Tình hình chăn ni và những nghiên cứu về hươu sao ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Tình hình chăn ni và những nghiên cứu về hươu sao ở việt nam

SAO Ở VIỆT NAM

2.5.1. Tình hình chăn ni hươu sao ở Việt Nam

Ở nước ta hươu được nuôi cách đây vài chục năm ở vùng huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Đào Văn Tiến, 1971) đó là Hươu sao (Cervus nippon). Một số gia đình phong lưu, giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh ni những đàn hươu sao với quy mơ nhỏ từ một vài con, có những hộ có đến hàng chục con. Hướng sản xuất chính là lấy nhung cung cấp cho nhu cầu nội bộ. Mặt khác người ta nuôi hươu sao để giữ giống địa phương, một số người nuôi hươu sao để làm cảnh, để chơi giải trí. Do mục đích khác nhau như vậy nên nghề ni hươu sao được hình thành và phát triển ở vùng này.

Năm 1954, khi miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN, các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp ra đời. Cùng với sự phát triển của các ngành khác trong nông nghiệp, nghề nuôi hươu sao được ni tập thể hóa. Năm 1967, nhà nước đã thành lập trại hươu sao giống đầu tiên tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nay đổi tên thành Công ty cổ phần hươu giống Hương Sơn. Cơng ty có nhiệm vụ cung cấp hươu sao giống cho trong và ngồi tỉnh. Tiếp sau đó Nhà nước ta đã thành lập trại chăn nuôi lớn là: trại nuôi hươu của Công ty dược Nghệ An ở huyện Tân Kỳ. Từ những năm 1980 đến năm 1995 nghề nuôi hươu sao phát triển nhất, năm 1992 tổng đàn hươu sao của hai tỉnh này lên đến 10.000 con.

Mơ hình chăn ni tập trung tồn tại đến năm 1997, nhận thấy khơng cịn phát huy được hiệu quả nữa nên số hươu sao của các trại cũng dần được khoán về cho các hộ gia đình chăn ni và phát triển mơ hình chăn ni hộ gia đình cho đến bây giờ, nâng số lượng hươu sao đến cuối năm 2009 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An là khoảng 15.000 con, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh là 20.903 con.

Nhận thấy giá trị thực sự mà nghề nuôi hươu sao mang lại, hiện nay hươu sao không chỉ được nuôi chủ yếu ở hai huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An và huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh mà được phát triển nhân rộng mơ hình chăn ni hươu sao ở nhiều nơi như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây cũ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắc Lắc và nhiều tỉnh khác trong cả nước cũng thực hiện mơ hình ni hươu sao lấy nhung. Làm đàn hươu sao cả nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

Có thể thấy rằng nghề nuôi hươu sao ở Việt Nam đang từng bước phát triển không ngừng, trở thành ngành nghề chăn nuôi nông nghiệp quan trọng của đất nước.

2.5.2. Những cơng trình nghiên cứu về hươu sao ở Việt Nam

Theo các tài liệu để lại, có thể nói việc nghiên cứu về thú học ở Việt Nam trong đó có hươu sao được bắt đầu từ thế kỷ 18. Lê Quý Đôn (1724 - 1784) với sách "Vân đài loại ngữ" và "Phủ biên tạp lục" đã thống kê nguồn lợi động vật ở một số địa phương trong nước (Đặng Ngọc Cần). Đặc biệt trong bộ "Đại nam nhất thống chí" của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn dưới thời Tự Đức (1874) có ghi chép về một số lồi thú thường gặp ở các địa phương lúc bấy giờ, trong đó nói đến hươu sao (Lê Hiển Hào).

Tiếp theo đó, từ năm 1887 đến năm 1929 có một số tài liệu cơng bố có liên quan đến hươu sao như sau:

Dược sĩ Brousmiche trong tài liệu "Nhìn chung về lịch sử tự nhiên của Bắc Bộ" (1887), đã giành vài trang giới thiệu về những lồi thú có giá trị kinh tế ở Bắc Bộ trong đó có đề cập đến hươu sao (Lê Hiển Hào, 1973).

Năm 1906, Boutan trong cơng trình "Mười năm nghiên cứu động vật" đã trình bày một số dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học của hươu sao (Lê Hiển Hào, 1973) và đặt tên cho hươu sao Việt Nam là Cervus axis (Đào Văn Tiến, 1977).

Năm 1927, Bourret trong cuốn "Inventairegeneral de Indochine, Vertebres" đã tập hợp 32 tài liệu của 28 tác giả viết về thú ở Đông Dương và các miền lân cận, ghi nhận hươu sao là một trong 251 loài và phân lồi thú Đơng Dương.

Trong giai đoạn từ 1930 đến 1967 hầu như khơng có cơng trình nào cơng bố về hươu sao. Từ năm 1968 đến nay có một số cơng trình nghiên cứu về một vài đặc điểm sinh học của hươu sao như sau:

Năm 1968, Đặng Huy Huỳnh trong luận án Phó tiến sỹ sinh học "Nghiên cứu về thú móng guốc và thú ăn thịt miền Bắc Việt Nam".

Năm 1969, Đào Văn Tiến trong thông báo khoa học sinh vật học, Đại học Tổng hợp Hà Nội với bài "Về hai loài hươu ở Việt Nam, hươu sao (Cervus nippon) và hươu xạ (Moschus moschiferus)" đã nêu lên một vài đặc điểm hình thái của hươu sao.

Năm 1970, Lê Hiển Hào, Trần Hải trong tập san sinh vật địa học, Hà Nội, tập VIII đã thông báo về "Kết quả bước đầu về nghiên cứu sinh học, sinh sản và sinh trưởng của nai và hươu sao nuôi ở vườn Bách thảo Hà Nội".

Năm 1973, Lê Hiển Hào trong sách "Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam" đã nên một số dẫn liệu về phân bố, sinh sản và sinh trưởng phát triển của hươu sao trong điều kiện nuôi.

Năm 1979, Đặng Xuân Biên trong tạp chí kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Viện chăn nuôi (1969 - 1979) đã thông báo "Kết quả điều tra một số đặc tính sinh vật học của hươu sao".

Năm 1981, Trần Quốc Bảo trong sách phổ biến kỹ thuật "Nuôi hươu sao" đã đề cập đến một số đặc điểm sinh học và một số kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa trên việc nuôi hươu sao ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

Nghiên cứu xác định các biện pháp khoa học nhằm nâng cao số lượng chất lượng và các sản phẩm hươu sao Việt Nam (1998) của Viện chăn nuôi.

Các tài liệu công bố trên cũng đã chỉ ra một số đặc điểm sinh học, sinh thái học tập tính của hươu sao trong điều kiện ni. Tuy vậy, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về các đặc điểm sinh học và đặc biệt về tình hình dịch bệnh xảy ra ở hươu sao nuôi tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)