Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và ở huyện Cẩm Giàng nói riêng bị chi phối tác động, điều chỉnh bởi rất nhiều ngành luật, các qui định ở nhiều cấp khác nhau, chính quá nhiều văn bản cùng tham gia tác động điều chỉnh vào các mối quan hệ trong đầu tư XDCB có vốn NSNN đã tạo ra sự chồng chéo, phức tạp khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước, một số văn bản chính đang được thực hiện trên địa bàn huyện Cẩm Giàng như sau:
- Các văn bản của Trung ương
+ Quốc hội: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Luật Đấu thầu…
+ Chính phủ: Chỉ thị số 1792/CT-TTG ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công
+ Các bộ, ngành: Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng, Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định ca máy và thiết bị thi công, Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trìnhqui định, Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính qui định về quyết toán dự án hoàn thành…
- Văn bản của địa phương
+ Tỉnh Hải Dương: Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Hải Dương V/v quy định thực hiện phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Qui hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh dự toán và giá hợp đồng xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đơn giá xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng, công bố kèm theo văn bản số 36/UBND-VP ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Hải Dương, Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh dự toán công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Hệ thống cơ chế, chính sách của cấp Trung ương (Luật, nghị định, thông tư...) và địa phương (Quyết định, quy định...) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý ĐTXDCB và sẽ tạo ra sức hút lớn trong đầu tư. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và ĐTXDCB nói riêng phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng là các rào cản đối với đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB.
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTXDCB được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý ĐTXDCB được tốt, Nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình ĐTXDCB để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về ĐTXDCB cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB.
Hệ thống cơ chế, chính sách tốt như là một lợi thế của vùng/tỉnh/địa phương trong việc quản lý ĐTXDCB. Ngoài ra, việc tạo một môi trường chính sách minh bạch và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sẽ đem lại sức hút cho các doanh nghiệp tham gia cùng Nhà nước trong việc quản lý các dự án ĐTXDCB. Ngược lại, môi trường chính sách hạn chế là một trong những điểm bất lợi trong việc hỗ trợ phát triển lĩnh vực ĐTXDCB, khi mà không có sự tham gia giúp đỡ từ phía các nhà đầu tư, nhà thầu, người dân,...
Nguyên nhân là do trong thời gian qua các chính sách về quản lý vốn, phân cấp đầu tư cũng như các quy định về đấu thầu, thanh quyết toán vốn luôn có sự điều chỉnh, thay đổi dẫn đến khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.