72

3 Dịch vụ 6,25 5,66 5,95

Tổng 100 100 100

3.1.2.1. Quy mô dân số và lao động

Tính đến thời điểm 31/12/2016, huyện Cẩm Giàng có 134.868 người, mật độ dân số 1.207 người/km2, là một trong những địa phương có mật độ dân số cao trong cả nước (bình quân 271 người/km2); bình quân 3,7 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,02 %, tỷ suất sinh 15% (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng, 2014).

Bảng 3.4. Quy mô dân số và lao động qua các năm 2014 – 2016

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PTBQ (%)

I Dân số (Người) 132.678 133.678 134.868 100,82

2 Cơ cấu theo giới tính 100 100 100

- Nam 51,1 51,21 51,19 100,09

- Nữ 48,9 48,79 48,81 99,91

3 Cơ cấu theo khu vực 100 100 100

- Thành thị 11,9 12,5 14,9 111,90

- Nông thôn 88,1 87,5 85,1 98,28

II Lao động đang làm việc 88.542 88613 88720 100,10

Cơ cấu lao động (%) 100 100 100

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 32,6 29,7 26,6 90,33

- Công nghiệp - TTCN 48,95 50,2 51,9 102,97

- Dịch vụ 18,45 20,1 21,5 107,95

Nguồn Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016)

Phân bố dân cư của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, năm 2016, tỷ trọng dân số ở khu vực nông thôn chiếm 85,1%. Cơ cấu lao động từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 2014 đến 2016 (từ 32,6% năm 2014 xuống còn 26,6% năm 2016). Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, từ 48,95% năm 2014 lên 51,9% năm 2016.

Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016

TT Tên địa phương Tổng diện

tích (km2) Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Hạ tầng khác 1 Huyện Cẩm Giàng 100 58,1 24,7 12,2 5

3.1.3. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng (2015-2016) sách nhà nước ở huyện Cẩm Giàng (2015-2016)

Năm 2015, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thực hiện Đề án xây dựng đường GTNT, kết quả đến 30/11/2015 toàn huyện xây dựng, được 31,7km (trong đó đường xóm: 7,6km; đường ra đồng, nội đồng: 24,1km), với tổng kinh phí đầu tư là 30,54 tỷ đồng (tỉnh cấp 4.872 tấn xi măng thành tiền là 6,3 tỷ đồng, còn lại dân đóng góp). Đến hết tháng 12/2015 thực hiện là 13,64km, kinh phí đầu tư, 14,2 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 2451 tấn xi măng, cả năm 2015 là 43,509 km, đạt 111% kế hoạch năm.

Các dự án UBND huyện làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách huyện gồm: cải tạo vườn hoa huyện Cẩm Giàng; Cải tạo hệ thống sân đường thoát nước phía sau hội trường trung tâm huyện; Cải tại hội trường trung tâm, nhà thi đấu thể thao và các hạng mục phụ trợ thuộc UBND huyện; dự án bếp và nhà ăn cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, sưu tầm trang trí nhà truyền thống huyện, các hạng mục phụ trợ hạt đường bộ huyện (các dự án trên đã hoàn thành đưa vào sử dụng). Các dự án sử dụng nguồn vốn khác do UBND huyện làm chủ đầu tư gồm: Đường gom quốc lộ 5 (đoạn từ ngã tư thị trấn Lai Cách – Khu CN Đại An); Dự án tu bổ tôn tạo khu di tích Văn Miếu – Mao Điền (các dự án trên đang triển khai thi công); dự án cải tạo nâng cấp đường huyện 194B đã phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, đang triển khai lựa chọn nhà thầu thi công. UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư 30 công trình với tổng mức đầu tư 74 tỷ 774 triệu đồng.

Năm 2016, UBND huyện đã thự hiện Đề án “Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020” của BCH Đảng bộ huyện, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thi công 25,239km đường GTNT với kinh phí đầu tư là 28,163 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 5.188,25 tấn xi măng (giảm so với cùng kỳ là 6,461km với kinh phí đầu tư là 2,377 tỷ đồng); chỉ đạo hạt đường bộ huyện sửa chữa các tuyến đường thuộc huyện quản lý.

Tiếp tục triển khai thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2015 chuyển sang và khởi công 06 công trình do huyện làm chủ đầu tư gồm: Nhà làm việc huyện ủy; Nhà lớp học bộ môn và nhà đa năng trường THCS Nguyễn Huệ; mở rộng khuôn viên đền Bia (giai đoạn 1); xây dựng hệ thông tưới tiêu cho hệ thống đất xen kẹp xã Lương Điền; xây dựng đường trục chính nội đồng và hệ thống tưới tiêu cho 20,2ha đất canh tác tại xã Cẩm Điền và Lương Điền và 01 dự án đang trong giai đoạn đấu thầu thi công (dự án Hạ tầng khu dân cư dịch vụ Lương Điền).

Bảng 3.6. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016 9 (do UBND huyện làm chủ đầu tư)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016

Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 100,343 92,675 121,728 Tổng chi ngân sách Tỷ đồng 306,217 976,518 1.086,693 Tổng chi ĐTXDCB từ NSNN Tỷ đồng 21,77 26,037 29,857 Cơ cấu chi/Tổng chi ngân sách % 7,109 2,666 2,747 Nguồn Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Cẩm Giàng (2016) 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu

Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Cẩm Giàng. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Chính sách của Chính phủ, chủ trương của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB, quá trình ĐTH, sự phát triển của các doanh nghiệp... Các yếu tố bên trong bao gồm: Trình độ văn hóa, giới tính và tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương...

Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác định các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện Cẩm Giàng. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính là cán bộ quản lý có liên quan, các doanh nghiệp. Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc hay các cuộc trò chuyện về vấn đề nghiên cứu với các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh đòi hỏi công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần thích ứng kịp thời trong điều kiện mới. Đó cũng là tình trạng chung của các địa

phương trong cả nước, cũng như ở Hải Dương, hay nói cách khác Cẩm Giàng có thể coi là một điểm nghiên cứu đại diện về công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

Kết hợp với kết quả của quá trình điều tra, khảo sát thử cùng với những tham vấn của các cán bộ lãnh đạo huyện, đề tài lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện dựa trên việc xác định chủ thể chính của đề tài là cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và các doanh nghiệp chịu sự tác động lớn của những biến đổi từ việc quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương. Đề tài đã lựa chọn được 3 xã bao gồm Ngọc Liên, Tân Trường, Cao An. Trong những năm vừa qua, đây là những xã được đánh giá là có sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình XDCB và cũng là những xã đang được huyện quan tâm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các báo cáo, chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.

Về thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban của huyện Cẩm Giàng (đại diện cho chủ đầu tư); đại diện các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; và đại diện đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương...

Các thông tin điều tra đối với từng đối tượng nhóm đối tượng:

- Đối với đại diện chủ đầu tư, các cán bộ quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB: lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ này về sự phù hợp của cơ chế chính sách, quy định, quy trình trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, đánh giá khả năng đáp ứng của lực lượng cán bộ quản lý đối với khối lượng lớn các công trình XDCB; Đánh giá về ý thức chấp hành các quy định trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB;

- Đối với nhóm doanh nghiệp: đánh giá sự phù hợp của quy định trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ khâu lập dự toán, tạm ứng, tới khâu thanh, quyết toán công trình; đánh giá việc thực hiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của các đơn vị thuộc chủ đầu tư (trình độ khả năng kiểm tra, giải quyết hồ sơ tạm ứng, quyết toán; thời hạn thực hiện thanh toán, khả năng giải thích, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết toán công trình XDCB,…

- Đối với đơn vị sử dụng công trình: Đánh giá chất lượng các công trình XDCB từ nguồn NSNN của đơn vị mình và trên địa bàn huyện, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Số mẫu cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Số lượng phiếu khảo sát điều tra

Tên đơn vị Số lượng mẫu điều tra

Đại diện chủ đầu tư 25

Văn phòng UBND huyện 1

Kho bạc Nhà nước huyện Cẩm Giàng 5

Phòng Công thương 5

Phòng Tài chính - Kế hoạch 5

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2

Chi cục Thống kê huyện 2

Thanh tra huyện 5

Đại diện các doanh nghiệp 20

- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5

- Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10

- Cán bộ thực hiện công trình 5

Đại diện đơn vị sử dụng công trình 15

Tổng số 60

Đối với mỗi cơ quan đại diện chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 03 được phân công phụ trách công việc có liên quan đến quản lý đầu tư XDCB của huyện. Đối với các doanh nghiệp, đề tài sẽ lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ lãnh; 01 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Đại diện chủ đầu tư chỉ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến 01 cán bộ là chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

- Xây dựng phiếu điều tra

- Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu điều tra trước khi đưa vào điều tra chính thức.

- Tiến hành điều tra chính thức với các đối tượng điều tra - Tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu.

3.2.4. Phương pháp phân tích

Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND như: phòng tài chính kế hoạch, phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Công thương, Chi cục Thống kê, Thanh tra huyện, Ban quản lý các công trình xây dựng.. sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về định mức, chế độ và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với huyện Cẩm Giàng.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

* Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + chi phí khác.

* Tài sản cố định huy động: Công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động.

Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học…). Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng. Giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện; đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ/(tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).

3.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tư XDCB trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 48)