Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 57 - 59)

trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết

“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Khoản 4 này nằm trong Điều 420, tiểu mục 2 - Thực hiện hợp đồng của BLDS năm 2015 tức là ngoài trường hợp có thỏa thuận khác thì các bên trong hợp đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền và lợi ích của bên còn lại được diễn ra đúng như những gì đã được thống nhất.

Quy định về nghĩa vụ này trong PICC được thể hiện như sau:

“Điều 6.2.3. Hệ quả

2) Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, bản thân nó, không cho phép bên bị bất lợi có quyền tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình.”

Quy định này của PICC có phần hợp lý và đảm bảo quyền của bên có lợi ích bị ảnh hưởng hơn,108 bởi “Yêu cầu thương lượng lại tự thân nó không cho phép bên bị khó khăn ngừng thực hiện nghĩa vụ nhằm tránh việc các bên lợi dụng điều khoản này. Việc ngừng thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể được xem xét trong một số trường hợp ngoại lệ.”109 Ngoại lệ này có thể đến từ chủ thể có thẩm quyền như Tòa án (hoặc Trọng tài, mặc dù pháp luật hiện hành chưa quy định vai trò của chủ thể này trong việc giải quyết hậu quả pháp lý khi hoàn cảnh có sự thay đổi cơ bản). Vấn đề được đặt ra là bên không có lợi ích bị ảnh hưởng có thể lợi dụng để chuộc lợi hay bảo vệ lợi ích của riêng mình mà không tính đến những khó khăn mà bên kia đang gánh chịu. Vậy câu hỏi đặt ra là: Trong quá trình giải quyết, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không?

108 Nguyễn Thị Thúy Hường (2019), tlđd.

*** Một số quyền và nghĩa vụ khác được đặt ra theo Công ước CISG và PICC

Theo BLDS Việt Nam, khi xảy ra Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên có các quyền và nghĩa vụ như được phân tích ở trên. Tuy nhiên, khi đối chiếu so sánh với Công ước CISG và PICC, người viết có nhận thấy còn một số quyền và nghĩa vụ khác bên cạnh những quyền và nghĩa vụ được nêu trong luật Việt Nam. Cụ thể:

a) Theo Công ước CISG

Khoản 3, Điều 79 quy định hiệu lực của hành vi miễn trách như sau:

“3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.”

Việc một trở ngại ngăn cản một bên thực hiện nghĩa vụ được miễn không thực hiện trách nhiệm chỉ trong khoảng thời gian tồn tại trở ngại đó. Do đó, ngày miễn trừ thiệt hại chấm dứt là ngày hợp đồng thực hiện hoặc ngày mà các trở ngại đã được gỡ bỏ, tùy theo thời điểm nào muộn hơn.110

Khoản 5 của Điều 79 như sau: “Điều 79

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.”

Hiện tại, có rất nhiều cách tiếp cận về điều khoản này. Có học giả cho rằng, Khoản 5 Điều 79 đề xuất rằng một trở ngại miễn trừ chỉ "có tác dụng hạn chế đối với các biện pháp khắc phục có sẵn cho bên không thực hiện nghĩa vụ, Khoản 5 điều này dường như đảm bảo quyền yêu cầu thực hiện ngay cả khi việc thực hiện đã trở nên vĩnh viễn không thực hiện được nữa.111 Bên cạnh đó đó, cách tiếp cận hiện tại (cho phép một số việc thực hiện cụ thể ngay cả trong trường hợp miễn trừ trở ngại) dường như đã được đồng thuận: ít nhất quyền tiếp tục thực hiện tồn tại trong trường hợp tạm

110 Commentary 13, https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/text/secomm/secomm-79.html (truy cập ngày 09/10/2019).

111 Arthur Hartkamp (1994), "The UNIDROIT Principles For International Commercial Contracts and the

United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods", Comparability and Evaluation, tr. 96, http://tldb.uni-koeln.de/TLDB.html, (truy cập ngày 10/09/2019).

thời miễn trừ và yêu cầu phụ trợ có liên quan như lãi suất, tiếp tục tích lũy, do đó thúc đẩy các bên liên quan nỗ lực hơn để vượt qua trở ngại.112

b) Theo PICC

Việc yêu cầu đàm phán lại hợp đồng không cho phép bên bị bất lợi có quyền tạm đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ của mình113 chưa được ghi nhận trong BLDS Việt Nam (BLDS Việt Nam quy định “phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”, nghĩa là không được tạm ngừng, đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ), nhưng nghĩa vụ này được coi là nguyên tắc pacta sunt servanda đi theo tinh thần chung của luật quốc tế, rằng việc đàm phán lại giữa các bên phải được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, trung thực và hợp tác (tại Điều 1.7 và 5.1.3 PICC).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 57 - 59)