nhà nước
4.1.3.1. Thực trạng công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư
a. Lập dự án đầu tư
Các đơn vị được giao quyền chủ đầu tư thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư thông qua cơ quan tư vấn để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của huyện không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở
đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp.
Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng quy mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc.
- Theo qui định, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do cơ quan tư vấn thực hiện trước khi phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán theo phân cấp, tuy nhiên trong thực tế hầu hết các chủ đầu tư trong huyện đã không tổ chức việc nghiệm thu dẫn đến chất lượng sản phẩm do tư vấn thực hiện chưa đảm bảo chất lượng.
- Tư vấn lập dự án đầu tư: Chất lượng một dự án phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của tư vấn, theo Quy chế đấu thầu phải xem xét nhiều nhà tư vấn để chọn một tư vấn có năng lực nhất. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù huyện đã có quy định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn trở lên, nhưng chủ đầu tư mới chỉ trình UBND huyện có một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án.
Do không được lựa chọn, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhà tư vấn để lựa chọn nhà tư vấn tốt nhất nên một số nhà tư vấn được lựa chọn rất yếu, thậm chí có nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tư vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các quy định của Nhà nước, không áp dụng Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hướng gió hoặc có nhà tư vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống cháy, nổ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tư là nhà tư vấn phải đưa ra được nhiều phương án, phân tích lựa chọn phương án tối ưu để chủ đầu tư và cơ quan thẩm định xem xét. Nhưng phần lớn các nhà tư vấn chỉ đưa ra một phương án hoặc nếu có thêm một số phương án thì các phương án đó, nhà tư vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh.
đó các dự án được duyệt trong 3 năm (2014 – 2016) đã có nhiều dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, khối lượng hoặc tính toán sai, thiếu. Một số các dự án phải trả hồ sơ rất nhiều lần vì chất lượng dự án quá thấp. Một số dự án điều chỉnh lại nhiều lần do chế độ chính sách, giá cả luôn thay đổi lớn và thời gian thi công kéo dài.
b. Thẩm định dự án đầu tư
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng, ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian qui định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa.
Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư. Một số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.
Công tác thẩm định còn bộc lộ những yếu điểm sau:
- Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thấp, chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như quy định (Ví dụ: Số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác...).
- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ, có cơ quan chưa thực hiện nghiêm về thời gian theo quy định (cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định).
- Thời gian khởi công - hoàn thành: Thường các chủ đầu tư đề xuất thời gian khởi công - hoàn thành ngắn, nhiều dự án chưa thực hiện đúng theo thời gian trong quyết định đầu tư, thậm chí có dự án hết thời gian thực hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Nguyên nhân của việc kéo dài thời gian thực hiện dự án là: Khả năng nguồn vốn cho các dự án không đáp ứng được; Số lượng dự án bố trí trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư và cho phép lập dự án của cấp có thẩm quyền quá nhiều; một số dự án do yêu cầu của các nhà tài trợ vốn phải lập và phê duyệt dự án trước; đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định.
- Quy chuẩn xây dựng có nhiều điểm không phù hợp với tình hình hiện tại. Ví dụ diện tích sử dụng bình quân trên đầu người, định mức này không thể áp dụng chung cho tất cả các cơ quan mà phải tuỳ chức năng cụ thể, đặc thù của từng cơ quan.
- Về suất vốn đầu tư: Cũng tuỳ thuộc vào từng công trình có yếu tố đặc biệt về địa điểm xây dựng, địa chất nền móng công trình hoặc xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng do đó suất vốn đầu tư phải cao hơn.
- Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ do một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan.
Thời gian qua thực tế có cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định.
Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP về QLDA đầu tư xây dựng công trình quy định thời gian thẩm định cho từng loại dự án như sau:
Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 45 ngày làm việc;
Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc;
Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 15 ngày làm việc; Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 10 ngày làm việc.
c. Công tác lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
- Lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: Về tồn tại của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
+ Một số tổ chức tư vấn có xu hướng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao.
+ Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Tổ chức thiết kế chưa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán: Về tồn tại trong thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán có thể nêu tóm tắt như sau:
kế bản vẽ thi công - tổng dự toán do cơ quan tư vấn lập trước khi trình thẩm định. + Cơ quan thẩm định thường căn cứ vào kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn để ra kết quả thẩm định
+ Thời gian thẩm định kéo dài.
d. Thực trạng quản lý tạm ứng, thanh toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB
Chủ đầu tư sau khi nhận được thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm và Quyết định phân bổ kế hoạch vốn bổ sung trong năm, có trách nhiệm phân khai kế hoạch vốn đầu tư của dự án mình quản lý theo tính chất kinh tế kỹ thuật vốn bao gồm: xây lắp, thiết bị, tư vấn đầu tư và chi phí khác gửi cơ quan KBNN, trong quá trình thực hiện được phép điều chỉnh các đăng ký ban đầu trong phạm vi dự án và thông báo kế hoạch vốn cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư của các dự án theo quy định, đồng thời đẩy nhanh việc đấu thầu, thi công nghiệm thu khối lượng thanh toán để thực hiện, giải ngân dự án ngay từ đầu năm. Các dự án đầu tư không được thực hiện khối lượng vượt quá mức vốn kế hoạch được giao. Việc thực hiện tạm ứng, thanh toán vốn phải được thực hiện theo quy định hiện hành, giải ngân nhanh và giải ngân hết kế hoạch vốn trong niên độ ngân sách được giao.
Hiện nay, việc tạm ứng, thanh toán và thu hồi tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu của các dự án đầu tư XDCB ở Cẩm Giàng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sự nghiệp có tính chất đầu tư từ NSNN và Công văn số 16989/BTC-ĐT ngày 13/12/2011 của Bộ Tài chính.
Tùy theo loại hợp đồng, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về mức tạm ứng vốn nhưng tối đa của các loại hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng, tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án, cụ thể:
Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Đối với hợp đồng tư vấn:
Mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng
Khi thực hiện tạm ứng vốn của hợp đồng thì chủ đầu tư căn cứ vào hồ sơ pháp lý và điều khoản của hợp đồng để xác định mức tạm ứng cho từng hợp đồng cụ thể, đảm bảo mức tạm ứng của từng dự án theo đúng quy định.
Việc tạm ứng vốn cho các nhà thầu tại các hợp đồng xây lắp ở Cẩm Giàng đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của huyện. Nhưng cũng khó tránh khỏi một số nhà thầu đã trúng thầu, ký hợp đồng và nhận tiền tạm ứng nhưng triển khai thi công còn chậm do giá vật liệu tăng cao dẫn đến các nhà thầu trì hoãn, kéo dài thời gian thi công và hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Trước tình hình này, các chủ đầu tư cần rà soát lại toàn bộ công tác tạm ứng vốn theo hợp đồng. Trước khi cho tạm ứng yêu cầu nhà thầu cung cấp bảo lãnh tiền tạm ứng để bảo đảm thu hồi được tiền tạm ứng trong trường hợp rủi ro.
Bảng 4.5. Tình hình tạm ứng vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực từ năm 2014-2016 Ngành/ lĩnh vực đầu tư 2014 2015 2016 Kế hoạch (%) Tạm ứng (Tr. đ) Kế hoạch (Tr.đ) Tạm ứng (Tr. đ) Kế hoạch (Tr.đ) Tạm ứng (Tr. đ) Tổng số - Y tế - GD - VH 80 80 80 80 80 80 - NN, thủy lợi 80 75 80 80 80 80 - Giao thông 80 75 80 80 80 80 - Sự nghiệp khác 80 75 80 80 80 80
Giai đoạn 2014- 2016, do nguồn vốn đảm bảo nên các công trình vốn ngân sách huyện chủ đầu tư tạm ứng đúng theo cam kết chi cho nhà thầu thi công xây lắp. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
Thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 của Chính phủ, lãnh đạo huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn rà soát, cắt giảm những dự án chưa thực sự cần thiết để tập trung trả nợ các công trình cũ. Đến nay số nợ đọng còn khoảng 5% trên tổng giá trị nghiệm thu đề nghị thanh quyết toán, số nợ XDCB chủ yếu là số phầm trăm giữ lại theo qui định để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình. Đánh giá về công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư có 11 ý kiến (18%) đánh giá đạt nhanh, 46 ý kiến (77%) đánh giá kịp thời và có 3 ý kiến (5%) đánh giá còn chậm. Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Đánh giá về công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư
Mức độ Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
- Nhanh 11 18,33
- Kịp thời 46 76,67
- Chậm 3 5,00
Tổng số 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Công tác thanh toán vốn đầu tư do kho bạc nhà nước phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thực hiện, việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch ghi vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điều kiện thanh toán. Tuy nhiên việc thanh toán vốn đầu tư hàng năm nhìn chung không đồng đều, khối lượng XDCB hoàn thành thanh toán trong quý I, II và đạt thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm.
4.1.3.2. Thực trạng công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB
Quyết toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB có hai hình thức là các chủ thể đều phải liên quan: đó là quyết toán niên độ ngân sách và quyết toán vốn đầu tư XDCB công trình hoàn thành.
a. Quyết toán vốn đầu tư XDCB theo niên độ ngân sách
Quyết toán số vốn đã cấp theo kế hoạch vốn. Việc quyết toán này xác định số thực cấp chi tiết từng công trình dự án và từng loại nguồn vốn, lũy kế số vốn đã cấp từ khởi công so với tổng mức đầu tư, sẽ nắm được số vốn còn thiếu cần bố trí cho dự án công trình. Tổng hợp từng nguồn để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, mặt khác xem xét số vốn còn lại chưa thực hiện để xem xét xử lý theo hình thức nào: chuyển nguồn sang năm sau, hủy dự toán.
Quyết toán vốn đầu tư XDCB theo mục lục ngân sách nhà nước. Đây là loại quyết toán xác định số vốn thực cấp cho từng công trình theo mã nguồn ngân sách, mã chương, ngành kinh tế và nội dung kinh tế. Số thực cấp là số chi được quyết toán, số chi tạm ứng được chuyển sang năm sau thanh toán theo quy định.