Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 35 - 42)

sách nhà nước ở một số nước trên thế giới (Trung tâm bồi dưỡng đại biệu dân cử-Quốc hội Việt Nam)

a. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung quốc là một quốc gia lớn có một số đặc điểm tương đồng với việt nam, chính phủ Trung quốc cũng đang tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB tại các dự án sử dụng vốn NSNN và các nguồn vốn khác của Nhà nước. Kiểm soát chi đầu tư XDCB nói chung và các dự án sử dụng NSNN nói riêng được Trung Quốc hết sức quan tâm.

Trung Quốc rất chú trọng tới xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Trung Quốc đã ban hành Luật quy hoạch xây dựng là cơ sở cho các hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước. Quy hoạch xây dựng được triển khai nghiêm túc, là căn cứ quan trọng để hình thành ý đồ về dự án đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ NSNN.

Chi phí đầu tư xây dựng tại các dự án từ NSNN ở Trung Quốc được xác định theo nguyên tắc “lượng thống nhất – giá chỉ đạo – phí cạnh tranh”. Theo nguyên tắc này, chi phí đầu tư xây dựng được phân tích, tính toán theo trạng thái động phù hợp với cơ chế khuyến khích đầu tư và diễn biến giá cả trên thị trường xây dựng theo quy luật cung – cầu. Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án thể hiện được mục đích cụ thể: về xác định chi phí đầu tư xây dụng hợp lý; khống chế chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực và đem lại lợi ích cao nhất. Ngay trong giai đoạn nảy sinh ý tưởng dự án, các nhà tư vấn đầu tư xây dựng sử dụng đồng thời phương pháp đánh giá kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế tài chính, chủ động đầu tư lựa chọn dự án với phương án chi phí hợp lý nhất để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội cao nhất. Đến giai đoạn thiết kế, các nhà tư vấn sử dụng phương pháp phân tích giá trị lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp để hình thành chi phí hợp lý nhất. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại các dự án ở Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế lập, xét duyệt và khống chế chi phí đầu tư xây dựng ở cuối các giai đoạn theo nguyên tắc giá quyết toán cuối cùng không vượt quá giá đầu tư đã xác định ban đầu.

Khống chế chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực chính là điều chi phí trong từng giai đoạn đầu tư không phá vỡ mức giá, chi phí được duyệt ở từng giai đoạn. Các chênh lệch phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư thường được thường xuyên xem xét, điều chỉnh để đảm bảo việc khống chế chi phí có hiệu lực. Để khống chế chất lượng thời gian và giá thành công trình xây dựng xuyên suốt từ giai đoạn hình thành ý tưởng đầu tư, chủ tương đầu tư đến chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng bàn giao công trình đi vào sử dụng, Trung Quốc thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế hình thành cơ chế giám sát nhà nước và giám sát xã hội trong đầu tư xây dựng, với mô hình quản lý giám sát phối hợp 4 bên: bên A (chủ đầu tư) – bên B (người thiết kế) – bên C (đơn vị thi công) – bên D (người giám sát).

Chính phủ Trung Quốc chỉ quản lý việc thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN; giá xây dựng được hình thành theo cơ chế thị trường, Nhà nước công bố định mức xây dựng chỉ để tham khảo; Nhà nước khuyến khích sử dụng hợp đồng trong đầu tư xây dựng theo thông lệ quốc tế. Trung Quốc đã đang xây dựng và phát triển mạnh việc sử dụng các kỹ sư định giá trong việc kiểm soát và khống chế chi phí xây dựng. Trung Quốc rất chú trọng tới việc xây dựng hệ thống thông tin giữ liệu về chi phí xây dựng, cung cấp các thông tin về giá xây dựng đảm bảo tính minh bạch và tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Chính phủ Trung Quốc không can thiệp trực tiếp vào việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng tạc các dự án sử dụng NSNN, mà chỉ ban hành các quy định có tính chất định hướng thị trường, bảo đảm tính công bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, xã hội hóa công tác định mức xây dựng, đơn giá xây dựng và sử dụng cơ chế thị trường để thỏa thuận, xác định giá xây dựng công trình. Xu thế này không những đã và đang được thức hiện ở Trung Quốc, mà còn được các nước như Anh, Mỹ,… áp dụng rộng rãi.

b. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp

*Đối với kiểm soát chi đầu tư XDCB

Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN ở Cộng hòa Pháp được thực hiện theo một hệ thống luật lệ chặt chẽ, lâu đời với bộ máy ổn định và phân định chức năng rõ ràng. Riện việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN có một số điểm đáng chú ý.

Việc thực hiện nhiệm vụ của KBNN Cộng hòa Pháp dự trên các căn cứ: Bộ luật NSNN; Dự toán ngân sách năm được Nghị viện phê chuẩn từng bộ chi tiêu; Bộ luật hợp đồng thầu công ban hành năm 1992; Dự án chi hàng năm được Bộ chi tiêu phân bổ cho cơ quan Trung ương và địa phương.

*Trách nhiện của KBNN Pháp trong kiểm soát chi đầu tư XDCB:

- Tham gia ủy ban đấu thầu để nắm bắt và kiểm tra ngay từ ban đầu giá trúng thầu.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, kiểm tra chứng nhận thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư, đến khi nhà thầu nhận được tiền, thu hồi vốn đã tạm ứng theo tỷ lệ.

- Kiểm soát khối lượng thực hiện so với khối lượng trong hồ sơ trúng thầu. Nếu khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 5%giá trị hợp đồng, đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu ký bổ sung các điều khoản của hợp đồng. Nếu vượt quá 5% giá trị hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ gửi kiểm soát viên tài chính kiểm tra để trình ủy ban đấu thầu phê chuẩn và làm căn cứ xin bổ sung kinh phí dự toán chi tiêu năm sau.

- Kho bạc chỉ thanh toán từng lần hay lần cuối cùng trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng của chủ đầu tư với nhà thầu trong phạm vi hợp đồng thầu công đã được xác định đã ký kết và đơn giá trúng thầu được kiểm soát viên tài chính kiểm tra.

- Các khoản chi tiêu của dự án đều được kiểm soát viên tài chính đặt tại Bộ hoặc địa phương kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trước khi chuyển chứng từ ra kho bạc thanh toán cho người thụ hưởng.

- Kho bạc không tham gia hội đồng nghiệm thu và không chịu trách nhiệm về khối lượng do nhà thầu thực hiện, nghiệm thu của chủ đầu tư.

- Khi kết thúc hợp đồng, Kho bạc Pháp có trách nhiệm giữ 5% giá trị hợp đồng thực hiện để bảo hành công trình của nhà thầu trên tài khoản đặc biệt tại kho bạc; khi kết thúc thời hạn bảo hành, trên cơ sở cam kết của hai bên về nghĩa vụ bảo hành, kho bạc tiến hành trích tài khoản đặc biệt trả cho nhà thầu( trường hợp không sảy ra hỏng hóc trong thời gian bảo hành) hoặc chi trả tiền sửa chữa theo dự toán được xác định giữa hai bên nhà thầu và đơn vị sửa chữa (số còn lại chuyển trả nhà thầu). Số iền bảo hành công trình không được tính lãi trong thời gian tạm giữ ở tài khoản đặc biệt tại kho bạc.

* Đối với kiểm soát cam kết chi

Tại Pháp, theo điều 29 NGhị định ngày 29/12/1962 của Chính phủ thì cam kết chi NSNN là một hành động mà qua đó một cơ quan hành chính, một tổ chức công tạo ra hoặc xác định cho mình nghĩa vụ phát sinh một khoản chi phí.

Các cam kết chi phải được hạch toán kế toán của các đơn vị quan hệ ngân sách. Một đơn vị quan hệ ngân sách cần phải biết về số tiền lũy kế của các tài khoản chi đã cam kết vào bất cứ thời điểm nào để có thể so sánh với số kinh phí ngân sách được duyệt và như vậy mới lập kế hoạch được khả năng cam kết mới.

Tại Pháp, kiểm soát cam kết là kiểm soát tài chính, là việc kiểm soát mang tính chất hành chính được thực hiện trước khi các nghiệp vụ chi ngân sách được

thực hiện. Nó là kiểm soát hành chính vì được thi hành bởi một cơ quan hành chính đối với một số nghiệp vụ của mình. Nó là tiền kiểm vì được thi hành trước khi các nghiệp vụ đó được triển khai. Từ năm 1919 Nhà nước Pháp đã rất quan tâm đến việc thiết lập và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các khoản chi của Nhà nước và đặt các kiểm soát viên tài chính thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Ngân sách. Nhưng phải đến khi có Luật ngày 11/8/1992 mới chính thức được thực hiện và đến nay vẫn là bản hiến chương về nghiệp vụ kiểm soát tài chính.

*Chuẩn chi viên.

Chỉ thủ trưởng các đơn vị có quan hệ với ngân sách và những người họ được ủy quyền là những người có thẩm quyển và tư cách cam kết chi. Tại Pháp, đối với ngân sách Trung ương, chuẩn chi viên chính là các bộ trưởng, chuẩn chi viên cấp 2 là các Giám đốc sở, và những người được họ ủy quyền là những người duy nhất có thẩm quyền và tư cách cam kết chi. Họ được gọi là các chuẩn chi viên.

Kiểm soát viên tài chính

Kiểm soát viên tài chính là công chức thuộc Bộ Ngân sách và được lựa chọn trong số các công chức tại những đơn vị trực thuộc Bộ Ngân sách, thường lựa chọn trong số các thẩm phán của Viện Thẩm kế (tương đương Kiểm toán Nhà nước), các công chức thuộc tổng thành tra tài chính, các chuyên viên cao cấp thuộc cơ quan tài chính cấp trung ương và quỹ tiền gửi Nhà nước, các kiểm soát viên Nhà nước.

Các kiểm soát viên tài chính tự mình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát được giao và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc đó. Họ bị cấm không được làm một chức vụ nào khác ngoài chức vụ kiểm soát.

Tại Trung ương một kiểm soát viên tài chính phụ trách việc kiểm soát các cam kết chi của mỗi bộ và một số đơn vị sự nghiệp công lớn sử dụng ngân sách Trung ương. Tại mỗi vùng, một kiểm soát viên tài chính phụ trách kiểm soát các cam kết chi ngân sách Trung ương tại địa phương. Trên toàn nước Pháp có khoảng trên 20 kiểm soát viên tài chính đối với ngân sách Trung ương tại địa phương.

Tại pháp, hệ thống Kho bạc khá phức tạp. Tại các bộ và các đơn vị sự nghiệp công lớn sử dụng ngân sách Trung ương, có chi nhánh của kho bạc, mỗi đơn vị này tương đương với một kho bạc tỉnh. Tại mỗi vùng hành chính, một kho bạc tỉnh sẽ đảm nhận vài trò của kho bạc vùng; bên cạnh đó mỗi tỉnh

có kho bạc riêng. Trong từng đơn vị kho bạc có phòng kiểm soát tài chính. Kiểm soát viên tài chính trực tiếp phụ trách phòng này. Về pháp lý, Kiểm soát viên tài chính là cán bộ thuộc Vụ Ngân sách, nhưng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Kho bạc.

Kiểm soát viên tài chính đối với ngân sách địa phương: từ năm 1936 Chính phủ Pháp đã ban hành nghị định về việc thiết lập tại mỗi vùng, mỗi tỉnh một cơ quan kiểm soát các khoản chi đã cam kết từ ngân sách địa phương. Nhiệm vụ này được giao cho một cơ quan trực thuộc văn phòng tỉnh trưởng.

Nhiệm vụ của kiểm soát viên tài chính.

- Xem xét trước các văn bản cam kết: là nhiệm vụ chính của Kiểm soát viên tài chính. Trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra, họ nghiên cứu, xem xét tính hợp lệ của các văn bản đó và nếu chấp nhận được thì sẽ đóng dấu thị thực lên văn bản. Kiểm soát viên tài chính xem xét các quyết định cam kết về các nội dung: Khoản chi có đúng mục ngân sách hay không, tính chính xác của các số dự toán, áp dụng các quy định về tài chính, về việc chấp hành ngân sách có phù hợp với phê duyệt của Quốc hội và Hội đồng nhân dân hay không.

- Khoản chi cam kết có nghi vấn không hợp lệ, Kiểm soát viên có thể từ chối thị thực chấp nhận. Nếu vẫn còn bất đồng ý kiến với đơn vị chuẩn chi, Kiểm soát viên phải báo cáo về Bộ Tài chính, tuy nhiên, kiểm soát viên tài chính không kiểm soát về tính hiệu quả của các cam kết chi của đơn vị chi tiêu.

- Kiểm soát lệnh chuẩn chi: Kiểm soát viên tài chính phải chắc chắn là: mọi quyết định cam kết đều phải qua họ kiểm soát; không chấp thuận các cam kết đã có visa bị sửa đổi; tất cả các lệnh thanh toán hay lệnh ủy quyền kinh phí đều phải qua kiểm soát tài chính; mọi lệnh chuẩn chi không có visa là hoàn toàn không có hiệu lực đói với kế toán thanh toán.

- Thông tin cho Bộ trưởng Bộ Tài chính: Các kiểm soát viên tài chính được đặt vào vị trí thuận lợi để quan sát hoạt động của các cơ quan mà họ kiểm soát, có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin tới Bộ trưởng Bộ Tài chính những thông tin hữu ích về tình hình chấp hành ngân sách của Bộ mà họ được giao nhiệm vụ kiểm soát và cam kết chi.

- Nhiệm vụ tư vấn: vai trò hình thành từ những nhiệm vụ mà họ được giao, là hoạt động quan trọng, hấp đẫn nhất mà cũng khó khăn nhất trong hoạt động

kiểm soát viên tài chính. Đối với Thủ trưởng các cơ quan mà kiểm soát viên tài chính thực hiện kiểm soát cam kết, họ là những người hướng đạo thực sự, cảnh báo cho các cơ quan đó để phòng chống các hậu quả bất lợi của các quyết định, thông báo cho họ các trường hợp mà trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan có bị liên đới.

- Bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu của kiểm soát viên tài chính là theo dõi sự tôn trọng các nguyên tắc, quy định về chi tiêu ngân sách, họ cũng có điều kiện đánh giá các quy định ấy có thể không phù hợp trong một số tình huống cụ thể, từ đó giúp cơ quan lập pháp và hành pháp có những điều kiện phù hợp.

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số địa phương ở Việt Nam sách nhà nước của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

* Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB năm 2015

Theo Sở Kế hoạch&Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (20150: )Sau khi nhận được các Quyết định giao kế hoạch vốn từ Trung ương, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các Quyết định phân bổ chi tiết các nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương và trong cân đối ngân sách địa phương. UBND tỉnh Bắc Ninh đã:

+ Bám sát các mục tiêu đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển năm 2016 và giai đoạn 2016 – 2020 trong Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ, văn bản chi đạo của Tỉnh ủy Băc Ninh, và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính liên quan tới công tác tăng cường quản lý đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện các Luật và các văn bản hướng dẫn chi tiết các Luật trên địa bàn tỉnh, tập huấn cho các đơn vị chủ đầu tư cấp huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 35 - 42)