Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 47)

Tiến hành lấy mẫu

Đối với lấy máu xét nghiệm chỉ tiêu huyết học: Máu được lấy buổi sáng trước khi cho gia súc ăn, ở tĩnh mạch cảnh nằm ở mé dưới cổ ở hai bên khí quản. Trước khi lấý máu, khâu cố định gia súc là hết sức quan trọng, vừa an toàn cho người thực hiện và gia súc, vừa lấy máu dễ dàng. Đầu gia súc phải cao và hơi nghiêng về một bên để cổ cong ưỡn ra, ấn ngón tay cái vào rãnh tĩnh mạch cảnh ở phần cuối cổ để tĩnh mạch cảnh nổi rõ. Do máu trong tĩnh mạch cảnh chảy từ đầu về tim, khi đó máu dồn lại trong tĩnh mạch và tĩnh mạch căng phồng nên nhìn thấy rõ ở dưới trong khoảng vài giây. Nếu nghi ngờ có thể xác định tĩnh mạch bằng cách sờ nắn nhẹ, tĩnh mạch đầy máu có cảm giác mềm xốp. Trường hợp khó xác định có thể dùng dây buộc quanh cổ phần dưới như garô sẽ thấy rõ hơn. Trong khi cố định tĩnh mạch, đâm kim vào tĩnh mạch, hơi song song với tĩnh mạch, để chiều dài kim nằm dọc trong tĩnh mạch. Một sai sót phổ biến thường gặp là đâm kim quá vuông góc với cổ dẫn đến kim xuyên thẳng qua tĩnh mạch. Trong quá trình lấy máu chú ý là kim phải tiệt trùng, thật sắc, loại kim sử dụng một lần là tốt nhất. Khi đâm kim trúng tĩnh mạch máu sẽ chảy ra, hứng máu trong ống chứa mẫu phù hợp. Lấy khoảng 2 ml máu là đủ cho phần lớn các yêu cầu xét nghiệm.

Hình 3.1. Ống EDTA chứa máu để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu

Ethylene diamin tetraacetic acid: ( EDTA ) (Xanh dương hoặc tím) là một amino acid thông dụng để cô lập ion kim loại có hóa trị II và III. EDTA kết hợp với kim loại bởi 4 nhóm carboxylate và 2 nhóm amin. Tạo phức đặc biệt mạnh với 4 nhóm Mn(II), Cu(II), Fe(III) và Co(III). Ống EDTA thường dùng trong các phòng xét nghiệm y khoa là EDTA-K2 hay EDTA-K3.

Thường dùng trong xét nghiệm huyết học :

- Bảo tồn hình dạng và khối lượng của tế bào máu trong một thời gian dài. - Trong một số ít trường hợp, sự giảm tiểu cầu giả (pseudothrombopenia) cảm ứng bởi EDTA có thế xảy ra.

- Có thể kiểm tra lại bằng máu kháng đông sodium citrate.

- Không dùng trong xét nghiệm điện giải đồ: EDTA tạo phức với Ca++ và Fe++: Làm kết quả Ca ++ và Fe ++ trong máu giảm giả tạo.

Xét nghiệm mẫu

Mẫu được phân tích trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu. Sử dụng các loại máy hiện đại và được tiến hành ở trung tâm bác sỹ gia đình, 75 Đường Hồ Mễ Trì, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

- Máy ABX Pentra DX 120 máy huyết học 45 thông số để phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu.

- Máy kết nối sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000 phận tích tự động kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu.

Phương pháp sử lý số liện

Số liệu được sử lý theo phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm Excel và Minitab 18.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HƯƠU SAO TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN

Hươu sao được tỉnh xác định là sản phẩm chủ lực trong ngành nông nghiệp. Những năm qua, nghề nuôi hươu thực sự đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân huyện miền núi Hương Sơn. Tuy nhiên, vật nuôi chủ lực này đang cần được quan tâm hơn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, có thể nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện số lượng hươu tại huyện Hương Sơn có sự biến đổi từ năm 2015 đến nay.

Bảng 4.1. Kết quả điều tra tổng đàn hươu sao phân bố trên địa bàn huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh

Đơn vị : con

STT Đơn vị xã Năm 2015 Năm 2016 Tháng 7/2017

1 Sơn Châu 1067 1097 1120 2 Sơn Bình 497 523 540 3 Sơn Hà 395 412 420 4 Sơn Trà 176 182 195 5 Sơn Long 70 92 102 6 Sơn Tân 188 188 190 7 Sơn Mỹ 123 126 148 8 Sơn Ninh 1942 2130 2290 9 Sơn Thịnh 92 110 130 10 Sơn Hòa 229 250 270 11 Sơn An 292 342 370 12 Sơn Lễ 788 797 805 13 Sơn Tiến 963 989 1010 14 Sơn Bằng 615 680 720 15 Sơn Phúc 1154 1170 1240

16 Sơn Mai 1480 1540 1580 17 Sơn Thủy 1670 1734 1840 18 Sơn Trung 2388 2445 2580 19 Sơn Phú 1209 1240 1270 20 Sơn Trường 1123 1170 1290 21 Sơn Hàm 1194 1215 1370 22 Sơn Giang 1816 1876 1900 23 Sơn Quang 1883 1954 2070 24 Sơn Lâm 1483 1572 1630 25 Sơn Diệm 1050 1170 1200 26 Sơn Tây 1250 1392 1480 27 Sơn Kim 1 572 620 770 28 Sơn Kim 2 550 720 800 29 Sơn Lĩnh 727 902 1097 30 Sơn Hồng 982 1000 1020 31 TT Phố Châu 348 335 310 32 TT Tây Sơn 200 188 168 Tổng số 28516 30161 31925

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn (9/2017) Qua Bảng 4.1 kết quả điều tra thống kê số lượng hươu sao nuôi trên địa bàn huyện Hương Sơn cho thấy: Tổng đàn hươu có xu hướng tăng dần. Năm 2015 tổng đàn là 28.516 con đến năm 2016 tăng 5.76% đạt 30.161 con. Đến tháng 7 năm 2017 tổng đàn tăng 5.84% đưa tổng đàn hươu lên 31.925 con. Theo xu hướng chung thì tổng đàn hươu còn tăng trong những năm tiếp theo. Toàn huyện gồm 30 xã và 2 thị trấn đều có mô hình nuôi hươu sao, nhưng phân bố đàn hươu sao nuôi ở các xã là không đều, tập trung chủ yếu là các xã miền núi có truyền thống nuôi hươu như: Sơn Ninh, Sơn Trung, Sơn Châu, Sơn Phú, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Thủy, Sơn Mai, Sơn Phúc, Sơn Trường, Sơn Hàm.

Xác định được giá trị hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu sao mang lại và nhờ có các chủ trương chính sách của Nhà nước, của Đảng bộ huyện và các đề án phát triển chăn nuôi nên những năm gần đây nhu cầu phát triển chăn nuôi hươu sao ngày càng phát triển ở các hộ gia đình trong huyện. Ngày 19 tháng 4 năm 2015 xây dựng dự án trung tâm Giống hươu Việt Nam. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50ha, thuộc 2 xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh. Trong đó, giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2015-2016 xây dựng trên diện tích 16ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống và giai đoạn 2 từ năm 2016 - 2017 mở rộng khoảng 30ha, với khoảng 5.000 - 10.000 con gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình. Song song với dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam thì Hà Tĩnh cũng xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ nhung, nhằm đảm bảo đầu ra cho nhung hươu. Và tiến tới góp phần tiến tới xây dựng thương hiệu "Hươu sao Hà Tĩnh" thành thương hiệu quốc gia, độc quyền trong nước và quốc tế.

Theo điều tra cho thấy hiện nay nhiều xã trong huyện có tỷ lệ phần trăm hộ gia đình nuôi hươu sao đạt 90 - 95%, đặc biệt xã Sơn Trung đạt tỷ lệ 100% hộ gia đình nuôi hươu sao.

Loại hình chăn nuôi phổ biến ở huyện hiện nay là nuôi nhốt hoàn toàn, theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn, năm 2017 có đến 95% số hộ chăn nuôi áp dụng hình thức chăn nuôi này, số còn lại là nuôi theo hình thức bán chăn thả tự nhiên.

4.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA HƯƠU SAO VÀ KHAI THÁC NHUNG HƯƠU Ở HƯƠNG SƠN NHUNG HƯƠU Ở HƯƠNG SƠN

4.2.1. Hình dáng, khối lượng, kích thước của hươu sao nuôi tại Hương Sơn

Hươu sao có hình dáng thanh tú cao so với cơ thể. Thân hình trung bình, cân đối nhỏ hơn nai, nhưng lớn hơn hoẵng, thân dài, bụng gọn, lép, đầu nhỏ, cổ dài, tai nhỏ, tinh nhậy, con đực có sừng thường phân 2 - 4 nhánh đôi mắt hơi to, mí mắt dưới có hai chấm đen nhỏ, thường gọi là "mắt đêm", bốn chân thon dài, cao và mảnh.

Kết quả nghiên cứu khối lượng và kích thước của cơ thể hươu sao trưởng thành trong điều kiện nuôi (3 năm tuổi) thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả trọng lượng và chiều đo của hươu sao trưởng thành Chỉ tiêu

Hươu cái (n = 40) Hươu đực(n=35)

X mx Cv% X mx Cv%

Khối lượng (Kg) 51.50 0.77 9.46 65.50 0.83 7.46

Vòng ngực (cm) 86.50 1.00 7.32 95.50 1.13 6.98

Cao khum (cm) 79.50 0.95 7.57 90.70 0.97 6.35

Vòng ống (cm) 7.70 0.26 21.64 9.90 0.33 19.57

Dài thân chéo (cm) 75.40 2.05 17.17 82.00 2.71 19.35

Qua Bảng 4.2 cho ta thấy hươu đực có khối lượng trung bình 65,50 kg, hươu sao cái là 51,50 kg. Các chỉ số khác con đực cũng cao hơn so với con cái. Như chỉ số vòng ngực là chỉ tiêu phản ánh chu vi của hươu cũng như chiều sâu của lồng ngực thì con đực là 95,50 cm, con cái là 86,50 cm. Hay chỉ số cao khum – chỉ số đo chiều cao của hươu và chỉ số dài thân chéo – chỉ số thể hiện sự phát triển của xương sống thì con đực đều cao hơn. Qua đó ta thấy hươu sao đực lớn hơn hươu sao cái trưởng thành.

4.2.2. Màu sắc bộ lông

Màu sắc lông thay đổi theo mùa và có sự khác biệt màu sắc giới tính. Về mùa hè, con đực có màu nâu vàng, con cái có màu nhạt hơn. Trên thân có nhiều đốm trắng gọi là "sao", khoảng 130 - 160 sao, sao có sao đơn và sao kép. Sao ở lưng nhỏ hơn sao ở sườn và bụng. Sao ở hai bên sống lưng tạo thành hai vạch dọc, các sao khác xếp thành hàng không rõ. Từ gáy xuống cổ, chạy giữa hai hàng sao dọc sống lưng là chỉ lông màu nâu sẫm hoặc đen. Mặt dưới cằm, cổ, ngực và bên trong đùi màu trắng nhạt, không có sao. Đuôi thì phần trên màu đen, chóp đuôi có lẫn ít lông màu trắng, mặt dưới đuôi trần không có lông. Phía dưới gốc đuôi và mặt sau của mông có đám lông màu trắng hình tam giác gọi là "gương", mỗi chiều khoảng 8 - 10 cm, đầu nhọn quay xuống dưới. Bốn chân màu vàng xám, phía trước màu thẫm hơn phía sau.

Về mùa đông, màu lông thay đổi rõ rệt: màu vàng sẫm lẫn màu của socola (xám nâu hạt dẻ) nhưng không đen. Các đốm sao trên mình trở nên mờ hoặc rất mờ. Ở hươu sao đực nhiều con hoàn toàn không thấy các đám trắng trên thân, gần giống với màu của nai.

Đối với hươu sao sơ sinh không có sự phân biệt về màu sắc của hươu sao đực sơ sinh và hươu sao cái sơ sinh.

4.2.3. Khai thác nhung hươu tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 4.2.3.1. Sự hình thành và thời gian thu hoạch nhung 4.2.3.1. Sự hình thành và thời gian thu hoạch nhung

Sự hình thành nhung hươu bắt nguồn từ hiện tượng rụng sừng tự nhiên của hươu vào mùa xuân.

Bằng việc theo dõi và nghiên cứu thời gian và đặc điểm sinh trưởng của nhung hươu trên 30 con đực trưởng thành tại Hương Sơn ta có kết quả bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian phát triển nhung ở các giai đoạn

Giai đoạn Thời gian (ngày)

Bong lớp váng trên bề mặt gốc sừng – “ đổ đế” 2.5 ± 1

Nhung hình “trái mơ” 10.5 ± 2.5

Nhung hình “ yên ngựa” 34 ± 2

Tổng thời gian 47 ± 3

Qua bảng 4.3 chúng ta thấy để phát triển thành một cặp nhung có giá trị phải trải qua 3 giai đoạn trong khoảng từ 44 đến 50 ngày. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Giai đoạn đổ đế:

Sừng hươu được thay hàng năm vào mùa xuân từ tháng 1 – 3, không rụng cùng một lúc mà thường cách xa 1 – 4 ngày. Sừng bên trái thường rụng trước, giai đoạn rụng sừng còn gọi là giai đoạn đổ đế. Khi sừng sắp rụng các tế bào xung quanh gốc và đế sừng phát triển mạnh, đáy sừng cũ bật ra khỏi đế gây ra hiện tượng ngứa ngáy cho con vật.

Ở giai đoạn này hươu thích cọ sừng vào mô đất, gốc cây… và đó cũng là yếu tố cơ học thúc đẩy quá trình đổ đế diễn ra nhanh chóng.

Hình 4.1. Đế sừng hươu

Giai đoạn nhung hình “trái mơ”

Khi sừng cũ rụng xuống, các lớp tế bào xung quanh gốc và đế sừng tiếp tục phát triển che lấp và bọc kín để sừng tạo nên một khối mềm có màu hồng nhạt, hoặc nâu nhạt, mặt ngoài phủ đầy lông, trên có phủ lớp lông trắng xám rất mịn, sờ vào êm như nhung, bên trong chứa nhiều mạch máu trên. Ban đầu khối mềm gần như phủ bằng phẳng, dần dần phát triển tạo sừng non. Sừng non được gọi là “nhung”.

Giai đoạn nhung hình “yên ngựa”

Cặp sừng đầu tiên xuất hiện ở tuổi thứ hai, nó đơn giản, không phân nhánh gọi là sừng chìa vôi. Sừng chìa vôi có phần gốc to sần sùi với nhiều nốt sần thẳng hàng từ gốc sừng đến gần đầu mút sừng, phần ngọn nhọn. Mút sừng thường nhẵn bóng do hươu thường cọ sừng vào thân cây, mô đất hoặc bụi cỏ…

Sang tuổi thứ 3, nhung mọc được 2–3 cm thì bắt đầu phân nhánh, gọi là nhung “yên ngựa”. Khi được 14–23 cm (có thể ngắn hơn) thì phân nhánh lần thứ 2. Sự phân nhánh này thường ở các nhánh to. Lúc phân nhánh phần đỉnh hơi phình to hơn phần thân, bắt đầu lõm giữa đỉnh nhánh. Các nhánh này

tiếp tục phát triển và càng xa gốc càng nhỏ dần. Hiện tượng hóa xương (vôi hóa) dần theo chiều từ gốc đến ngọn và từ trong ra ngoài cũng được bắt đầu ở giai đoạn phân nhánh lần thứ 2 này. Bởi quá trình hóa xương làm ảnh hưởng đến giá trị của nhung nên người chăn nuôi thường chọn trước thời gian phân lần thứ 2 thì thu hoạch nhung để đạt giá trị cao nhất. Hươu được nuôi trong môi trường có chế độ dinh dưỡng tốt thì thời gian để hươu mọc sừng sẽ càng nhanh, và với chất dinh dưỡng tốt thì hươu cũng cho chất lượng của nhung được chất lượng tốt.

Khi thu hoạch:

- Cắt nhung nhẹ nhàng, tránh va đập vì nhung hươu rất mềm.

- Để đầu cắt ngược lên trên để tránh chảy máu vì nếu để dọc với mặt cắt thì máu sẽ chảy nhiều hơn

- Bịt chặt đầu mặt cắt bằng miếng gạc hoặc miếng vải.

- Bảo quản lạnh nếu sử dụng hươu ở dạng tươi. Nếu sử dụng tươi thì thường sử dụng trong vòng 1 năm kể từ khi khai thác.

- Nếu đông khô thì phải để âm 20oC trong vòng 10 phút sau khi cắt. 4.2.3.2. Đặc điểm hình thái nhung hươu

Nhung hươu yên ngựa có :

Da nhung hươu: có màu nâu tím (màu tro hoặc màu lông chuột) phân bố dày trên nhung mao và có các mạch máu đến nuôi dưỡng.

Lông nhung hươu: bên ngoài có mọc đầy nhung mao nhỏ, dài, ngắn khác nhau, nhưng loại nhỏ mịn, màu da nâu đỏ, trơn bóng là loại tốt nhất.

Hình dạng: có hình trụ phân nhánh, có loại có 1 nhánh, có 2 nhánh gọi là chạc ba. Có 2, 3, 5 nhánh khi đủ tuổi trưởng thành và tùy thuộc vào từng giai đoạn khai thác khác nhau nhung thì nhung hươu sẽ có số nhánh khác nhau. Nhung yên ngựa tốt thường có chiều dài trong khoảng từ 14 - 23 cm.

Mã lộc nhung: Còn mã lộc nhung cũng là sừng non của loài hươu đực do khai thác muộn hoặc không kịp thời gian khai thác sừng sẽ phân thành nhiều nhánh chưa bị cốt hóa mọc đầy nhung mao, to chắc hơn hoa lộc nhung, và số lượng nhánh giao động từ 4 -5 nhánh. Thường để dùng làm chế phẩm thuốc hoặc cao ban long hay nhung thái lát.

Hình 4.2. Nhung hươu yên ngựa

Hình 4.3. Nhung hươu yên ngựa.

Phân tích 15 cặp nhung hươu ta có bảng 4.4 về khối lượng, chu vi gốc sừng và chiều cao nhung hươu yên ngựa trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

Bảng 4.4. Khối lượng, chu vi gốc sừng và chiều cao nhung hươu yên ngựa Chu vi gốc sừng (mm) 110 130 137 140 145 145 155 157 160 163 167 172 176 182 184 Khối lượng (g) 120 270 320 370 440 460 470 510 530 540 570 630 650 670 720 Chu vi đỉnh chạc nhỏ (mm) 50 60 65 75 77 75 90 87 85 92 86 85 93 95 102

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)