Có nhiều quan điểm cho rằng, việc can thiệp của Tòa án vào “luật của các bên” là trái với bản chất của nguyên tắc Pacta sunt servenda. Tuy nhiên, việc can thiệp này là cần thiết bởi nó như “sợi dây trói buộc” mà bên bị ảnh hưởng sẽ mong muốn được “giải thoát” và chỉ Tòa án mới có khả khả năng “giải phóng” cho họ.102
Khoản 3 Điều 420 BLDS năm 2015 quy định về nguyên tắc và thẩm quyền can thiệp quan hệ hợp đồng của Tòa án trong trường hợp “các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng”.
“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
97 BLDS Việt Nam (2015), tlđd., Điều 142:
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;”
98 BLDS Việt Nam (2015), tlđd., Điều 143:
“Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện 1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;”
99 BLDS Việt Nam (2015), tlđd., Điều 300:
“Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp
lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.”
100 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.
101 Như trên.
102 Nguyễn Thị Thúy Hường (2019), “Hậu quả pháp lý khi hoàn cảnh có sự thay đổi cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng”, Tạp chí Tòa án, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/hau-qua-phap-ly-khi- hoan-canh-co-su-thay-doi-co-ban-trong-qua-trinh-thuc-hien-hop-dong (truy cập ngày 10/10/2019)
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.”
Việc “không thể thỏa thuận được” có thể là do một bên từ chối đàm phán hợp đồng hoặc là do các bên không đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng. Quy định tiến bộ này của BLDS Việt Nam là kế thừa từ PICC.103
“Điều 6.2.3. Hệ quả
3. Nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
Tuy nhiên, người viết có một số ý kiến bình luận về điều khoản này như sau.