trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự 2015
3.4.1. Những điểm tích cực
Từ khi BLDS Việt Nam 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2017, điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã chứng minh được giá trị trong thực tiễn đời sống hợp đồng, giúp các chủ thể của hợp đồng có định hướng xử lý hợp đồng trong trường hợp xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Thật vậy, từ khi điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản được đưa vào BLDS 2015, các thẩm phán có thể sử dụng công cụ hoàn cảnh thay đổi cơ bản để đánh giá sự kiện khách quan cản trở việc thực hiện hợp đồng có phải là hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không trong một số bản án. Có thể kể đến như: Vụ tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Nguyên đơn là Công ty TNHH một thành viên Thương mại du lịch P (sau đây gọi là Công ty P) và Bị đơn là Công ty TNHH V (sau đây gọi là Công ty V).114 Nguyên đơn đã viện dẫn Điều 420 để yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê thương hiệu vì lý do Nguyên đơn bị chủ cửa hàng chấm dứt hợp đồng thuê cửa hàng dẫn đến không còn 112 Fritz Enderlein & Dietrich Maskow (1992), International Sales Law: United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods, NXB. Oceana Publication, New York, tr. 353;
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/enderlein.html, (truy cập ngày 10/09/2019).
113 PICC (2016), tlđd.,Điều 6.2.3.2.
114Bản án số 06/2017/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; tuyên hủy thư bảo lãnh [2017], Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, Thành phốĐà Nẵng.
địa bàn để kinh doanh thương hiệu của Bị đơn. Điều đáng lưu ý là nguyên nhân dẫn đến Công ty P bị chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng là do bên này đã không thanh toán được tiền thuê nhà ba tháng liên tiếp. Như vậy, mặc dù việc bị thu hồi mặt bằng kinh doanh có thể coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưng nguyên nhân một phần do lỗi của bên bị ảnh hưởng nên trường hợp này không thể viện dẫn Điều 420 để yêu cầu chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng.
Hoặc như trong vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần Kinh doanh bất động sản C (Nguyên đơn) và bà Huỳnh Ngọc D (Bị đơn), Tòa án xem xét việc chấm dứt thực hiện hợp đồng một phần cũng do hoàn cảnh đã thay đổi cơ bản (giá trị quyền sử dụng đất thay đổi so với khi ký kết hợp đồng nhưng hai bên không thỏa thuận lại) theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự.115
Có thể thấy quy định của luật Việt Nam khá cụ thể và chặt chẽ trong việc giải thích rõ các điều kiện cho phép không tiếp tục thực hiện (chấm dứt) hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.116 Tinh thần của điều luật hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam trong bối cảnh áp dụng nguyên tắc về tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên vì suy cho cùng, hợp đồng là kết quả của sự thoả thuận tự nguyện và rằng các bên phải chịu trách nhiệm với các quyết định của mình khi tham gia vào hợp đồng.117
Với nhìn nhận như vậy, có thể thấy pháp luật hợp đồng Việt Nam một mặt thừa nhận thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này,118 mặt khác giữ lại những nét riêng cần có phù hợp với bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện nay.119
3.4.2. Hạn chế
Từ những phân tích tại Chương III phía trên, có thể thấy những hạn chế của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:
115Bản án số 46/2020/DS-PT về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [2020], Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
116TS. Đoàn ThịPhương Diệp (2019), “Pháp luật hợp đồng Việt Nam nhìn ởgóc độ so sánh với luật Cộng hòa
Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 11(386).
117 Như trên.
118 Ngô Thu Trang - Nguyễn ThếĐức Tâm (2017), “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(345), tr. 60-67.
Một là, một số khái niệm vẫn còn chưa rõ ràng.
Điều 420 xuất hiện một số khái niệm như “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “thời hạn hợp lý”, “chi phí thực hiện hợp đồng”,… Những khái niệm này chưa được giải thích trong luật cũng như từ ngữ sử dụng còn mơ hồ, chung chung. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng gây khó khăn cho các Thẩm phán trong việc xác định.
Hai là, thiếu quy định về những nghĩa vụ.
Điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ quy định về quyền đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này cần phải kèm theo nghĩa vụ đàm phán và nghĩa vụ chứng minh. Việc thiếu quy định về nghĩa vụ đàm phán là không phù hợp với nguyên tắc thiện chí xuyên suốt BLDS nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như nguyên tắc
pacta sunt servanda được thừa nhận rộng rãi trong luật quốc tế. Hơn nữa, việc thiếu
quy định về nghĩa vụ đàm phán và nghĩa vụ chứng minh sẽ giảm trách nhiệm của các bên trong việc cố gắng tìm giải pháp trước khi đưa vụ việc ra Tòa án sau khi sự kiện hoàn cảnh thay đổi xảy ra.
Ba là, có sự mâu thuẫn giữa BLDS và Luật Trọng tài thương mại.
Sự mâu thuẫn giữa BLDS và Luật Trọng tài thương mại là dễ nhận thấy nhất như đã trình bày phía trên. Khi quy định Tòa án là cơ quan tài phán duy nhất có thẩm quyền trong việc xử lý những tranh chấp có yếu tố liên quan tới sự kiện hoàn cảnh thay đổi mô hình chung đã làm nảy sinh mâu thuẫn về thẩm quyền với Trọng tài nếu các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài trước đó.
3.4.3. Nguyên nhân
Trước khi điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được đưa vào BLDS 2015, khái niệm điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn còn tương đối xa lạ với những cá nhân trực tiếp tham gia soạn thảo hợp đồng của các Doanh nghiệp Việt Nam,120 và
120 Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển (2015), “Điều khoản Hardship trong Hợp đồng mua bán Hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 70, 50-59, tr. 50.
những người trực tiếp soạn thảo hợp đồng cũng không có ý định sử dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản,121 mặc dù khái niệm Hardship đã xuất hiện từ năm 1960, được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989.122
Tuy nhiên, do điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản này lần đầu tiên được quy định trong BLDS Việt Nam 2015 nên vẫn là một quy định mới và khá phức tạp. Để triển khai thi hành trên thực tiễn, cần có sự nghiên cứu và nhìn nhận nghiêm túc từ phía nhà làm luật, nhà nghiên cứu, đặc biệt là của các thẩm phán trong việc giải quyết các vụ việc liên quan.123 Đặc biệt, những vấn đề bất cập được nêu trong Chương III này cần phải xem xét kĩ và cần có những giải pháp, đề xuất kịp thời.
TIỂU KẾT
Qua những phân tích và so sánh về các điều khoản trong Công ước CISG, PICC và BLDS Việt Nam, khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ phát sinh các hệ quả pháp lý như quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng để cân bằng lợi ích cho các bên. Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng hoặc là chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, người viết nhận thấy còn một số vấn đề còn bất cập về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được quy định trong BLDS Việt Nam 2015. Bởi thế, người viết có những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định trong Bộ luật liên quan đến hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như được trình bày ở Chương IV dưới đây.
121 Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển (2015), tlđd., tr. 57.
122 Ugo Draetta (2004), “Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản Hardship trong hợp đồng quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” do Nhà pháp luật Việt –Pháp, ngày 13-14, tháng Mười Hai năm 2004, Hà Nội, Việt Nam, tr.181.
CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ