3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng
3.1.2. Chủ thể trong đàm phán
Trong Công ước CISG, ngoài các chủ thể của hợp đồng, Công ước có nhắc tới “người thứ ba” như sau:
“Điều 79
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
85 PICC (2016), tlđd.,Điều 6.2.3.1
86 Nguyễn Huy Hoàng (2015), Hệ quả pháp lý khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Trường Đại học Trà Vinh.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.”
Khoản (2), Điều 79 Công ước CISG là một quy định tương đối khắt khe, nghiêm ngặt, đặt ra quyền được miễn trách của một bên trong trường hợp “do người thứ ba” nhưng phải đáp ứng hai điều kiện: (i) Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và (ii) Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
Nghĩa là, một bên được miễn trách trong trường hợp bên thứ ba không thực hiện hợp đồng cấu thành một trường hợp trở ngại/hoàn cảnh thay đổi cơ bản đối với bên vi phạm và bên thứ ba cũng được miễn trách khi đáp ứng đồng thời ba điều kiện: xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên; không thể lường trước được một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng; sự kiện và hậu quả của nó không tránh được hoặc không thể khắc phục được.88
Khoản 2, Điều 79 nêu ra một chủ thể “bên thứ ba”. “Bên thứ ba” cần được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm những trường hợp như bên bán chuyển giao nghĩa vụ của mình cho bên thứ ba để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu về mặt chất lượng, kỹ thuật được đưa ra bởi bên mua; bên bán ủy quyền cho bên thứ ba để mua và giao dịch với bên mua. Như vậy, sự tham gia của bên thứ ba phải có mục đích trực tiếp thực hiện hợp đồng giữa bên bán và bên mua.89 Khoản 2 Điều 79 không áp dụng cho bên thứ ba nào đơn thuần tham gia với tư cách hỗ trợ hoặc tạo tiền đề cho một bên thực hiện hợp đồng chính, phải có một liên kết hữu cơ “organic link” giữa hợp đồng chính (bên bán và bên mua) và hợp đồng phụ (bên thứ ba với một bên hợp đồng).90
Chủ thể trong đàm phán lại hợp đồng bao gồm những đối tượng nào chưa được xác định cụ thể trong BLDS Việt Nam. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là quy định áp dụng cho tất cả các hợp đồng, kể cả hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Nếu việc điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
88 Công ước CISG, tlđd., Điều 79(1).
89 CISG Advisory Council, Mục 22, Opinion No 7, http://www.cisgac.com/cisgac-opinion-no7/ (truy cập ngày
04/12/2019).
90 John O. Honnold; Uniform Laws for International Trade: Early "Care and Feeding" for Uniform Growth; http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/honnold.html (truy cập ngày 04/12/2019).
bản có thể tác động đến lợi ích của người thứ ba thì có cần sự đồng ý của người thứ ba hay không?
Khi đặt điều khoản “Thực hiện Hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” trong so sánh với các điều khoản khác của BLDS 2015, người viết nhận thấy có điểm mâu thuẫn, điển hình như quy định giữa Điều 417 với Điều 420 BLDS 2015.
“Điều 417. Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.”
Trong việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, Điều 417 BLDS Việt Nam 2015 quy định không được sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý. Vậy nếu người thứ ba không đồng ý việc sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng thì thỏa thuận để cân bằng quyền và lợi ích giữa các bên tham gia giao kết theo Điều 420 liệu còn có giá trị? Và nếu người thứ không đồng ý thì Tòa án có quyền can thiệp nữa hay không?
Có học giả cho rằng: “Sửa đổi hợp đồng chỉ có hậu quả là làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, chứ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp như vậy, việc sửa đổi hợp đồng có thể được thực hiện theo ý chí của các bên” còn nếu “sửa đổi hợp đồng có hậu quả là làm thay đổi (gia tăng hoặc giảm bớt) lợi ích của người thứ ba, thì cần phải có sự đồng ý của người thứ ba”.91 Tuy nhiên, người viết cho rằng việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản không cần thiết cần phải có sự đồng ý của người thứ ba. Bởi việc xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản là sự kiện khách quan mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn xảy ra. Nên việc sửa đổi hợp đồng là do nguyên nhân khách quan tác động, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên chứ không phải do ý chí chủ
91 Ngô Quốc Chiến (2015),“Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”,
quan. Hơn nữa, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, bên thứ ba là người hưởng quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho nên khi sửa đổi hợp đồng không cần phải có sự đồng ý của người thứ ba. Kể cả trong trường hợp quyền lợi của bên thứ ba bị giảm sút sau khi hợp đồng được điều chỉnh thì họ vẫn là bên hưởng quyền (dù có thể quyền lợi bị giảm đi so với thỏa thuận ban đầu) và cũng phải thực hiện nguyên tắc thiện chí, chia sẻ những khó khăn với bên bị bất lợi khi xảy ra sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản.