Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 63 - 64)

VIỆT NAM

Quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một quy định mới trong BLDS 2015 (lần đầu tiên được các nhà soạn thảo luật Việt Nam đưa vào trong chế định của BLDS). Cũng do sự thiếu vắng các án lệ và giải thích từ cơ quan chuyên môn nên việc áp dụng còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, việc nghiên cứu để nắm rõ được bản chất và cách áp dụng quy định này là việc hết sức cần thiết. Sau khi phân tích điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản như ba chương nêu trên, tại Chương IV này, người viết sẽ nêu đề xuất giải thích điều khoản để phù hợp với việc hiểu và áp dụng các quy định này vào thực tiễn đời sống soạn thảo hợp đồng.

4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Qua việc đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những bất cập trong quy định pháp luật như đã phân tích ở Chương III, định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ liên quan đến: (a) nghĩa vụ đàm phán, (b) chủ thể đàm phán lại hợp đồng, (c) nghĩa vụ chứng minh ảnh hưởng của Hoàn cảnh thay đổi, (d) cách giải thích các thuật ngữ “thời hạn hợp lý”, “thiệt hại nghiêm trọng”, (e) thẩm quyền của Tòa án. Bên cạnh đó, người viết cũng đề cao vai trò của Trọng tài – một cơ quan tài phán có thẩm quyền trong việc cân bằng quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Từ việc thiếu quy định về một số khái niệm, quy định chưa đầy đủ về nghĩa vụ của các bên, cũng như bỏ sót thẩm quyền của Trọng tài trong các phương pháp giải quyết tranh chấp dẫn đến gây mâu thuẫn giữa BLDS và luật chuyên ngành, người viết nhận thấy yêu cầu chỉnh lý quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã trở thành một yêu cầu cấp bách hiện nay. Để thực hiện được điều này, người viết đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên xem xét ban hành nghị quyết hướng dẫn các

Tòa án áp dụng thống nhất Điều 420 BLDS năm 2015,124 đặc biệt là đối với các vấn đề đã được trình bày trong Chương III nêu trên.

Bên cạnh đó, khi việc chỉnh lý, bổ sung về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản chưa được kịp thời hoàn thiện, các Luật sư, doanh nghiệp và những người tham gia soạn thảo hợp đồng cũng cần chủ động nghiên cứu và soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào trong hợp đồng với những quy định cách hiểu một số thuật ngữ trong điều khoản này. Những giải pháp này sẽ liên quan đến cách giải thích và áp dụng điều khoản cho các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 63 - 64)