Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 84)

Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ĐTXDCB cũng được coi là yếu tố có ảnh hưởng lớn. Thực tế cho thấy, hệ thống trang thiết bị phục vụ các hoạt động thanh tra, giám sát, quản lý,…như máy tính, phòng làm việc, hệ thống thông tin liên lạc… đầy đủ sẽ là tạo điều kiện cho công tác quản lý ĐTXDCB được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và có độ chính xác cao hơn.

Quản lý vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được sự đổi mới không ngừng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong quá trình tác nghiệp các cơ quan chức năng cần phải đổi mới không ngừng, nâng cao trình độ quản lý. Hiện nay các cơ quan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Cẩm Giàng đã được trang bị các thiết bị. Nhưng nhìn chung, trong thời gian qua, về cơ sở vật chất để đảm bảo công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện còn chưa đáp ứng yêu cầu. Qua điều tra khảo sát cho thấy, có 17 ý kiến tương ứng 28% ý kiến đánh cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ, còn tới gần 72% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, có 14 ý kiến tương ứng 23% ý kiến đánh

giá trang thiết bị hiện đại. Có 15 ý kiến tương ứng 25 % ý kiến cho rằng trang thiết bị đầy đủ và 14 ý kiến tương ứng 23% cho rằng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bổ sung thường xuyên. (Bảng 4.18). Thiết nghĩ, trong thời gian tới huyện Cẩm Giàng cần tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị hiện đại cho các cán bộ làm công tác quản lý để nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.

Bảng 4.18. Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

ĐVT: người

Chỉ tiêu Ý kiến

(n=60)

Tỷ lệ (%)

CSVC đáp ứng được yêu cầu công việc 17 28,33

Trang thiết bị hiện đại 14 23,33

Đầy đủ trang thiết bị 15 25,00

Các thiết bị được bổ sung, sửa chữa thường xuyên 14 23,33

Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ quản lý vốn ĐTXDCB (2017) 4.2.3. Năng lực bộ máy quản lý hành chính nhà nước

Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXDCB. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong ĐTXDCB. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động ĐTXDCB rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến các giai đoạn đầu tư như: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự án, công trình vào quản lý khai thác sử dụng.

Nhân tố con người được coi là yếu tố bên trong quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý ĐTXDCB cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cán bộ quản lý ĐTXDCB cấp huyện bao gồm lãnh đạo UBND huyện, cán bộ quản lý các phòng ban chức năng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhân viên kỹ thuật thực hiện công tác quản lý xây dựng, giám sát; đội ngũ kế toán dự án công trình… Nếu đội ngũ cán bộ có kiến thức và được đào tạo trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, giám sát, đánh giá được diễn ra có hiệu quả hơn, có chất lượng hơn và ngược lại. Cán bộ có năng lực tốt thì sẽ dễ dàng cho sản phẩm tốt, ngược lại năng lực yếu kém thì khó

có thể cho sản phẩm tốt. Ngoài năng lực, chuyên môn thì phẩm chất đạo đức cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhân tố con người. Một cán bộ quản lý ĐTXDCB có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc với tinh thần mẫn cán, tâm huyết sẽ giúp công việc trôi chảy hơn. Một cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức không tốt sẽ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, đặt lợi ích của cá nhân lên trước lợi ích của tập thể. Khi đó các hiện tượng bắt tay với nhà thầu tham nhũng, biển thủ, rút ruột… sẽ xảy ra thường xuyên, dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo, gây nguy hiểm cho xã hội.

Bảng 4.19. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

ĐVT: người Chỉ tiêu Ý Kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Trình độ, năng lực cán bộ Tốt 36 60,00 Bình thường 18 30,00 Yếu 6 10,00

Chuyên môn nghiệp vụ

Tốt 36 60,00 Bình thường 12 20,00 Yếu 12 20,00 Phẩm chất, đạo đức Tốt 18 30,00 Bình thường 24 40,00 Kém 18 60,00

Nguồn: Số liệu điều tra các doanh nghiệp (2017)

Qua điều tra lấy ý kiến đánh giá về trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, có 60 % số ý kiến cho rằng trình độ, năng lực cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện là tốt, 30% đánh giá trình độ năng lực cán bộ làm bình thường chỉ có 10% đánh giá trình độ, năng lực cán bộ yếu. Về chuyên môn nghiệp vụ có 60% ý kiến đánh giá tốt tuy nhiên bên cạnh đó có 20% ý kiến cho rằng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý còn yếu. Về phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác quản lý, đáng lưu ý có 30% ý kiến số ý kiến cho rằng phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý còn kém. (Bảng 4.19).

Trong thời gian tới, các cấp các ngành trên địa bàn huyện nói chung và trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng cần thay đổi nhận thức, tác phong làm việc và thái độ ứng xử đặc biệt là với các doanh nghiệp để có thể thu hút được các doanh nghiệp tốt tham gia đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

4.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ thực hiện dự án

Quy trình nghiệp vụ phải phù hợp với pháp luật, chế độ hiện hành của Nhà nước, bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Quy trình phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng ở những huyện khác nhau sẽ đạt được những hiệu quả khác nhau. Sự khác biệt đó thể hiện trong quy định ở tính rõ ràng, dễ hiểu và tính đồng bộ theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận và thời gian xử lý, bảo đảm vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa thuận lợi cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Nếu quy trình của cấp huyện đưa ra hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thực tế và bảo đảm các nguyên tác của pháp luật và chế độ hiện hành thì sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐTXDCB và ngược lại.

4.2.3.2. Sự phối kết hợp, tham gia quản lý giữa các ban ngành, các cấp

Đặc điểm của việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nguồn vốn đầu tư không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư và việc quản lý liên quan đến rất nhiều chủ thể, do đó đòi hỏi có sự phối kết hợp, tham gia giữa các ngành, các cấp. Công tác phối hợp của các ban ngành trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB, kế hoạch triển khai công tác đầu tư XDCB từ nguồn NSNN và quản lý dòng tiền của hoạt động đầu tư; đặt ra cơ cấu tổ chức giữa các đơn vị một cách hợp lý, có tổ chức, có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các ban ngành, của từng cá nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị. Nếu năng lực quản lý của bộ máy các cán bộ đứng đầu này yếu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN thì công tác quản lý sẽ không đạt hiệu quả. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại khi Nhà nước ta đang có chủ trương cắt giảm đầu tư công, triển khai quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng

Chính phủ về những giải pháp chủ yếu để xử lý, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Để thực hiện tốt các chỉ đạo trên rất cần sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt, trình phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.Thực hiện nghiêm các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Để đánh giá sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các đối tượng sử dụng công trình là các đơn vị và người dân trên địa bàn các xã điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy, đa số ý kiến cho rằng đã có sự phối hợp giữa các tổ chức nhưng chưa tốt (73,33 %), có 13 ý kiến tương ứng 21,67% số ý kiến cho rằng các tổ chức đã có sự phối hợp tốt trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Chỉ có 3 ý kiến (tương ứng 5%) được hỏi cho rằng chưa có sự phối hợp trong quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện. (Bảng 4.20). Như vậy, trong thời gian tới, các cấp chính quyền, các đơn vị, tổ chức cần tăng cường sự phối hợp trong quản lý để công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đạt kết quả tốt hơn.

Bảng 4.20. Đánh giá sự phối hợp trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

ĐVT: người Chỉ tiêu Ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Phối hợp tốt 13 21,67

Có phối hợp nhưng chưa tốt 44 73,33

Không có sự phối hợp 3 5,00

Nguồn: Kết quả điều đối tượng sử dụng (2017)

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

những năm vừa qua được đánh giá là tuân thủ đúng và đầy đủ theo các quy định của Nhà nước về quản lý vốn NSNN nói chung và vốn NSNN đầu tư cho XDCB nói riêng. Công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển của huyện trên mọi lĩnh vực, quyết định tạo lập lên hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình quản lý vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục. Những tồn tại hạn chế ở một số khâu như: Lập kế hoạch phân bổ vốn, tổ chức thực hiện đến thanh tra, kiểm tra và giám sát dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Đây chính là những căn cứ thực tiễn để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại huyện Cẩm Giàng. Trong thời gian tới, để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, về tổng thể cần quán triệt, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chung sau:

- Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của UBND tỉnh Hải Dương. UBND huyện Cẩm Giàng chỉ đạo, phối hợp các phòng, ban chức năng trong huyện triển khai các quy định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trong từng khâu của quá trình đầu tư; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản; định mức lập dự toán đầu tư và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định pháp luật; các dự án công trình từ chủ trương đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý thanh tra, kiểm tra.

- Quy định, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, dự án đầu tư; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung...; kiên quyết đưa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực trình độ chuyện môn yếu trong quản lý đầu tư XDCB.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án quy hoạch, kế hoạc đầu tư. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Triển khai phân

cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng, ban, giữa huyện với xã; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện, hoặc phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về công nghiệp – XDCB đối với hoạt động quản lý đầu tư XDCB; của chủ đầu tư. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, của cấp trên. Xây dựng lộ trình cụ thể để từng bước xoá bỏ tình tạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

- Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư XDCB để kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền, hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB đồng bộ hơn, cơ tính pháp lý cao hơn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tư XDCB trong thời gian tời, có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kịp thời những công trình có biểu hiện tiêu cực được nhân dân và công luận phản ánh.

- Giải quyết triệt để nợ đọng vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là nợ đọng của các công trình, dự án có nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, hàng quý, năm có báo cáo kịp thời với sở Tài chính và các ban ngành chức năng trong tỉnh.

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng

+ Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)