Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 47 - 49)

Nhắc lại hai vụ việc đã được xét xử tại Việt Nam được nêu ở mục 2.1., Chương II để thấy quy định điều chỉnh lại hợp đồng có những ý nghĩa nhất định. Cụ thể, đối với vụ việc thứ nhất, nếu cho phép điều chỉnh lại hợp đồng, các bên vẫn tiếp tục duy trì hợp đồng cho năm thứ ba và những năm tiếp theo. Đồng thời giá mà bên mua Việt Nam phải trả sẽ không còn là giá quá cao như trong hợp đồng quy định nữa (vì giá thực tế trên thị trường đã giảm xuống ba lần). Điều này sẽ loại bỏ bất công cho doanh nghiệp Việt Nam khỏi việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.

82 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 388.

83 F. Hinestrosa (2008), Rapport Général-Révision du contrat, in Le Contrat, NXB. Société de législation comparée, tr. 406.

Còn trong vụ việc thứ hai, nếu hợp đồng được điều chỉnh, Bên Bán (ông Son và bà Thìn) sẽ được nhận lại số tiền cao hơn, tương ứng với 03 triệu đồng năm 1992 được quy đổi lại vào năm 2006 (bởi giá trị kiot sau 14 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng đã cao hơn rất nhiều mức giá 7.800.000 đồng). Thật vậy, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét rằng “số tiền còn thiếu, bên mua là ông Thiết, bà Lới phải thanh toán cho bên bán là ông Son, bà Thìn theo thời giá (kiốt phải được định giá để ông Thiết, bà Lới thanh toán theo giá mới phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng)”.84 Ở đây, Tòa án tối cao theo hướng cần phải định giá lại kiốt có tranh chấp và bên mua phải thanh toán phần chưa thanh toán theo tỷ lệ tương ứng. Ví dụ, nếu giá trị tài sản có tranh chấp được định giá lại với giá là 78.000.000 đồng thì bên mua phải trả cho bên bán là 3/7.800.000 x 78.000.000 = 30.000.000 đồng.

Khoản 2 Điều 420 của BLDS 2015 đặt ra quyền đàm phán lại hợp đồng cho bên có lợi ích bị ảnh hưởng.

“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.”

Theo quy định này, chủ thể có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng là “bên có lợi ích bị ảnh hưởng” bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong trường hợp này bên có lợi ích bị ảnh hưởng cần chủ động trong việc yêu cầu bên kia đàm phán hợp đồng. Điều này giống với quy định trong PICC.

Điều 6.2.3.

1) Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ.”

Theo các quy định của PICC, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ

trong trường hợp xảy ra Hardship.85 Quy định này không nói rõ cụ thể thời hạn mà các bên được đàm phán lại hợp đồng, mà chỉ quy định một cách khái quát là thời hạn hợp lý hoặc là đúng lúc.86 Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải được đưa ra sớm nhất có thể ngay sau khi suy đoán là có hardship. Thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể… Bên bị bất lợi không mất quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng vì lý do duy nhất là đã không đưa ra yêu cầu đó trong thời hạn sớm nhất có thể.87

Tuy nhiên, người viết nhận định một số vấn đề từ quy định của BLDS Việt Nam như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ luật dân sự việt nam 2015, CISG và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)