Nhân tố
Hệ số hồi qui
chưa chuẩn hóa Các hệ số hồi qui chuẩn hóa
T Mức ý nghĩa Beta ai số chuẩn Beta (Constant) -0,898 0,447 -2,009 0,045 N1 0,094 0,063 0,068 1,500 0,134 N2 0,228 0,048 0,231 4,787 0,000 N3 0,306 0,064 0,239 4,810 0,000 N4 0,095 0,047 0,094 2,023 0,044 N5 0,097 0,065 0,073 1,500 0,135 N6 0,047 0,049 0,041 0,971 0,332 N7 0,114 0,054 0,088 2,110 0,036 N8 0,046 0,056 0,039 0,817 0,415 N9 0,360 0,046 0,370 7,874 0,000 a. Dependent Variable: CLDVĐT
(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)
Biến “Mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội” – N6 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,047; có hệ số beta dương là 0,041 và không có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,332 hay biến N6 ít ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo.
Biến “Chương trình đào tạo” – N7 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,114; có hệ số beta dương là 0,088 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,036 hay N7 ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo.
Biến “Chất lượng giảng viên” – N8 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,046; có hệ số beta dương là 0,039 và không có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,415 hay N8 ít ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo.
Biến “Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện” – N9 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,360; có hệ số beta dương là 0,370 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 hay N9 ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo.
Căn cứ vào hệ số Beta, chúng ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta nào càng lớn thì yếu tố đó có ảnh hưởng càng mạnh đến chất lượng đào tạo.
Phương trình hồi quy tuyến tính của mô hình có dạng:
C ĐT= - 0,898 + 0,228*N2 + 0,306*N3 + 0,095*N4 + 0,114*N7 + 0,360*N9
Tóm lại, kết quả kiểm định hệ số hồi qui các biến độc lập cho thấy các nhân tố N2, N3, N4, N7, N9 có mối quan hệ dương với chất lượng dịch vụ đào tạo. Như vậy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đó là: N9- Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện; N3-Tổ chức quản lý đào tạo; N2-Dịch vụ hỗ trợ đào tạo; N7-Chương trình đào tạo; N4-Trang thiết bị phòng học. Điều đó cho thấy, chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường tác động có mức ảnh hưởng là khác nhau. Trong đó, có những yếu tố tác động mạnh đến chất lượng đào tạo, hay cũng có yếu tố tác động thấp đến chất lượng đào tạo. Song, không phải vì vậy mà ta loại bỏ các yếu tố tác động thấp này và đây chính là cơ sở để chúng ta đề ra giải pháp hữu hiệu hơn để đem lại sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
2.5.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận của sinh viên
Phân tích ANOVA nhằm tìm hiểu cảm nhận khác nhau của sinh viên thuộc giới tính khác nhau, khóa học khác nhau đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang.
2.5.4.1. Kiểm định sự khác biệt của sinh viên về chất lượng đào tạo theo giới tính Bảng 2.17: Kiểm định sự khác biệt về chất lượng đào tạo theo giới tính
Phân loại Nhóm ố mẫu trả lời Mức độ cảm nhận Độ lệch chuẩn
Giới tính Nam 114 3,38 0,858
Nữ 68 3,25 0,848
(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)
Trong kiểm định Independent- sample T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát. Nếu Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) <0,05 thì phương sai của nam và nữ khác nhau. Nếu Sig. ≥ 0,05 thì phương sai của nam và nữ không khác nhau. Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) thì có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của nam và nữ.
Bảng 2.18: Bảng kết quả Independent t-test
Kiểm định F Kiểm định T F Sig. T Df Sig. ự khác biệt 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên Hài lòng
Giả định phương sai
bằng nhau 0,019 0,892 1,424 362 0,155 -0,049 0,308
Giả định phương sai
không bằng nhau 1,421 316,07 0,156 -0,050 0,308
(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)
Qua số liệu bảng 2.18 ta thấy Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) >0,05 (bằng 0,892) nên chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác nhau về
phương sai của nam và nữ. Ngoài ra, Sig. trong kiểm định T = 0,155 (>0,05), nghĩa là không có sự khác biệt về trung bình của nam và nữ.
Nhìn chung, không có sự khác biệt về phương sai và trung bình của nam và nữ nhưng theo kết quả ở bảng 2.18 thì trung bình của nam là 3,38 cao hơn nữ là 3,25. Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường ở nam cao hơn ở nữ.
2.5.4.2. Kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên về chất lượng đào tạo theo khóa học
Trong nghiên cứu này tác giả kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường như thế nào?, tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One – way ANOVA) để so sánh.
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng của sinh viên theo khóa học Descriptives
CLDVĐT
Min Max
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Lower Bound Upper Bound khoa 16 48 3,43 0,816 0,099 3,23 3,62 1 5 khoa 15 87 3,48 0,782 0,088 3,31 3,66 1 5 khoa 14 26 3,25 0,891 0,111 3,03 3,47 1 4 khoa 13 21 3,15 0,951 0,128 2,89 3,40 1 5 Total 182 3,30 0,853 0,045 3,21 3,39 1 5
(Nguồn: ết quả hả sát của tác giả năm 2018)
Qua kết quả bảng 2.19 đã cho ta thấy trung bình mức độ ảnh hưởng của sinh viên theo năm học là khác nhau. Sinh viên thuộc khóa 16 và khóa 15 thì mức độ ảnh hưởng về chất lượng các đào tạo của nhà trường là cao nhất (mean = 3,43; 3,48); tiếp theo là sinh viên thuộc khóa 14 (mean = 3,25) và cuối cùng là sinh viên khóa 13 (mean = 3,15). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của sinh viên về chất lượng các dịch vụ đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào khóa học của sinh viên, sinh viên sử dụng dịch vụ càng lâu thì mức độ ảnh hưởng về chất lượng các dịch vụ đào tạo
của trường càng thấp (sinh viên khóa 14 và khóa 13) đây là nhóm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường.
2.6. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu và lược khảo các tài liệu liên quan, tác giả dựa trên nền tảng của lý thuyết về sự hài lòng và xây dựng mô hình lý thuyết có 9 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có 5 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang bao gồm các nhân tố Như vậy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đó là:
N9-Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện; N3-Tổ chức quản lý đào tạo; N2-Dịch
vụ hỗ trợ đào tạo; N7-Chương trình đào tạo; N4-Trang thiết bị phòng học. Cả 5 nhân tố này đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang cụ thể như sau:
Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện – N9 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,360; có hệ số beta dương là 0,370 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 hay biến “Tổ chức đào tạo và qui chế rèn luận” – N9 ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
Tổ chức quản lý đào tạo – N3 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,306; có hệ số beta dương là 0,239 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 hay biến “Tổ chức quản lý đào tạo” – N3 ảnh hưởng lớn thứ hai đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
Dịch vụ hỗ trợ đào tạo – N2 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,228; có hệ số beta dương là 0,231 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 hay biến “Dịch vụ hỗ trợ đào tạo” – N2 ảnh hưởng lớn thứ ba đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
Chương trình đào tạo – N7 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,114; có hệ số beta dương là 0,088 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,036 hay biến “Chương trình đào tạo” – N7 ảnh hưởng lớn thứ tư đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
Trang thiết bị phòng học – N4 có hệ số hồi quy riêng phần là 0,095; có hệ số beta dương là 0,094 và có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,044 hay biến “Trang thiết bị phòng học” – N4 ảnh hưởng lớn thứ năm đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG C O HÀI NG C INH VI N V CH T Ư NG D CH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG C O Đ NG NGH
TI N GI NG
3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang nghề Tiền Giang
- Với phương châm mục tiêu đào tạo phải phù hợp với thực tế, phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ hay đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng quan hệ hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên.
Để có giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cần dựa vào thực trạng của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, nhu cầu của xã hội và yêu cầu của Bộ GD & ĐT và UBND tỉnh Tiền Giang cụ thể:
- Chất lượng đào tạo phải đạt chuẩn đầu ra.
- Chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Xây dựng chương trình đào tạo chưa có sự tham gia ý kiến của người sử dụng lao động.
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên của nhà trường còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy.
- Các đầu sách ở thư viện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang nghề Tiền Giang
Qua kết quả phân tích hồi qui, sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang có quan hệ dương với các nhân tố:
Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện, tổ chức quản lý đào tạo, dịch vụ hỗ trợ đào tạo, chương trình đào tạo, trang thiết bị phòng học. Điều đó có nghĩa là các nhân tố trên càng được nhà trường quan tâm đúng mức sẽ làm tăng sự đánh giá của sinh viên về chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó còn có 04 nhân tố ít ảnh hưởng đến sinh viên là hoạt động giảng dạy, mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, chương trình môn học và chất lượng giảng viên. Chính vì thế, trường Cao đẳng nghề Tiền Giang nên khai thác triệt để 05 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh viên và tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng tốt về chất lượng đào tạo cho sinh viên.
3.2.1. Tổ chức đào tạo và quy chế rèn luyện
Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang cần rà soát, siết chặt khâu tổ chức thực hiện quy chế đào tạo và rèn luyện để nâng cao tính kỷ luật, chất lượng đào tạo. Tiếp tục bố trí thời gian học tập thuận lợi cho sinh viên. Đặc biệt, cần tiếp tục nâng cao quy chế rèn luyện, đánh giá công bằng, khách quan hơn. Để đào tạo những con người năng động thì việc kiểm tra, đánh giá cần được nhà trường quan tâm đến tất cả các mục tiêu thành phần về nhận thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học nhằm đảm bảo đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện cũng như quản lý tốt quá trình học tập của sinh viên.
3.2.2. Tổ chức quản lý đào tạo
Tổ chức, quản lý là một trong những chức năng cơ bản của lãnh đạo. Không
có tổ chức, quản lý là không có lãnh đạo, hoạt động lãnh đạo sẽ không có hiệu quả
và sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Do vậy, cần phải có quá trình đổi mới cách tổ chức quản lý đào tạo cụ thể, là một công việc đòi hỏi phải được tiến hành, tổ chức thực hiện chặt chẽ, sâu sát.
Cần tiếp tục gia tăng chất lượng đào tạo thông qua việc chấp hành nghiêm các quy định về đào tạo theo khung chương trình; tăng cường kỷ luật thi cử và quản lý điểm. Đặc biệt, liên tục bám sát thời sự về xu hướng, nhu cầu thị trường lao động để cập nhật và kịp thời nghiên cứu đề xuất giải pháp định hướng đào tạo phù hợp nhu cầu thị trường lao động. Phát huy năng lực, thế mạnh, ưu điểm hiện có, như: đề thi bám sát với mục tiêu và nội dung của từng môn học; sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch học tập; tổ chức quy trình kiểm tra, thi rõ ràng; tài liệu, sách, báo, tạp
chí trong thư viện đảm bảo đầy đủ để sinh viên tham khảo, học tập và nghiên cứu; công tác tổ chức thi nghiêm túc và chặt chẽ để gia tăng hiệu quả đào tạo.
Ngoài ra, trường Cao đẳng nghề Tiền Giang cần phải thực hiện quy trình đánh giá chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên một cách thường xuyên hơn và không ngừng cải tiến thang đo đánh giá. Như vậy, vào cuối mỗi học kỳ trường Cao đẳng nghề Tiền Giang nên lấy ý kiến sinh viên, tìm hiểu những kỳ vọng và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của sinh viên ngày càng được cải thiện. Đây là một cơ hội tốt để nhà trường nhìn lại chương trình đào tạo thông qua cái nhìn của sinh viên, từ đó có thể phát huy những thế mạnh cũng như mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh các yếu tố không phù hợp theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của trường Cao đẳng nghề Tiền Giang.
- Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị cụ thể là thư viện phải nhiều về số lượng và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành để thỏa mãn được nhu cầu tham khảo, học tập và nghiên cứu của sinh viên.
- Nhà trường cần mạnh dạn đổi mới nội dung kiểm tra, hình thức thi và đánh giá kết quả học tập. Để có thể đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên, công tác kiểm tra, thi và đánh giá quá trình học tập cần đổi mới theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc; đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.
3.2.3. Dịch vụ hỗ trợ đào tạo
Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang cần có những chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ cho những nhóm sinh viên có những nghiên cứu, sáng tạo mới trong học tập hay trong những hoạt động nhóm nhằm phát huy các kỹ năng mềm. Đồng thời nhà trường cần linh động giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên: chậm trễ trong