Kích thước trung bình của hồng cầu một số loại gia súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 26 - 50)

Lồi động vật Ngựa Trâu, bị Cừu dê Lợn Chó Mèo

Đường kính 5.6 5.7 5.1 4.1 6.1 7.3 6.5

2.3.3.2. Hemoglobin (Hb)

Hemoglobin còn gọi là huyết sắc tố dưới tác dụng của axit axetic nó phân thành protein globin ( kiềm tính) và hợp chất màu chứa sắt là Hem.

Hb gồm globulin 94%, 4 phần Hem có sắt 0.34%, protofopyrin 4.66% (Brune H.F et al., 1970).

Trong quá trình sống, các sinh vật hiếu khí thường phải trao đổi một lượng O2 nhất định để cung cấp cho tế bào, trong máu chức phận này do Hemoglobin đảm nhận. Hemoglobin là một protein máu phức tạp có chức năng vận chuyển O2 và CO2. Tính đặc trưng của lồi thể hiện ở phần axit amin của Globulin (Ingranevernon. M, 1963; Sven Jorkman, 1965). Chính vì vậy kiểu Hb mang đặc trưng do di truyền của phẩm chất giống.

Trong chăn ni người ta có thể xác định giống qua kiểu Hb từng cá thể, còn về cấu trúc Hem thì giữa các lồi khơng đổi.

Trong Hb sắt dễ kết hợp với O2 và CO2. Đồng thời nó cũng rất dễ bị phân ly, lúc phân O2 ở phổi cao (100mmg Hg) Hemoglobin của hồng cầu trong mao quản ở phổi sẽ kết hợp với O2 tạo thành oxy và Hemoglobin dạng khử trong phản ứng này sắt ln có hóa trị II.

Hb + O2  HbO2

Lượng Hemoglobin trong máu thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố lồi, giống, tính biệt, dinh dưỡng, trạng thái cư thể giống như đối với hồng cầu. Có một số trường hợp, sự biến đổi của Hb khơng song song đồng bộ với hồng cầu. Vì vậy, chuẩn đốn bệnh chính xác người ta phải tính thêm một số giá trị khác nhau của Hemoglobin trong một đơn vị hồng cầu, thể tích khối hồng cầu (Hematocrit), nồng độ Hb trong một đơn vị hồng cầu.

2.3.3.3 Tỷ khối huyết cầu (Hematocrit)

Tỷ khối huyết cầu (Hematocrit) là khối lượng tương đối của huyết cầu sau ly tâm so với thể tích máu tồn phần. tỷ lệ huyết cầu – huyết tương có vai trị lớn trong việc chuẩn đốn đối với một q trình bệnh. Giá trị tỷ khồi huyết cầu tăng khi có ứ nước trong tế bào trong trạng thái sốc và trong bệnh tăng hồng cầu và giảm trong các trường hợp thiếu máu do nhiều nguyên nhân.

Theo Full.Garlt. lippmann (1981) thì tỷ khối huyết cầu của một gia súc bình thường như sau: ngựa 24-44%, bị 24-48%, lợn 32-50%, dê 24-48%, chó 37-55%.

2.3.3.4, Hệ bạch cầu

Bạch cầu là một tế bào máu. Chúng nhờ hệ thống huyết quản để đến các tổ chức làm nhiệm vụ. Bạch cầu bắt nguồn từ hạch, lách, tủy xương, trong khi làm nhiệm vụ hay khi di chuyển bạch cầu có thể thay đổi hình dáng như: kéo dài, hình thành giả túc hoặc cuộn trịn, thu nhỏ tùy theo môi trường hoạt động. Bạch cầu là những tế bào có nhân, khơng có sắc tố. Trong huyết quản số lượng bạch cầu ít hơn hồng cầu.

Chức năng chủ yếu của bạch cầu là thực bào, bảo vệ cơ thể chỗng nhiễm trùng và nọc đọc. Thông qua quần thể lympho, hệ thống bạch cầu tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch.

Đời sống của bạch cầu rất khó xác định và chũng có thể xuyên mạch đi vào khắp nơi trong cơ thể, bạch cầu ái toan chỉ sống được vài giờ, lymphoxit lớn 80% sống được trên 200 ngày (Ramot.B.1971).

Số lượng bạch cầu của từng loại gia súc trong cùng một lứa tuổi/1mm2 máu là ổn định. Song chúng thay đổi khi cơ thể biến đổi về sinh lý như khi hoạt động thể lực, động dục, cuối thời kỳ mang thai, sau thời gian ăn uống, hiện tượng stress. Số lượng bạch cầu thường thay đổi đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc. Việc tăng hay giảm số lượng bạch cầu có liên quan chặt chẽ đến tiến trình của bệnh (Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính, 1996).

Số lượng bạch cầu trong trạng thái sinh lý bình thường tính bằng 103/mm3 máu, ở gia súc theo Schalm (1967) như sau: Ngựa 9 (5.5-12.5), bị 8 (4-12), lợn 16 (12-22), chó 11.5 (6-17), dê 9 (4-13), cừu 8 (4-12), mèo 12.5 (5.5 – 19.5)

Theo Furll-Garlt-Lippmann (1981) : ngựa 6 -10, bị 5-10, lợn 12-20, chó 7-15, dê 6-12, cừu 5-10, mèo 9-20, gà 18-24, bồ câu 16-30.

Căn cứ vào sự có mặt hay khơng có mặt của các hạt trong bào tương mà người ta chia bạch cầu thành 2 loại, loại bạch cầu có hạt và khơng hạt

 Bạch cầu có hạt:

Bạch cầu ái toan ( Eosinophile) Bạch cầu ái kiềm (Basophile) Bạch cầu trung tính ( Neutrophile)

 Bạch cầu không hạt:

Bạch cầu đơn nhân (Monocyte) a) Bạch cầu ái toan ( Eosinophile)

Đây là những bạch cầu có hạt ưa axit có chức năng khử độc, khử hoạt tính các chất Histamin và khử độc các protein lạ. Bạch cầu ái toan tập trung nhiều ở niên mạc đường tiêu hóa và phổi. Bạch cầu ái toan có đường kính từ 8-20µm, trong bào tương có nhiều hạt bắt màu toan. Tỷ lệ bạch cầu ái toan có sự khác nhau giữa các loài. Nhân của bạch cầu ái toan lúc non chưa phân đốt, trong quá trình phát triển nhân được phân đốt dần theo các giai đoạn, nhân ấu, nhân gậy, nhân đốt. Bạch cầu áu toan có thể chui qua mạch quản ra các tổ chức nhưng thực bào rất kém.

Hạt toan đóng vai trịng trung hòa Histamin và vận chuyển Serotonin. Điều đáng chú ý là trong lyzosom của bạch cầu ái toan có nhiều men nhưng khơng có lysozym, bạch cầu ái toan tăng trong trường hợp cảm nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng và dị ứng khi đưa protein lạ vào cơ thể (Cù Xuân Dần 1996; Nguyễn Ngọc Lanh, 1998).

Bạch cầu ái toan giảm trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính hay sinh mủ cấp tính, trạng thái số hoặc điều trị bằng Cocticoit hay hocmon vỏ thượng thận như ACTH . Sau khi tiêm ACTH khoảng 4 tiếng thì lượng bạch cầu ái toan trong máu hạ xuống 50%. Theo các tác giả tỷ lệ phần trăm bạch cầu ái toan (%) ở gia súc như sau: theo Schalm( 1975) ngựa 4% (0-11), bò 9%(2-20), cừu 5%( 0- 10%) dê 5% (1-8%), lợn 3,5%(0.5-11%) chó 4% (2-10%) mèo 5.5% (2-12%).

Theo Furll, Garlt – Lipmann (1981): ngựa 2-6% bò 4-10%, cừu 2-8%, dê 1-6%, lợn 1-6%, chó 2-18%, mèo 2-8%.

b, Bạch cầu ái kiềm (Basophile)

Bạch cầu ái kiềm còn gọi là bạch cầu hạt ưa basơ thướng rất ít khi gặp trong máu. Bạch cầu này nhỏ hơn bạch cầu ái toan, đường kính từ 8-15µm. Trong bào tương có rất nhiều hạt nhỏ bắt màu kiềm, nhưng các hạt này trên kính hiển vi ta thấy hạt ái kiềm màu đậm hơn màu của nhân. Các hạt này chứa các men điển hình là Heparin, Histamin. Histamin được bạch cầu ái kiềm tổng hợp từ Histidin. Khi ở trong bào tương Histamin bị ức chế, nó chỉ hoạt động khi bài xuất ra khỏi tế bào, Heparin được sản sinh góp phần làm chống đơng máu. Bạch cầu ái kiềm chứa nhiều men dễ tan trong nước. Nên khi làm tiêu bản dễ bị vỡ nên ít khi quan sát được. Bạch cầu ái kiềm tăng khi thiếu máu, ung thư các loại, tiếp

cận tia phóng xạ Coban, khi mắc bệnh Loxemi tủy mãn tính, sau khi tiêm huyết thanh hoặc các chất albumin, ngộ đọc kim loại nặng ở giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm và các ca viêm nhiễm mãn tính.

Bạch cầu ái kiềm giảm trong trường hợp tủy xương bị tổn thương hoàn toàn và trong các ca dị ứng. Sau đây là các số liệu về bạch cầu ái kiềm (%) ở một số gia súc:

Theo Schalm(1975) ở ngựa 0.5 (0-3), bò 0.5 (0-2) cừu 0.5 (0-2), lợn 0.5 (0-2) chó, mèo hiếm.

Theo Furll Garlt Lippmann(1981) ở ngựa 0-2, bò 0-1, cừu 0-2, dê 0-2, lợn 0-2, mèo 0-0.5, chó 0-1.

b) Bạch cầu trung tính ( Neutrophile)

Bạch cầu trung tính có kích thước từ 10-16µm, chia làm ba loại nhân ấu, nhân gậy, nhân đốt. Trong bạch cầu trung tính có nhiều enzym tiêu hóa protein – Leucoproteaza, các chất phá hủy vi khuẩn, trung hòa độc tố. Tỷ lệ bạch cầu trung tính thay đổi theo từng giống lồi, thậm chí ngay trong cùng một giống cũng có sự thay đổi.

Bạch cầu trung tính tham gia bảo vệ cơ thể trong các giai đoạn đầu của quá trình viêm nhiễm.

Bạch cầu trung tính tăng trong máu một cách tạm thời hay lâu dài trong các bệnh có nguồn gốc viêm nhiễm, trong trường hợp mất máu và là hiện tượng sinh lý khi gặp stress, số lượng bạch cầu trung tính cũng tăng nhẹ và tạm thời sau khi ăn hay vận động mạch, hoặc bị nhiễm khuẩn cấp tính, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi hay sau một phẩu thuật. Ngược lại bạch cầu trung tính sẽ giảm trong thời kỳ đầu của bệnh siêu vi hay các thời kỳ sau của các ca ngộ đọc hoặc sử dụng nhiều lần chất kháng Histamin (Furll et al., 1981; Phạm Ngọc Thạch và cs.,1997).

Dưới đây là một số chỉ tiêu sinh lý bạch cầu trung tính(%) của một số lồi gia súc theo:

Theo Furll-Garlt – Lippmann (1981): Ngựa 38-80%, bị 25-50%, cừu 18- 57%, dê 25-60%, lợn 33-66%, chó 40-90%, mèo 45-90%

Theo Schalm (1975) ngựa 49.5% (30-67%), bò 28.5% (15-47%), dê 36%( 30-48%) lợn 38% (28-52%), chó 70.8% (60-80%), cừu 30% (10-50%) mèo 59.5% (35-78%).

Tỷ lệ bạch cầu trung tính thay đổi theo từng giống, thậm chí chỉ ngay cùng một giống cũng thay đổi.

c) Lâm ba cầu ( Lymphocyte)

Đây là những tế bào có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể và có vai trị chủ yếu trong q trình miễn dịch. Tế bào hình cầu, nhân hình hạt đậu có nhiễm sắc chất. Bào tương có những hạt bắt màu kiềm. Bào tương có nhiều men phân giải mỡ, tỉ lệ lâm ba cầu thường chiếm ưu thế trong các loại bạch càu, tỉ lệ đó quyết định thể của máu ở lợn là 50 – 60%, loài nhai lại là 60 – 70%.

Bào tâm của lymphocyte là một thể cấu trúc hình cầu có nhiều lỗ thơng phức tạp từ ngoài vào trong. Hạt giữa là hệ thống đặc biệt có nhiều vi ống, những vi ống này được quan sát dưới kinh hiển vi điện tử. Theo Nguyễn Như Thanh 1996, căn cứ vào tính chất sinh vật học người ta chia lâm ba cầu thành 3 loại.

 Lâm ba cầu M còn gọi là Lymphocyte tủy xương, tế bào này về hình thái

rất khó phân biệt với lâm ba cầu T và B nó khơng đáp ứng miễn dịch nhưng lại rất cần thiết cho miễn dịch vì tiền thân của tế bào Lymphocyte T và B.

 Lâm ba cầu T hay cịn gọi là Lymphocyte tuyến ức: vì nó phải trải qua

giai đoạn biệt hóa ở tuyến ức lâm ba cầu T mới có khả năng nhận biết được kháng nguyên rồi từ đây nó mới được phân bổ đến các tổ chức như vùng tủy trắng của lách, các hạch lâm ba, mảng payer. Tuyến ức (Thymus) hoạt động mạnh nhất trong thời kỳ phôi thai đến khi sinh ra và ngày càng giảm đi,

 Lâm ba cầu B: với gia cầm thì lâm ba cầu B được tiến hóa và thành thục

ở túi Bursa Fabricius nên gọi là lympo phụ thuộc túi Fabracius, gia súc và người, lâm ba cầu B bắt nguồn từ tủy xương được chuyển thẳng đến bộ phận chức năng khác như các hạch lâm ba, mảng payer, lách.

 Nếu căn cứ vào hình thái có thể chia ta là 2 loại:

Số lượng bạch cầu lympo thường tăng ở gia súc non, khi mắc các bệnh lơ- xê –mi lympo, bệnh tủy xương, viêm nhiễm cấp tính như lao, viêm amidan, thấp khớp, các bệnh siêu vi hoặc trong thời kỳ phục hổi của một số bệnh nhiễm khuẩn mãn tính cũng như bệnh lueko ở chó thời kỳ cuối và bệnh đái đường. Các hoocmon như STH và tirosin làm tăng số lượng lympo B trong máu và ACTH và cortison thì lại có tác dụng ngược lại.

Bạch cầu lympo giảm tuyệt đối và kéo dài được ghi nhận trong bệnh truyền nhiễm cấp, bệnh Borna ở ngựa và cừu.

Tỉ lệ bạch cầu lympo (%) của một số loại gia súc

 Theo Schalm: Ngựa 44 (25 – 70); bò 58 (45 – 75); cừu 62 (40 – 75); dê 56 (50 – 70); lợn 53 (39 – 62); chó 32 (20 – 55); mèo (12 – 30)

 Theo Furll – Garlt – Lippman: Ngựa 20 – 45; bò 45 – 65; cừu 45 – 70; dê 45 – 70; lợn 35 – 60; chó 15 – 30; mèo 20 – 50

d) Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte)

Loại bạch cầu này có đường kính 10 - 20µm có nhân hình móng ngựa, hình hạt đậu bắt màu tím đen và nằm lệch về một phía của tế bào. Bào tương lớn hơn lâm ba cầu bắt màu xanh nhạt. Bạch cầu đơn nhân chỉ có ở trong máu một thời gian ngắn rồi xuyên mạch đến các mô thành đại thực bào cố định. Khi nhận các kích thích thích hợp chúng tách khỏi mô thành các đại thực bào di động đi đến cùng viêm theo cơ chế hóa ứng động. Monocyte tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, nó làm nhiệm vụ vây bắt kháng nguyên, có thể ăn tới 100 vi khuẩn. Hệ thống enzyme đặc biệt của chúng cho phép xử lý những tác nhân gây bệnh phức tạp hơn, đặc biệt là tác nhân gây bệnh viêm tạo nang hạch như vi trùng lao, nấm, vi trùng Brucella, động vật đơn bào (Schalm, 1975).

Đại thực bào còn thực bào được những hồng cầu đã già, những bạch cầu trung tính bị giết sau khi thực bào, ký sinh trùng sốt rét, dọn dẹp các mô hoại tử. Khi ăn các vi khuẩn viurs, đại thực bào sẽ tiêu hóa chúng thành sản phẩm cuối cùng và sản phẩm này vẫn giữ được khả năng hoạt hóa q trình miễn dịch là kích thích lympo B sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh gan, sốt rét. Bạch cầu đơn nhân lớn tăng trong trường hợp mắc bệnh siêu vi, cúm, viêm gan, sốt rét và một số bệnh truyền nhiễm.

Theo Schalm, số lượng bạch cầu nhân (%) ở ngựa 4% (0.5% - 7%); bò 4% (2 – 7%); cừu 2.5% (0 – 6%), dê 2.5% (0 – 4%); lợn 5% (2 – 10%) chó 5.2% (3 – 10%), mèo 3%(1 – 4%).

Theo Full Garlt Lippman: Ngựa (1-6), bò (2 – 9), cừu (1 – 7) dê (2 – 5); lợn (2 – 6), chó (2 – 7), mèo (1 – 4).

2.3.3.5. Tiểu cầu

Tiểu cầu là những tiểu thể nhỏ, có hình dáng khơng ổn định, khơng có nhân, đường kính từ 2-4µm, số lượng từ 200.000 – 400.000/mm3 máu, số lượng tiểu cầu tăng khi bữa ăn có nhiều protein, lúc chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, chống, khi nhiễm phóng xạ….

Chức năng của tiểu cầu: giải phóng tromboplastin để gây đơng máu. Tiểu cầu conv có đặc tính ngưng lại thành cục khi gặp vật thơ ráp và vật lạ nhờ đó góp phần làm đóng các vết thương. Khi vỡ tiểu cầu giải phóng Serotonin gây co mạch để cầm máu.

2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu 2.3.4.1. Hàm lượng protein tổng số 2.3.4.1. Hàm lượng protein tổng số

Protein huyết tương chủ yếu gồm 3 loại chính: Albumin, Globulin, Fibrinogen, ngồi ra cịn có các enzyme, kháng thể, thể miễn dịch

Protein huyết tương máu được tổng hợp từ gan có Albumin, α – Globulin, β – Globulin, γ – Globulin, Fibrinogen, riêng Globulin được tổng hợp từ bạch huyết và hệ thống nội mô của cơ thể Protein là thành phần cơ bản của huyết tương trong huyết thanh của máu ở trạng thái hòa tan, vai trò của chúng rất phong phú, tham gia vào quá trình trao đổi nước, hoạt động bảo vệ cơ thể vận chuyển chất dinh dưỡng. Theo nhiều tác giả (Lê Khắc Thuận và Nguyễn Thị Phước Nhuận, 1974) hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh có liên quan chặt chẽ với sự sinh trưởng, phát triển và sức sản xuất của động vật với đặc điểm di truyền của từng cá thể, từng loài. Lượng protein tổng số trong máu tăng trong trường hợp mắc bệnh u tủy các trường hợp mất nước do nôn tiêu chảy, sốt kéo dài. Ở bò sau sinh ra, lượng protein sẽ tăng cho đến nhiều năm sau (Bull et al., 1981) giảm protein tổng số trong trường hợp thiếu hụt protein trong khẩu phần dinh dưỡng, trong các bệnh truyền nhiễm mãn tính (E. Koll 1989; Phạm Ngọc Thạch và cs., 1997) các bệnh gầy mòn cơ thể và các bệnh của bộ máy tiêu hóa.

Theo Furl et al., ở gia súc non protein tổng số khoảng 65 ± 5g. Theo Nguyễn Văn Kiệm (1999) , protein tổng số ở bò cái hậu bị là 7.59±0.18g, bò cái trưởng thành là 8.35±0.22 %, bò đực giống là 8.00±0.46g

2.3.4.2. Hàm lượng Albumin

Albumin là thành phần chủ yếu tạo nên protein tổng hợp của huyết thanh Albumin hịa tan tốt trong máu và có độ nhớt thấp, vì chứa nhiều nhớm phân cực nên Albumin có thể liên kết và vận chuyển nhiều các chất khác nhau như Billrubin, các chất axit tự do, Gluxit, một số các chất axit amin, Ca, Mg, đặc biệt chúng có khả năng bài tiếu kim loại nặng nhờ nhóm Thyo có trong đó. Theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 26 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)