Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện hương sơn, hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 41)

2.6.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hương Sơn là một huyện miền núi phía Tây Bắc của Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp với huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp với huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 32 xã và thị trấn trong đó 30 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 110.314,98 ha, chiếm 18,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện có hai thị trấn là Phố Châu và Tây Sơn, trong đó thị trấn Phố Châu là trung tâm văn hoá - chính trị của huyện, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Tây Bắc. Thị trấn Tây Sơn là trung tâm dịch vụ - thương mại của huyện, là đầu mối lưu thông hàng hoá từ cửa khẩu Cầu Treo đến các vùng trong cả nước. Trên địa bàn huyện có tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh - trục xuyên Việt phía Tây của cả nước; trục quốc lộ 8A là hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài gần 70km, đã tạo nên những thuận lợi quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai khi nền kinh tế cả nước hội nhập với khu vực và Thế giới, hứa hẹn một tiềm năng tốt đẹp cho việc phát triển các ngành thương mại và dịch vụ nếu được đầu tư đúng hướng.

Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi (chiếm hơn 3/4 diện tích tự nhiên của huyện). Hương Sơn là huyện miền núi thấp, hẹp ngang, sườn dốc, với độ cao trung bình khoảng 600 - 700m, cấu trúc kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bao gồm nhiều dãy núi so le nhau. Đồi núi tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam với các vùng đất phù sa nằm dọc theo con sông Ngàn Phố, chia cắt địa hình thành 2 phần. Sự khác biệt về địa hình đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu các loại vật nuôi cây trồng của các xã ở khu vực miền núi và vùng đồng bằng.

Hương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng nhiều của gió phơn Tây Nam (gió Lào). Khí hậu ở đây chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, khí hậu nắng nóng mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ xuống dưới 10oC. Độ ẩm trung bình tương đối cao dao động trong khoảng 80 - 90%. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình hai tháng này là 37oC, có lúc lên đến 40oC. Giai đoạn này thường có gió mùa Tây - Nam hoạt động với cường độ lớn gây ra khí hậu khô, nóng nên thường gây hậu quả rất xấu như hạn hán, mất mùa, giảm thu nhập của các hộ nông dân.

Lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9.

2.6.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Toàn huyện Hương Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 110.314,98 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 13% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Do tốc độ đô thị hóa làm diện tích đất nông nghiệp hiện nay có xu thế giảm. Diện tích đất lâm nghiệp của Hương Sơn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Nhờ các dự án trồng rừng của Chính phủ, mà diện tích đất lâm nghiệp tăng lên (chiếm khoảng 77%), làm giảm diện tích đất chưa sử dụng xuống.

Tốc độ tăng dân số của huyện vẫn ở mức cao (khoảng 4%). Do cơ cấu ngành nghề thương mại ngày càng phát triển mang lại thu nhập cao, làm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ hộ nông nghiệp trong toàn huyện vẫn giữ mức cao chiếm hơn 80%.

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao (hơn 30%) điều này cho thấy thu nhập của người dân đang dần được đảm bảo. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của huyện chú trọng phát triển ngành Nông - Lâm - Chăn nuôi Thủy sản. Huyện có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn, kết hợp trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…làm giá trị sản xuất chăn nuôi trồng trọt tăng mạnh. Ngoài ra, huyện còn đẩy mạnh phát triển ngành thương mại – dịch vụ, phát huy lợi thế cửa khẩu "Cầu Treo" là đầu mối giao lưu quan trọng của huyện với nước bạn Lào và các nước Đông Nam Á.

Cơ sở hạ tầng đươc nâng cao về hệ thống điện, đường, trường, trạm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của huyện. Hệ thống giao thông được mở rộng, phát triển các tuyến đường liên xã, xây dựng đường bê tông ở các thôn xóm. Hệ thống điện nước được nâng cấp xây dựng phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân.

2.6.2. Lịch sử hình thành và tình hình chăn nuôi hươu sao của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh được coi là vùng đất thủy tổ của loài hươu sao nuôi ở nước ta.Từ những năm đầu của thế kỷ 20, hươu sao đã được nuôi ở các gia đình giàu có trong vùng với mục đích lấy nhung và làm cảnh. Những năm 30 đến 40 của thế kỷ 20, nghề nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn mới phát triển mạnh mẽ trong các hộ gia đình đã trở thành nơi cung cấp nhung cho thị trường trong nước và cung cấp con giống cho các vùng trong tỉnh và nhiều tỉnh khác.

Nghề nuôi hươu sao ở Hương Sơn trải qua nhiều thăng trầm, phát triển mạnh vào đầu thập kỷ 90 và giảm xuống sau đó. Năm 1994, cơn sốt đã đẩy giá hươu sao cái từ 3 - 4 triệu đồng/con lên đến 50 - 60 triệu đồng/con vào năm 1995. Nhưng đến năm 1996 - 1997 thì thị trường hươu sao bị đảo lộn, hạ gía con hươu sao cái chỉ còn 200 - 300 ngàn đồng/con, nhiều hộ gia đình đã thả hươu sao vào rừng. Nhiều hộ gia đình vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi hươu sao bị lâm vào tình trạng khó khăn, mất nhà cửa, ruộng vườn theo đàn hươu sao.

Năm 2002, người dân Hương Sơn trải qua trận “ đại hồng thủy” trong lịch sử, trận lũ quét đã cuốn trôi 51,03% tổng đàn hươu sao của huyện (3.633 con trong tổng số 7.118 con). Nhưng với truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi lâu đời, người dân Hương Sơn lại tiếp tục có những giải pháp để phục hồi và phát triển tổng đàn hươu sao.

Cùng với sự quan tâm của nhà nước và địa phương, nhiều công trình nghiên cứu và đề án phát triển nghề nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh được tiến hành nhằm duy trì và phát triển nghề nuôi hươu sao ở nơi đây:

- Đề tài nghiên cứu sự cận huyết của đàn hươu sao Hương Sơn - Hà Tĩnh và Nghệ An do tổ chức CIRARD tiến hành (2001).

- Dự án BIODIA của viện chăn nuôi về “Quản lý đàn hươu sao Việt Nam” và “Nghiên cứu về kinh tế kỹ thuật sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm đăng ký nhãn mác nhung hươu và thịt hươu sao từ năm 2005 - 2007 ở Hương Sơn - Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu - Nghệ An". Dự án này nhằm mục đích tăng năng lực chăn nuôi, phân tích các thành phần có trong nhung hươu và thịt hươu sao, góp phần thúc đẩy quảng bá thương hiệu hươu sao ở huyện Quỳnh Lưu và huyện Hương Sơn.

- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng đàn hươu sao hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh của Công ty cổ phần hươu giống Hương Sơn - Hà Tĩnh” năm 2005 - 2006 do Nguyễn Chí Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài này nhằm mục đích hướng dẫn cho người chăn nuôi biết về quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng hươu sao, kỹ thuật bảo quản và chế biến nhung hươu, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho hươu sao.

Sau nhiều biến cố, thăng trầm thì nghề nuôi hươu sao ở Hương Sơn lại tiếp tục duy trì và trở lại thời kì vàng son, số lượng đàn hươu sao trên toàn huyện được cải thiện và tăng trưởng hàng năm. Con hươu sao đã qua thời kỳ bĩ cực và trở thành vật nuôi "mũi nhọn" giúp xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Ngày

10/04/2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: "Hươu giống và nhung hươu Hương Sơn", hươu sao Hương Sơn đã trở thành nhãn hiệu độc quyền trong nước và trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn nhung và hươu sao giống cho các địa phương trong cả nước.

Để giữ vững và phát triển thương hiệu của đàn hươu sao. Hiện nay, huyện Hương Sơn ban hành những chính sách hổ trợ phát triển chăn nuôi hươu sao đưa ngành chăn nuôi hươu sao trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Nguyễn Quang Thọ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: "Ngoài các chính sách của tỉnh (theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015), thì trong năm nay, huyện Hương Sơn sẽ trích ngân sách 02 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phấn đấu giá trị ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện đạt trên 481 tỷ đồng, nâng tổng số đàn hươu sao đạt 28.340 con, đàn lợn 24.500 con, đàn bò 24.300 con, trâu 10.500 con, gia cầm 471.000 con; sản lượng thịt xuất chuồng 5.880 tấn, sản lượng nhung 7,82 tấn,…".

Về chăn nuôi hươu sao có quy mô trên 50 con hỗ trợ 200 triệu đồng để mua giống, xây dựng chuồng trại; nuôi từ 10 con trở lên hỗ trợ 1 triệu đồng/con và hổ trợ kinh phí điều tra, lập hồ sơ đàn hươu sao giống hạt nhân 50 triệu đồng.

Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh được gọi là xứ sở nuôi thú lấy nhung, nơi nghề nuôi hươu sao trở thành nghề giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu nhanh chóng. Tuy nhiên nghề nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương và vẫn thiếu tính bền vững. Ông Phạm Xuân Yên - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn khẳng định: "Toàn huyện có 8.395 hộ nuôi hươu sao, nhưng chủ yếu vẫn là nuôi tự phát, với quy mô nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi cơ bản là nuôi nhốt, chưa có các vùng tập trung nên dễ sinh dịch bệnh và rủi ro cao. Hơn nữa, sản phẩm làm ra chưa có thị trường mà chủ yếu bán qua thương lái nên thường bị ép giá, đặc biệt là sản phẩm nhung hươu mang tính thời vụ nếu không có phương tiện bảo quản, chế biến người chăn nuôi rất bị động".

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đàn hươu sao nuôi tại huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát tình hình chăn nuôi hươu sao trong 3 năm (2015 – 2017).

- Đặc điểm hình thể của hươu sao và khai thác nhung hươu trên địa bàn Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh.

- Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của hươu sao trước và sau khi khai thác nhung hươu.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương điều tra 3.3.1. Phương điều tra

- Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu và thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, biến động đàn hươu.

- Các số liệu về đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương được thu được từ các số liệu thống kê của trạm Thú y huyện Hương Sơn.

- Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Hương Sơn được hồi cứu dựa vào số liệu thống kê hàng năm của trạm Thú y huyện Hương Sơn và theo dõi của cán bộ thú y các xã trong huyện.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thu thập số liệu sơ cấp.

4.2. Đặc điểm hình thái ngoại hình của hươu sao

- Mô tả đặc điểm hình dáng, màu sắc cơ thể theo mẫu vật sống. - Xác định một số chỉ tiêu hình thể

+ Tiến hành cân khối lượng hươu trên 3 năm tuổi. + Tiến hành đo các chiều :

Đo chiều cao:

- Cao vai: từ mặt đất đến đỉnh vai, phía sau u vai (đo bằng thước gậy, đặt vuông góc với mặt đất).

- Cao đến đỉnh khum: từ mặt đất đến đỉnh xương khum (đo bằng thước gậy). - Cao đến đỉnh hông: từ mặt đất đển mỏm xương hông (đo bằng thước gậy).

- Cao đến mỏm xương ngồi (đo bằng thước gậy). Đo chiều dài:

- Dài đỉnh (Top Line): Từ đỉnh đầu thẳng đến sau hậu môn (từ khớp ngồi chiếu thẳn lên).

- Dài thân (Body Length): Từ u vai thẳng đến sau hậu môn (từ khớp ngồi chiếu thẳn lên).

- Dài thân chéo: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau của u ngồi (đo bằng thước gậy).

Đo vòng ngực, vòng ống:

- Vòng ngực: là chu vi lồng ngực phía sau tiếp giáp với xương bả vai cánh tay (đo bằng thước dây).

- Vòng ống; chu vi xung quanh xương bàn chân phía bên trái chỗ nhỏ nhất, thường ở 1/3 phía trên của xương bàn chân (đo bằng thước dây).

3.3.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa máu Tiến hành lấy mẫu Tiến hành lấy mẫu

Đối với lấy máu xét nghiệm chỉ tiêu huyết học: Máu được lấy buổi sáng trước khi cho gia súc ăn, ở tĩnh mạch cảnh nằm ở mé dưới cổ ở hai bên khí quản. Trước khi lấý máu, khâu cố định gia súc là hết sức quan trọng, vừa an toàn cho người thực hiện và gia súc, vừa lấy máu dễ dàng. Đầu gia súc phải cao và hơi nghiêng về một bên để cổ cong ưỡn ra, ấn ngón tay cái vào rãnh tĩnh mạch cảnh ở phần cuối cổ để tĩnh mạch cảnh nổi rõ. Do máu trong tĩnh mạch cảnh chảy từ đầu về tim, khi đó máu dồn lại trong tĩnh mạch và tĩnh mạch căng phồng nên nhìn thấy rõ ở dưới trong khoảng vài giây. Nếu nghi ngờ có thể xác định tĩnh mạch bằng cách sờ nắn nhẹ, tĩnh mạch đầy máu có cảm giác mềm xốp. Trường hợp khó xác định có thể dùng dây buộc quanh cổ phần dưới như garô sẽ thấy rõ hơn. Trong khi cố định tĩnh mạch, đâm kim vào tĩnh mạch, hơi song song với tĩnh mạch, để chiều dài kim nằm dọc trong tĩnh mạch. Một sai sót phổ biến thường gặp là đâm kim quá vuông góc với cổ dẫn đến kim xuyên thẳng qua tĩnh mạch. Trong quá trình lấy máu chú ý là kim phải tiệt trùng, thật sắc, loại kim sử dụng một lần là tốt nhất. Khi đâm kim trúng tĩnh mạch máu sẽ chảy ra, hứng máu trong ống chứa mẫu phù hợp. Lấy khoảng 2 ml máu là đủ cho phần lớn các yêu cầu xét nghiệm.

Hình 3.1. Ống EDTA chứa máu để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu

Ethylene diamin tetraacetic acid: ( EDTA ) (Xanh dương hoặc tím) là một amino acid thông dụng để cô lập ion kim loại có hóa trị II và III. EDTA kết hợp với kim loại bởi 4 nhóm carboxylate và 2 nhóm amin. Tạo phức đặc biệt mạnh với 4 nhóm Mn(II), Cu(II), Fe(III) và Co(III). Ống EDTA thường dùng trong các phòng xét nghiệm y khoa là EDTA-K2 hay EDTA-K3.

Thường dùng trong xét nghiệm huyết học :

- Bảo tồn hình dạng và khối lượng của tế bào máu trong một thời gian dài. - Trong một số ít trường hợp, sự giảm tiểu cầu giả (pseudothrombopenia) cảm ứng bởi EDTA có thế xảy ra.

- Có thể kiểm tra lại bằng máu kháng đông sodium citrate.

- Không dùng trong xét nghiệm điện giải đồ: EDTA tạo phức với Ca++ và Fe++: Làm kết quả Ca ++ và Fe ++ trong máu giảm giả tạo.

Xét nghiệm mẫu

Mẫu được phân tích trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu. Sử dụng các loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)