Xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 73)

trong hợp đồng

Điều khoản “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” cần được các bên soạn thảo trong hợp đồng một cách chặt chẽ, để tránh những mâu thuẫn, rủi ro không đáng có khi sự kiện xảy ra. Người viết đề xuất bên cạnh những quy định trong Điều 420 BLDS, nên soạn thảo thêm những điều khoản trong hợp đồng về hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau.

Một là, nên cân nhắc thỏa thuận về tính nghiêm trọng của thiệt hại do Hoàn cảnh thay đổi cơ bản gây ra (ví dụ giá tăng 50%,…) theo từng trường hợp cụ thể

“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

Tuy nhiên, một thiệt hại dưới 50% giá trị hợp đồng sẽ không được coi là thiệt hại nghiêm trọng.

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”

Hai là, nên quy định về sự thiện chí và thời gian yêu cầu đàm phán

“2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng

có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý và đầy

đủ cơ sở. Bên kia phải có nghĩa vụ thiện chí khi yêu cầu đàm phán hợp đồng được đưa ra.

Khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng được tính từ thời điểm có đủ căn cứ xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho đến trước khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng. Nếu ngoài khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng không đưa ra yêu cầu đàm phán lại hoặc căn cứ chứng minh thì có thể ngầm hiểu rằng bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã từ bỏ quyền của mình, không mong muốn đàm phán lại và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.”

Ba là, nên bổ sung Trọng tài là cơ quan có quyền sửa đổi chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

“3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Bốn là, bổ sung quyền tự thỏa thuận của các bên về việc có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay không trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

“4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án hoặc Trọng

tài giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc Tòa án, Trọng tài có quyết định khác.”

Nếu quy định như vậy, quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng có phần sẽ chặt chẽ hơn so với quy định tại Điều 420 BLDS Việt Nam 2015. Tuy nhiên, những đề xuất soạn thảo điều khoản trong hợp đồng như vậy chỉ mang tính chất tham khảo, các Luật sư, Doanh nghiệp nên soạn thảo điều khoản tùy vào từng trường hợp cụ thể.

4.3. Một số kiến nghị

Dựa trên những đề xuất người viết trình bày phía trên, người viết nhận thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật (sửa đổi điều khoản, hoặc ban hành nghị định hướng dẫn,…) là điều rất cần thiết. Sẽ rất lý tưởng nếu điều khoản hoàn cảnh thay đổi được bổ sung thêm nghĩa vụ chứng minh như sau:

“2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng

có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý và đầy

đủ cơ sở. Bên kia phải có nghĩa vụ thiện chí khi yêu cầu đàm phán hợp đồng được đưa ra.”

Hoặc bổ sung thêm cơ chế Trọng tài để không gây mâu thuẫn với luật chuyên ngành như nêu tại Mục 4.2:

“4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án hoặc Trọng

trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc Tòa án, Trọng tài có quyết định khác.”

Tuy nhiên, với đặc thù pháp luật Việt Nam hiện nay, việc sửa đổi hay ban hành một văn bản pháp luật đòi hỏi một thời gian dài và quy trình thông qua phức tạp. Để sửa đổi hay ban hành một văn bản pháp luật cần phải trải qua những trình tự như sau: trình bày tờ trình về dự kiến sửa đổi, ban hành; Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể; sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.141

Do đó, giải pháp hoàn thiện pháp luật khó có thể thực hiện được trong thời gian tới. Từ năm 2015 tới nay, khi BLDS Việt Nam đã đi vào cuộc sống, các chủ thể trong hợp đồng vẫn phải thường xuyên sử dụng, viện dẫn điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh. Khi rơi vào những trường hợp như vậy, giải pháp tình thế (khi luật chưa kịp sửa đổi) cho các bên trong tranh chấp để xử lý dễ dàng hơn đó là việc quy định trực tiếp trong hợp đồng như đề xuất của người viết tại Mục 4.3. nêu trên. Luật sư hoặc người soạn thảo hợp đồng có thể quy định trực tiếp về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại hợp đồng. Bên cạnh đó, các thẩm phán Tòa án có thể sử dụng cách giải thích như nêu tại Mục 4.1. để áp dụng trong những tình huống các bên đề nghị Tòa án giải thích hoặc sử dụng để giải thích, thỏa thuận giải pháp trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tóm lại, dựa trên những đề xuất ở trên, người viết kiến nghị những giải pháp liên quan đến việc diễn giải điều khoản và soạn thảo hợp đồng trong sự kiện hoàn cảnh thay đổi để có giá trị thực tiễn tối ưu.

TIỂU KẾT:

Với những đề xuất nhằm hoàn cthiện các quy định của BLDS Việt Nam 2015 liên quan đến quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, dựa trên những công việc thực tiễn của bản thân, người viết hi vọng những giải pháp được đề cập ở Chương IV này là những giải pháp phù hợp với thực tiễn và hỗ trợ phần nào các Luật sư tư vấn, Doanh nghiệp và Tòa án – Trọng tài trong việc giải thích và áp dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

KẾT LUẬN

Với 04 chương trong bài Luận văn, người viết hi vọng đã mang tới một cái nhìn tổng quát về mặt lí luận và thực tiễn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài Luận văn đã nêu khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các điều kiện bổ sung để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản thường thấy. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được phân tích trong bài Luận văn dựa trên không chỉ điều khoản 79 của Công ước CISG, Điều 6.2.1, Điều 6.2.2 và Điều 6.2.3 PICC, Điều 420 BLDS Việt Nam 2015, mà còn dựa trên các vụ việc, bình luận của Hội đồng Điều hành UNIDROIT và ý kiến các học giả trong và ngoài nước. Việc sử dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi là không thể phủ nhận từ nhu cầu làm cân bằng lại các nghĩa vụ hợp đồng của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng các điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Trong Luận văn của mình, người viết đưa ra những án lệ “điển hình” liên quan đến điều khoản “impediment” (trở ngại khách quan) và “hardship” (hoàn cảnh thay đổi cơ bản) trên thế giới (trong đó có 02 vụ việc đã được xem xét tại Việt Nam). Những án lệ này đã tạo nên một bức tranh rộng lớn và sinh động về đời sống của hợp đồng và những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên thế giới hiện nay. Qua phân tích các vụ việc này, người viết nhận thấy không phải mọi sự thay đổi về hoàn cảnh đều được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản; cũng như không phải mọi vụ việc đều có thể áp đặt những tiêu chí đánh giá giống nhau. Việc đánh giá sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản này thường được Tòa án, Trọng tài xem xét dưới nhiều góc độ và có những cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ trong luật,…

Hiện nay, pháp luật quốc tế cũng không có bất kì quy định nào là “hình mẫu” để các quốc gia áp dụng như một mẫu số chung. Sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản cần được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện trong hệ thống nội luật qua từng giai đoạn. Đối với Việt Nam, Điều 420 của BLDS 2015 - quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản bộc lộ cả những ưu và khuyết điểm. Giải pháp để điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản phát huy được hiệu quả trong thực tiễn đó là hoàn thiện các bất cập của luật, đề cao vai trò, thẩm quyền của Tòa án – Trọng tài trong quá trình xét xử, và dựa trên thiện chí của các bên tham gia hợp đồng. Để làm được điều này, các nhà soạn

thảo luật ở Việt Nam có thể tiếp tục học hỏi các chế định từ các điều khoản được ghi nhận trong Công ước CISG, PICC hay quy định của các nước khác để hoàn thiện những bất cập trong luật. Đối với Tòa án – Trọng tài, thẩm phán và Trọng tài viên có thể coi phán quyết, quyết định của Tòa án, Trọng tài trong các án lệ cũng như ý kiến của học giả là một nguồn tham khảo trong việc nhận định trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cũng như có hướng giải thích các thuật ngữ chưa được quy định trong luật một cách phù hợp. Đối với các bên trong hợp đồng, khi xảy ra sự kiện nằm ngoài kiểm soát và gây bất lợi cho một bên, các bên cần phải nỗ lực đàm phán, tìm kiếm giải pháp khắc phục trên tinh thần cầu thị để đạt được mục tiêu hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng – mà chính luật sư, doanh nghiệp là đối tượng cần tiếp cận các quy định trong luật cũng như cách giải thích để tư vấn và hỗ trợ đàm phán kịp thời. Qua đó, người viết đã đạt được nhiệm vụ nghiên cứu của mình đặt ra trong phần Mở đầu.

Xét về khía cạnh lí luận pháp lí lẫn thực tiễn, sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn là một vấn đề mới mẻ với Việt Nam (lần đầu tiên được ghi nhận trong BLDS 2015) và vẫn được coi là vấn đề “tốn không ít giấy mực” của các học giả trên thế giới. Bởi vậy, trong khuôn khổ hạn chế của Luận văn này, những nội dung mà người viết đưa ra không thể bao quát được toàn bộ các khía cạnh pháp lí trong tất cả các Công ước, Bộ quy tắc,… và các án lệ trên thực tiễn hết sức phong phú, đa dạng của trường hợp này. Do vậy, Luận văn khó có thể tiếp cận vấn đề “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” một cách toàn diện.

Bài Luận văn là những nỗ lực tối đa của người viết nhằm đưa tới cách tiếp cận vấn đề khách quan và đa chiều nhất. Tuy vậy, do một số yếu tố như năng lực, ngôn ngữ, khả năng tiếp cận các án lệ, thời gian hạn chế,… bài Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả bài Luận rất mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến từ các luật gia, luật sư, trọng tài viên, thẩm phán, các chuyên gia pháp lý, đặc biệt là các Doanh nghiệp tại Việt Nam và các quý bạn đọc để có thể rút kinh nghiệm, sửa đổi và tiếp tục hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các văn bản pháp lý

1.Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) ngày 01/01/1988.

2. Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) năm 2016. 3. Bộ luật Dân sự Pháp ngày 10/02/2016.

4. Sắc lệnh số 47, ngày 10/10/1945.

5. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 ngày 14/06/2005. 6. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 ngày 24/11/2015. 7. Luật Thương mại Việt Nam 2005 ngày 14/06/2005. 8. Luật Trọng tài thương mại 2010 ngày 17/06/2010.

9. Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015.

II- Phán quyết các vụ việc

10.Quyết định Giám đốc Thẩm số 14/2006/DS-GDT ngày 06/06/2006 về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản.

11. Bản án số 06/2017/KDTM-ST ngày 26/12/2017 về tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

12. Bản án số: 46/2020/DS-PT Ngày 12-3-2020 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 13. Vụ Egypt v. Yugo., [1989], Int'l Comm. Arb. No. 628.

14. Vụ Fibrosa SA v Fairbairn Lawson Combe Barbour Ltd. [1943] AC 32. 15. Vụ Spanish advertising agency, [2014], The Tribunal Supremo.

16. Vụ Gaz de Bordeaux (CMS Gas Transmission Company v. The Argentine Republic), Số. ARB/01/8 (Phán quyết) [2005] ICSID.

17. Vụ Schiedsgericht der Handelskammer, [1996], Hamburg Số 3229.

18. Vụ United States (Raw Materials Inc. v. Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004] U.S. Federal District Court, Northern District of Illinois.

19. Vụ Nuova Fucinati S.p.A. v. Fondmetal International A.B., [1993] Tribunale Civile (District Court).

20. Vụ Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., [1981].

21. Vụ Scafom International BV v. Lorraine Tubes (S.A.S) [2009], Supreme Court. 22. Vụ Himpurna California Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara (Phán quyết chung thẩm) [1999], Yearbook Commercial Arbitration. 2000.

III- Tài liệu nghiên cứu là sách a) Sách Tiếng Việt

23. Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự

năm 2015 (Sách chuyên khảo), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

25. Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) – Trường

Đại học Mở TP. HCM, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (trưởng nhóm), Bộ nguyên tắc Unidroit về

Hợp đồng thương mại quốc tế”, (2014), NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

b) Sách Tiếng Anh

27. Brunner, C., (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract Principles. Exemption for NonPerformance in International Arbitration, NXB. Kluwer Law International, Alphen aan den Rijin.

28. Fritz Enderlein & Dietrich Maskow (1992), International Sales Law: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, NXB. Oceana Publication, New York.

29. F. Hinestrosa (2008), Rapport Général-Révision du contrat, in Le Contrat, NXB. Société de législation comparée.

30.John Honnold (1989), Documentary History of the Uniform Law for International Sales, NXB. Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer

31.Rolf Kofod, (2011), “Hardship in International Sales CISG and the UNIDROIT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 73)