Tên đơn vị Số lượng mẫu điều tra
Đại diện chủ đầu tư 25
Văn phòng UBND huyện 1
Kho bạc Nhà nước huyện Cẩm Giàng 5
Phòng Công thương 5
Phòng Tài chính - Kế hoạch 5
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2
Chi cục Thống kê huyện 2
Thanh tra huyện 5
Đại diện các doanh nghiệp 20
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5
- Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10
- Cán bộ thực hiện công trình 5
Đại diện đơn vị sử dụng công trình 15
Tổng số 60
Đối với mỗi cơ quan đại diện chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 03 được phân công phụ trách công việc có liên quan đến quản lý đầu tư XDCB của huyện. Đối với các doanh nghiệp, đề tài sẽ lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ lãnh; 01 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Đại diện chủ đầu tư chỉ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến 01 cán bộ là chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
- Xây dựng phiếu điều tra
- Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu điều tra trước khi đưa vào điều tra chính thức.
- Tiến hành điều tra chính thức với các đối tượng điều tra - Tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu.
3.2.4. Phương pháp phân tích
Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND như: phòng tài chính kế hoạch, phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Công thương, Chi cục Thống kê, Thanh tra huyện, Ban quản lý các công trình xây dựng.. sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về định mức, chế độ và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với huyện Cẩm Giàng.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
* Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + chi phí khác.
* Tài sản cố định huy động: Công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động.
Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học…). Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng. Giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện; đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.
Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ/(tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).
3.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cẩm Giàng: Tổng số vốn đầu tư qua các năm, tổng số công trình XDCB được đầu tư, số công trình XDCB hoàn thành; số công trình XDCB chưa hoàn thành,….
- Hiệu quả tài chính được đánh giá riêng cho từng dự án đầu tư XDCB, và thường sử dụng các chỉ tiêu như: tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí phát sinh hay không phát sinh do đầu tư không đúng tiến độ hay theo đúng tiến độ dự án…
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của chi NSNN cho dự án đầu tư XDCB đó: Khối lượng TSCĐ tăng lên (số km đường, kênh mương được kiên cố hóa, số trường học, số bệnh viện…); mức sống, thu nhập của người dân tăng lên so với trước khi được Nhà nước đầu tư; tỷ lệ trẻ em được được đến trường, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, số giường bệnh/người, số trường học/người…
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP).
ICOR = V1/(G1-G0)
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN CẨM GIÀNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN CẨM GIÀNG 4.1.1. Thực trạng công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc sử dụng NSNN của huyện nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, trong những năm qua lãnh đạo huyện đã quan tâm đầu tư, chủ động bố trí nguồn ngân sách trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho xây dựng cơ bản để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống dân sinh, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở. Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu vốn mà các xã, thị trấn trình UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp tham mưu cho UBND huyện về hiện trạng cơ sở hạ tầng, tình hình nợ đọng XDCB, tính cấp thiết của các dự án tại xã, thị trấn để từ đó tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn toàn huyện cân đối để lên kế hoạch báo cáo trình HĐND huyện phê chuẩn. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn NSNN tập trung tỉnh giao, nguồn đấu giá đất tại địa phương, nguồn cân đối ngân sách của toàn huyện. Nhìn chung tất cả các dư án được đầu tư phải trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm và kế hoạch ổn định giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 do UBND tỉnh giao để phân bổ vốn cho phù hợp. Đối với các xã có đất đấu giá thì số tiền thu được theo tỷ lệ sẽ được ưu tiên để bố trí vốn nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng nông thôn mới, văn hoá – xã hội…theo cơ cấu: Tỉnh: 10%, huyện 30%, xã 60% trên tổng số tiền thu được qua đấu giá đất (đã trừ chi phí đền bù, xây dựng hạ tầng) Bảng 4.1.