xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng
4.3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng
+ Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng chuyên ngành như quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc các công trình xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải thực hiện được các mục tiêu đề ra, không chồng chéo, quy hoạch chi tiết phải phù hợp vơi quy hoạch chung. Mọi lãng phí trong đầu tư xuất phát không thực hiện theo quy hoạch hoạc đầu tư không có quy hoạch chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp.
+ Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các quy hoạch kinh tế, quy hoạch xây dựng sau khi được phê duyệt phải được chỉ đạo thực hiện thống nhất, chấm dứt việc giao đất, cấp phép xây dựng không theo quy hoạch.
cách pháp nhân được Nhà nước cho phép hoạt động và quy hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi quy hoạch được duyệt phải tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tại trụ sở chính quyền để nhân dân biết và giám sát thực hiện.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết sử lý các trường hợp xây dựng trái phép không theo quy hoạch được duyệt đặc biệt đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất được UBND huyện phê duyệt.
4.3.2.2. Hoàn thiện đối với khâu lập kế hoạch và phân bổ vốn
Hiện nay, trong công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở Việt Nam nói chung và ở huyện Cẩm Giàng nói riêng, do nhu cầu vốn chưa đáp ứng đủ, mặt khác việc tính toán xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật sự khách quan nên khâu phân bổ vốn đầu tư XDCB rất nhạy cảm, dễ mang tính chủ quan, dễ bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân. Trong công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB thì khâu lập kế hoạch phân bổ vốn là khâu dễ bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm dẫn đến việc trong thực tế có một lượng vốn được phân bổ theo ý đồ chủ quan của những cá nhân gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả trong đầu tư. Qua số liệu thực tế ở huyện Cẩm Giàng trong 3 năm từ 2014-2016 cho thấy công tác lập kế hoạch phân bổ vốn không sát với thực tế dẫn đến thực trạng giữa kế hoạch được giao và thực tế thực hiện vốn đầu tư có độ chênh khá lớn đặc biệt năm 2016 việc thực hiện tăng tới 218,3% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính của tồn tại này là: i) việc giao vốn bổ sung của tỉnh cho ngân sách của huyện tăng so với kế hoạch giao từ các nguồn tiền thu sử dụng đất, từ nguồn bổ sung có mục tiêu và nguồn thu khác ii) khi xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho năm sau phòng Tài chính- Kế hoạch huyện không căn cứ vào kế hoạch đấu giá sử dụng đất đã được phê duyệt của các xã, thị trấn trong toàn huyện. Để khắc phục hạn chế này yêu cầu đặt ra với cơ quan xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện, kế hoạch đấu giá sử dụng đất được duyệt của các xã, thị trấn trong huyện, bám sát kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư trong thực tế của những năm trước để làm cơ sở cho kế hoạch phân bổ vốn đầu tư. Vì vậy, việc phân bổ vốn phải được công khai minh bạch tuân theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức rõ ràng, kiên quyết xóa cơ chế xin cho. Xây dựng cơ chế
phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách.
Công tác chuẩn bị lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cho năm sau phải đảm bảo hoàn thành xong trước 31/10 của năm trước để các cấp trên cơ sở đó xây dựng dự toán và chủ động bố trí nguồn vốn cho từng dự án, công trình.
Việc bố trí vốn cho các dự án, công trình phải đảm bảo theo thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt.
Kiên quyết không bố trí vốn cho những dự án, công trình được phê duyệt dự án sau ngày 31/10 của năm trước (trừ các dự án mang tính cấp bách). Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kế hoạch hóa vốn đầu tư, trong thời gian tới UBND huyện Cẩm Giàng cần:
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh:
- Đó là các nhu cầu về học tập, văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, đi lại phải được chú ý đúng mức trong điều kiện có thể với quan điểm đầu tư cho con người, vì con người, trong đó rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Giáo dục và đào tạo là bộ máy cái của một quốc gia thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho trước mắt và lâu dài, đáp ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế trí thức. Do đó việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các trường, trang bị thiết bị đồ dùng học tập cho các trường học, các cấp học, chống dạy chay, học chay là một việc làm cấp bách. Bên cạnh đó phải chú ý đầu tư các trường dạy nghề khắc phục nhanh chóng trình trạng thừa thày thiếu thợ, thiếu thợ có tay nghề cao. Có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Chú trọng đúng mức đến nhu cầu về khám chữa bệnh, đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện, mở rộng và nâng cấp trang bị các thiết bị cần thiết cho các trạm y tế xã phường để đủ khả năng chữa các bệnh thông thường, sơ cứu, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thụ hưởng các thành quả của phúc lợi công cộng như các khu vui chơi giải trí, các nhà văn hoá cộng đồng vv…Đầu tư cho con người, phục vụ cho con
người, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế ngày một tốt hơn.
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các trình tự XDCB
- Chỉ lập, bố trí vốn cho một dự án khi: Dự án đó phải nằm trong quy hoạch xây dựng được duyệt, đã đảm bảo đủ điều kiện để thi công theo quy định của quy chế đầu tư XDCB và phải bố trí sát tiến độ mục tiêu thực hiện của dự án, tránh trình trạng bố trí vốn tách rời mục tiêu hoàn thành công trình tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, vốn đọng chậm phát huy được hiệu quả.
4.3.2.3. Nâng cao chất lượng đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Hiệu quả đầu tư, tình trạng thất thoát lãng phí vốn NSNN trong đầu tư XDCB phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Vì vậy, muốn quản lý tốt vốn NSNN trong đầu tư chúng ta phải thường xuyên có các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
- Đối với khâu lập dự án đầu tư: Chất lượng của một dự án đầu tư được quyết định bởi đơn vị tư vấn lập dự án đó, do vậy nếu đơn vị tư vấn kém năng lực chuyên môn thì sẽ cho ra sản phẩm là một dự án không đảm bảo chất lượng. Yêu cầu đặt ra là các dự án đầu tư phải do các đơn vị tư vấn thực hiện thông qua công tác lựa chọn công khai mang tính cạnh tranh cao để lựa chọn được những đơn vị tư vấn có đủ năng lực trình độ chuyên môn trong việc lập dự án đầu tư. Để nâng cao chất lượng của công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Một là: Đối với các tổ chức đơn vị thực hiện các công tác tư vấn và cơ quan được phân cấp giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế làm công tác tư vấn và công tác thẩm định.
+ Hai là: Các đơn vị tư vấn thường xuyên phải tăng cường các trang thiết bị phù hợp với từng công việc tư vấn, đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả để đảm bảo đủ điều kiện năng lực đáp ứng yêu cầu đối với công tác tư vấn theo quy định của pháp luật; thực hiện việc thi tuyển thiết kế kiến trúc theo điều 26 – nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Ba là: Cấp có thẩm quyền sớm thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng trong phạm vi cả nước theo quy định tại điều 4 - NĐ số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP để các chủ đầu tư quản lý dự án được tham khảo đầy đủ thông tin trong việc lựa chọn các nhà thầu tư vấn đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của dự án.
+ Bốn là: Khi lựa chọn các nhà tư vấn để thực hiện các công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư XDCB, thì các chủ đầu tư phải căn cứ vào điều kiện năng lực của các đơn vị tư vấn có phù hợp với quy định của Nhà nước để lựa chọn và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn các nhà tư tư vân không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
+ Năm là: Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động tư vấn đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vân xây dựng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm theo quy định của Luật xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đối với khâu thẩm định dự án đầu tư: Trong khâu thẩm định dự án đầu tư thì chất lượng thẩm định phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định, do vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư thì yêu cầu đối với cán bộ thẩm định dự án đầu tư phải có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng, chuyên môn về tài chính - kế toán, am hiểu công nghệ thông tin, được trang bị máy tính và phần mềm chuyên dụng về lập dự toán công trình xây dựng, được bố trí phòng làm việc riêng có đầy đủ các phương tiện làm việc, bảo quản và lưu giữ hồ sơ dự án thẩm định. Ngoài ra, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư, việc thẩm định dự án đầu tư yếu tố hiệu quả kinh tế phải được coi trọng đúng mức. Cơ quan, đơn vị thẩm định dự án đầu tư khi xem xét các yếu tố nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án nhất thiết cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành có liên quan để xem xét, tham khảo và phải làm rõ mục tiêu và hiệu quả kinh tế của dự án trước khi tổng hợp trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Đối với khâu quyết định phê duyệt dự án đầu tư: Phải xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư trong mối liên quan đến chất lượng, hiệu quả của từng dự án công trình theo phân cấp. Bởi mỗi dự án đều có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kiên quyết thực hiện
yêu cầu người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải sử dụng tốt các cơ quan chức năng, đơn vị tham mưu, đơn vị tư vấn để giúp mình xét duyệt các phương án đầu tư, thẩm định đánh giá dự án đầu tư. Ngoài ra, tất cả các dự án đầu tư phải được công bố, công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư, tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện, đơn vị tư vấn,... tại địa điểm thực hiện dự án và trụ sở HĐND - UBND xã, thị trấn nơi có dự án để nhân dân biết và tham gia giám sát, kiểm tra. Đối với các xã, thị trấn còn nhiều nợ đọng trong đầu tư XDCB thì kiên quyết không phê duyệt các dự án đầu tư mới (trừ các dự án có tính cấp bách), yêu cầu phải giải quyết dứt điểm các nợ đọng XDCB mới được tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư mới.
Thực hiện quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Luật Đầu tư công 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc hoàn thành dự án, chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ xây dựng và hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư phải làm đúng trách nhiệm và trực tiếp thực hiện đầy đủ các phần việc thuộc trách nhiệm của mình, không khoán trắng cho tư vấn và đặc biệt là nhà thầu xây lắp. Trong quá trình triển khai công tác khảo sát, thiết kế, chủ đầu tư phải cử cán bộ có nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và nghiệm thu quá trình thực hiện về quy trình, khối lượng, chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát và thiết kế công trình.
4.3.2.4. Hoàn thiện công tác thực hiện xây dựng công trình
* Về công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
năng lực hành nghề phù hợp, có giá hợp lý;
- Phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
+ Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết