Xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 70 - 73)

a) Vai trò của Trọng tài chưa được phát huy

Trước khi BLDS 2015 ra đời, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo BLDS năm 2015 “bỏ quên” Trọng tài dẫn đến nhiều bất cập lớn trong quá trình vận dụng và giải quyết vấn đề về hợp đồng trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Cụ thể, Dự thảo BLDS có quy định về sự kiện “Hoàn cảnh thay đổi” như sau:

“Điều 443 – Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

137 Georges Rouhette, Isabelle de Lamberterie, Denis Tallon & Claude Witz (2003), Principle du Droit

3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian

hợp lý thì toà án có thể:

a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết

định;

b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng.

Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá

vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại.”

Tại thời điểm đó, cũng đã có rất nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi Dự thảo BLDS 2015 đề nghị xem xét bổ sung quy định về thẩm quyền của Trọng tài trong Dự thảo BLDS bên cạnh thẩm quyền của Tòa án.138

Hiện tại, Khoản 4, Điều 420 BLDS 2015 – điều khoản hiện hành (trên cơ sở Điều 443 Dự thảo BLDS 2015) mới chỉ nhắc đến chủ thể giải quyết tranh chấp là Tòa án, và vẫn bỏ ngỏ quy định về thẩm quyền của một chủ thể khác rất quan trọng và thường được sử dụng là Trọng tài. Xem xét mối tương quan giữa Điều 420 và quy định về thẩm quyền của Trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại 2010, có thể thấy một số mâu thuẫn còn đang tồn tại: như quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010:

“Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”

Hay như quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010:

“Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.

138 Đỗ Văn Đại (2015), Hội thảo chế định Hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), tlđd.;

PGS. TS. Đỗ Văn Đại tổng hợp, “Tổng hợp góp ý dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự của Hội đồng Khoa học

pháp lý thuộc VIAC”,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=588&TabIn dex=5&YKienID=540 (truy cập ngày 10/09/2019).

Như vậy, có thể xảy ra khả năng hợp đồng các bên ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại xảy ra tình huống Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và các bên không đạt được thỏa thuận trong thời hạn hợp lý. Trong trường hợp này, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp do các bên đã có thỏa thuận Trọng tài theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010. Vậy Tòa án sẽ phải từ chối giải quyết và không thể áp dụng các quy định về điều chỉnh lại hợp đồng theo như quy định tại Điều 420 BLDS 2015. Với quy định này, nảy sinh sự thiếu nhất quán của pháp luật, không những làm cho vấn đề khó khăn hơn vì bó hẹp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, mà còn gây mâu thuẫn giữa các ngành luật với nhau.

Vậy liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra trước Trọng tài để xem xét trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không?

Thực tiễn án lệ trên thế giới áp dụng PICC tại Tòa án trọng tài quốc tế ICC (số 7365/FMS, số 8873, 9994, 12446…) cũng như thực tiễn xét xử trọng tài của nhiều quốc gia (Hà Lan, Đức,…) cho thấy mặc dù luật chỉ định cơ quan xét xử là “Court” (Tòa án), tuy nhiên thuật ngữ “Tòa án” ở đây được diễn giải là bao gồm cả Tòa án Trọng tài (Arbitration Court) và vẫn cho phép Trọng tài có thẩm quyền xét xử trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.139 PGS.TS. Đỗ Văn Đại cũng cho rằng: “Điều luật đề cập tới vai trò của “Tòa án” và thuật ngữ “Tòa án” đã được lý giải tại khoản 2 Điều 1:301 theo đó “Thuật ngữ Tòa án cũng được áp dụng cho Tòa án trọng tài”. Nói cách khác, chủ thể được can thiệp để điều chỉnh lại hợp đồng không chỉ là Tòa án mà còn có thể cả Trọng tài”.140

b) Đề xuất diễn giải và sửa đổi

Như đã phân tích ở trên, Trọng tài cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc định đoạt số phận của hợp đồng nên là chức năng của cả Tòa án và Trọng tài Điều này là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở để tiếp tục đề xuất yêu cầu sửa đổi, điều

139 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.

140 Đỗ Văn Đại (2015), “Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 13, tr.31 – 40.

chỉnh lại Điều 420 BLDS để tránh mâu thuẫn với Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng như phù hợp với thông lệ và thực tiễn quốc tế. Vậy có nên chăng việc sửa đổi để tạo ra sự thống nhất trong quy định của pháp luật?

Bản thân công việc của người viết và thực tiễn các tranh chấp hợp đồng thương mại tại Văn phòng Luật cũng sử dụng đến chế tài Trọng tài rất nhiều. Do đó, người viết luôn mong mỏi có những điều chỉnh, sửa đổi luật hoặc thông tư hướng dẫn việc áp dụng quy định về Trọng tài trong trường hợp này. Tuy nhiên, người viết cũng nắm được rằng việc sửa đổi là nên nhưng không phải có thể thực hiện ngay lập tức, nên trong Luận văn này, người viết sẽ đề xuất việc diễn giải Khoản 4, Điều 420 này như sau: Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở có yêu cầu của nguyên đơn, tuy nhiên không bắt buộc các bên phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận Trọng tài, thì Trọng tài vẫn được vận dụng Điều 420 để giải quyết tranh chấp. Cách diễn giải này sẽ tránh tình trạng không có cơ quan nào có thẩm quyền xét xử vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 70 - 73)