Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 81 - 83)

PHẦN II : NỘI DUNG

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Cao đẳng

2.5.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận của sinh viên

Phân tích ANOVA nhằm tìm hiểu cảm nhận khác nhau của sinh viên thuộc giới tính khác nhau, khóa học khác nhau đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang.

2.5.4.1. Kiểm định sự khác biệt của sinh viên về chất lượng đào tạo theo giới tính Bảng 2.17: Kiểm định sự khác biệt về chất lượng đào tạo theo giới tính

Phân loại Nhóm ố mẫu trả lời Mức độ cảm nhận Độ lệch chuẩn

Giới tính Nam 114 3,38 0,858

Nữ 68 3,25 0,848

(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)

Trong kiểm định Independent- sample T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát. Nếu Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) <0,05 thì phương sai của nam và nữ khác nhau. Nếu Sig. ≥ 0,05 thì phương sai của nam và nữ khơng khác nhau. Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) thì có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của nam và nữ.

Bảng 2.18: Bảng kết quả Independent t-test

Kiểm định F Kiểm định T F Sig. T Df Sig. ự khác biệt 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên Hài lòng

Giả định phương sai

bằng nhau 0,019 0,892 1,424 362 0,155 -0,049 0,308

Giả định phương sai

không bằng nhau 1,421 316,07 0,156 -0,050 0,308

(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)

Qua số liệu bảng 2.18 ta thấy Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) >0,05 (bằng 0,892) nên chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là khơng có sự khác nhau về

phương sai của nam và nữ. Ngoài ra, Sig. trong kiểm định T = 0,155 (>0,05), nghĩa là khơng có sự khác biệt về trung bình của nam và nữ.

Nhìn chung, khơng có sự khác biệt về phương sai và trung bình của nam và nữ nhưng theo kết quả ở bảng 2.18 thì trung bình của nam là 3,38 cao hơn nữ là 3,25. Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường ở nam cao hơn ở nữ.

2.5.4.2. Kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên về chất lượng đào tạo theo khóa học

Trong nghiên cứu này tác giả kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường như thế nào?, tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA) để so sánh.

Bảng 2.19: Kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên theo khóa học Descriptives

CLDVĐT

Min Max

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Lower Bound Upper Bound khoa 16 48 3,43 0,816 0,099 3,23 3,62 1 5 khoa 15 87 3,48 0,782 0,088 3,31 3,66 1 5 khoa 14 26 3,25 0,891 0,111 3,03 3,47 1 4 khoa 13 21 3,15 0,951 0,128 2,89 3,40 1 5 Total 182 3,30 0,853 0,045 3,21 3,39 1 5

(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)

Qua kết quả bảng 2.19 đã cho ta thấy trung bình mức độ ảnh hưởng của sinh viên theo năm học là khác nhau. Sinh viên thuộc khóa 16 và khóa 15 thì mức độ ảnh hưởng về chất lượng các đào tạo của nhà trường là cao nhất (mean = 3,43; 3,48); tiếp theo là sinh viên thuộc khóa 14 (mean = 3,25) và cuối cùng là sinh viên khóa 13 (mean = 3,15). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của sinh viên về chất lượng các dịch vụ đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào khóa học của sinh viên, sinh viên sử dụng dịch vụ càng lâu thì mức độ ảnh hưởng về chất lượng các dịch vụ đào tạo

của trường càng thấp (sinh viên khóa 14 và khóa 13) đây là nhóm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)