về sự thay đổi hoàn cảnh
“Điều 420…
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;”
BLDS của một số quốc gia trên thế giới cũng đã ghi nhận quy định tương tự về vấn đề này, như trong BLDS Pháp: “….xảy ra một sự thay đổi về hoàn cảnh không
thể tính trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng….”,64 hay trong quy định của BLDS Đức: “…các bên nếu lường trước được sự thay đổi đó thì đã không ký hợp
đồng hoặc đã kí hợp đồng với một nội dung khác…”.65
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 420 BLDS Việt Nam 2015, hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết và các bên “không thể lường trước về sự thay đổi” này, tức là “sự thay đổi của hoàn cảnh” nằm ngoài ý chí của các bên;
Việc “lường trước được về sự thay đổi của hoàn cảnh” cũng phải dựa trên thực tế vụ việc, đồng thời cần phân định rõ “sự thay đổi hoàn cảnh” thuộc trường hợp có thể lường trước được nhưng do bên bị bất lợi cố tình hoặc vô tình không nhận thức được (do năng lực dự đoán yếu kém), hay do bản chất sự thay đổi hoàn cảnh đó là không lường trước được.66 Việc quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề này sẽ có tác dụng ràng buộc các bên phải có ý thức nghiên cứu cẩn thận, kĩ càng hơn trước khi quyết định ký kết hợp đồng, từ đó làm cho môi trường giao dịch ổn định hơn và giảm thiểu các tranh chấp không đáng có.67
Quy định về điều kiện thứ hai này của BLDS Việt Nam 2015 được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia,68 đồng thời có điểm tương đồng với quy định trong Công ước
64 BLDS Pháp sửa đổi, bổ sung sau đợt cải cách các quy định về pháp luật hợp đồng (theo Điều 2 sắc lệnh 2016 – 131 ngày 10/02/2016), Điều 1195 dưới tên gọi “sự thay đổi của hoàn cảnh” (changement de circonstances).
65 BLDS Đức (BGB), Điều 313 BGB dưới tên gọi “sự xáo trộn cơ sở của hợp đồng” (Störung der
Geschäftsgrundlage).
66 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.
67 Như trên.
68 Đàm Thị Diễm Hạnh và ThS. Lê Thị Kim Oanh (2010), “Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật Dân sự Việt Nam và Pháp – một số đề xuất, kiến nghị”, Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm
CISG “người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó
vào lúc ký kết hợp đồng”,69 và PICC về việc bên bị bất lợi đã không thể tính đến sự
kiện đó một cách hợp lý. “Điều 6.2.2. Định nghĩa
b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng;”
Ví dụ về điều kiện Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng đã được dẫn ra như sau: A cung cấp dầu thô ở quốc gia X cho B với một mức giá cố định trong vòng 05 năm, và nhận thức về căng thẳng chính trị trong khu vực. Hai năm sau khi ký kết hợp đồng, chiến tranh đã xảy ra khiến khủng hoảng năng lượng thế giới và giá dầu tăng đột biến. A trong trường hợp này không được viện dẫn Hoàn cảnh thay đổi vì giá dầu thô tăng như vậy không phải là không thể lường trước được.70
Đôi khi sự thay đổi hoàn cảnh là dần dần, nhưng kết quả cuối cùng của quá trình thay đổi dần dần có thể tạo thành một trường hợp Hardship.71 Nếu sự thay đổi đó bắt đầu trước khi hợp đồng được ký kết, Hardship sẽ không phát sinh, trừ khi tốc độ thay đổi tăng lên đáng kể trong suốt thời hạn của hợp đồng.72