So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 29 - 36)

Lý thuyết về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (lý thuyết hardship) có những điểm tương đồng nhất định với khái niệm Bất khả kháng đã tồn tại rất lâu trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Vì vậy, để hiểu rõ hơn bản chất của Hardship, người viết sẽ tiến hành so sánh giữa Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Công ước CISG, PICC và trong BLDS Việt Nam 2015 lần lượt như sau:

“Điều 79 – Công ước CISG

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”52

“Điều 7.1.7: Trường hợp bất khả kháng - PICC

1) Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.”53

“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời

hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự - BLDS 2015

52 Bản dịch của VIAC, http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van- kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019).

1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”54

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy Bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, nằm ngoài ý muốn và sự dự đoán của các bên, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến việc không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, đóng băng55… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng lại rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

Như vậy, sự kiện bất khả kháng và sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những đặc điểm sau đây: Đều là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng; xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng; các bên trong hợp đồng không thể dự đoán, tính đến trước được.

Bên cạnh đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể là những sự kiện gây ra bởi sự tăng giá đến 30% giá trị ban đầu của hàng hóa,56 không có khả năng giao hàng vì tình

54 BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Điều 156.

55 Vụ United States (Raw Materials Inc. v. Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004] U.S. Federal District

Court, Northern District of Illinois, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040706u1.html (truy cập ngày 02/12/2019), “Việc cảng bị đóng băng đã cản trở Forberich thực hiện nghĩa vụ của mình”, “Forberich đã đưa

ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ bị đóng băng từ cuối Tháng Một), thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động. RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là có thể dự đoán được, song lại không đưa ra được một bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác. Thêm vào đó, tòa cho rằng việc dẫn chiếu đến một án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở thượng nguồn sông Mississippi là thuyết phục (Vụ Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., [1981] La.Ct.App).”

56 Vụ Nuova Fucinati S.p.A. v. Fondmetal International A.B. [1993], Tribunale Civile [District Court]

trạng ngừng sản xuất khẩn cấp,57 và những khó khăn tài chính của bên nhà cung cấp cho người bán.58 Tuy nhiên, Hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn được đặt trong các sự so sánh như: sự thay đổi hoàn cảnh đe dọa con người hoặc tài sản, phá sản hoặc vấn đề tài chính của bên cung cấp sản phẩm cho bên bán, chi phí cơ hội, lợi nhuận và việc không đạt được mục đích.59 Trong bình luận của UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” (Comment), sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn thường được chấp nhận đối với những hợp đồng dài hạn, mặc dù điều này không loại trừ khả năng hoàn cảnh thay đổi cơ bản xuất hiện với các loại hợp đồng khác.60

Thực tiễn có thể đồng thời tồn tại hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng và hai sự kiện này cũng có thể gây nhầm lẫn. Trong trường hợp này, bên bị ảnh hưởng bởi các sự kiện đó phải quyết định viện dẫn lý do nào.61 Nếu bên đó viện dẫn sự kiện Bất khả kháng thì nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa vụ của mình.62

Còn nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán lại các điều khoản của hợp đồng để hợp đồng tiếp tục tồn tại với các điều khoản được sửa đổi.63

Tóm lại, có thể so sánh hai sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới các góc độ như sau:

Bất khả kháng

(Force Majeure)

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

(Hardship) Định nghĩa Theo BLDS Việt Nam Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

57 CLOUT Case No. 140 [1995], ICA Arbitral Tribunal, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950316r1.html, (truy

cập ngày 02/12/2019).

58 Vụ Schiedsgericht der Handelskammer, [1996], tlđd.

59 Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption,” Jurisprudence, Số 19(1): 121–141, tr. 130.

60 Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 267.

61 Như trên.

62 Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 270.

dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Theo Công ước CISG

Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng

Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó

hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó

Theo PICC

Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó

Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:

a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;

b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng;

c) các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và d) rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.

Ví dụ

Lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, đóng băng, chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ,…

Việc tăng giá so với giá trị ban đầu của hàng hóa, không có khả năng giao hàng vì tình trạng ngừng sản xuất khẩn cấp, những khó khăn tài chính của bên nhà cung cấp cho người bán,…

Đặc điểm

- Là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng;

- Là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng;

- Xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

- Xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng; - Các bên trong hợp đồng không thể dự đoán, tính đến trước được; - Các bên không thể khắc phục được và không thể thực hiện được hợp đồng nữa.

- Các bên trong hợp đồng không thể dự đoán, tính đến trước được; - Các bên vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng tuy nhiên việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.

Mục đích viện dẫn

Nếu viện dẫn sự kiện bất khả kháng thì nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán lại các điều khoản của hợp đồng để hợp đồng tiếp tục tồn tại với các điều khoản được sửa đổi.

TIỂU KẾT

Chương I đã giới thiệu khái quát sự ra đời của quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Hardship) trong BLDS Việt Nam 2015, Công ước CISG và PICC. Qua những phân tích trên đây, có thể thấy được tính cần thiết của việc tồn tại quy định điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong luật. Đối với Việt Nam nói riêng, việc bổ sung quy định về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một bước tiến trong BLDS Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế cũng như xu hướng phát triển của xã hội, góp phần bảo đảm và duy trì lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Chương I đồng thời cũng nêu được khái niệm của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG và PICC. Từ những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, những điểm giống và khác nhau với trường hợp bất khả kháng.

Các điều kiện để xác lập điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được phân tích trong Chương II. Người viết sẽ phân tích những điều kiện trong BLDS Việt Nam sau đó so sánh với những điều kiện về Hardship trong PICC và CISG.

CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC

Trong Chương II này, người viết sẽ phân tích những điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên các quy định trong BLDS Việt Nam năm 2015. Người viết cũng sẽ so sánh các điều kiện này với Công ước CISG và PICC.

Để tránh sự lạm dụng, gây thiệt hại cho một bên trong hợp đồng, các điều kiện áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã được đưa vào trong luật. Theo đó, một hoàn cảnh được xem là “thay đổi cơ bản” theo BLDS Việt Nam 2015 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng

“Điều 420…

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;”

Nguyên nhân dẫn đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng. Những nguyên nhân khách quan có thể được viện dẫn như bão, lũ lụt, đình công, quyết định của cơ quan có thẩm quyền,…

Còn trong PICC,

Điều 6.2.2. Định nghĩa

a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;”

Nếu bên bị thiệt hại đã biết các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng thì sẽ phải tính tới các sự kiện đó. Trong trường hợp như vậy, điều khoản hardship sẽ không thể được viện dẫn.

Điểm khác biệt giữa BLDS Việt Nam và PICC chính là quy định trong PICC về sự kiện “được bên bị thiệt hại biết đến”. PICC nhấn mạnh vào việc nhận thức “biết đến” của bên bị thiệt hại trong trường hợp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)