Khái niệm “thời hạn hợp lý”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 53 - 54)

3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng

3.1.4. Khái niệm “thời hạn hợp lý”

Các nhà soạn thảo Việt Nam có thể đã kế thừa thuật ngữ “thời hạn hợp lý” của Khoản 4, Điều 79 Công ước CISG.

Điều 79

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo

không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ

đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”

Nhưng trong Công ước này, thuật ngữ “thời hạn hợp lý” cũng không được giải thích mà chỉ có ý kiến của học giả. “Thời hạn hợp lý” có thể là một thời gian ngắn: tùy vào hoàn cảnh có thể yêu cầu thông báo ngay lập tức.94 Thời gian bắt đầu được tính ngay khi trở ngại và hậu quả của trở ngại đối với hợp đồng được biết đến; hoặc từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ phải biết.95 Thiện chí được thể hiện khi cả hai bên thông báo liên tiếp, nếu trong trường hợp bên không thực hiện nghĩa vụ không thể ngay lập tức cho biết hậu quả của trở ngại sẽ là gì.96

Còn theo PICC, quy định về thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng là phải được đưa ra đúng lúc.

Điều 6.2.3.

1) Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm

phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn

cứ.”

“Thời hạn hợp lý”, có thể nhìn nhận là khái niệm tương đối mơ hồ. BLDS 2015 không quy định cách xác định khoảng thời gian “hợp lý” là bao lâu. Tuy nhiên, thuật

94 Dionysios Flambouras (2002), “Comparative Remarks on CISG Article 79 & PECL Articles 6:111, 8:108” http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/peclcomp79.html (truy cập ngày 01/12/2019).

95 Như trên.

ngữ “thời hạn hợp lý” cũng được nhắc đến trong nhiều quy định khác của BLDS 2015 như: Điều 142,97 Điều 143,98 hay Điều 300.99

Vậy khái niệm “thời hạn hợp lý” tại Điều 420 cần phải được đặt trong mối tương quan diễn giải chung của BLDS, xét đến các yếu tố của giao dịch và của hoàn cảnh.100 Thông thường, để đảm bảo tiêu chí khách quan, tính “hợp lý” được xem xét bởi một bài test khách quan, theo đó, thời hạn hợp lý là thời hạn mà trong hoàn cảnh tương tự, một bên nếu tuân thủ đúng nguyên tắc thiện chí phải đưa ra yêu cầu.101

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)