Nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 67 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu hươu

4.4.2. Nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh

Kết quả xác định hàm lượng natri, kali và clo trong huyết thanh của 60 con hươu phân theo giới tính và lứa tuổi ta có bảng 4.10:

Bảng 4.10. Nồng độ một số ion trong huyết thanh của hươu các nhóm tuổi Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Đực(n = 15) Cái(n= 15) Đực(n= 15) Cái (n = 15) Na+(mmol/l) 138.2 ± 3.4a 139.10 ± 3.2a 139.1 ± 3.2a 141.10 ± 3.8a K+(mmol/l) 5.12 ± 0.6a 5.26 ± 0.6a 6.1 ± 0.51b 5.98 ± 0.61b Cl-(mmol/l) 94.7 ± 3.32a 99.6 ± 2.9a 92.4 ± 3.2b 97.7 ± 3.2b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị trong cùng hàng (P < 0.05)

Na+ là nguyên tố chủ yếu của các cation dịch ngoại bào, kết hợp với Cl- và HCO3- trong điều hoà cân bằng kiềm toan, có vai trị quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu dịch thể và bảo vệ cơ thể chống sự mất dịch. Natri cũng có tác dụng duy trì tính chịu kích thích bình thường của cơ và tính thấm của các tế bào. Ở hươu nồng độ Natri ở hươu đực dưới 3 tuổi là 138.20 mmol/l tăng nhẹ lên 139.10 mmol/l ở hươu đực từ 3 tuổi trở lên. Tương tự ở hươu cái nhóm dưới 3 tuổi là 139.10 mmol/l tăng lên 141.10 mmol/l ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên (P>0.05). Ở con cái thường cao hơn con đực. Nồng độ Natri ở hươu dao động từ 132mmol/l -146mmo/l.

Nguồn bổ xung chủ yếu là do ăn uống, bình thường khi cho hươu ăn người ta thường trộn 1 ít muối vào thức ăn. Sự mất Natri của cơ thể là qua nước tiểu, phân và mồ hôi. Lượng Natri mất theo mồ hơi chịu ảnh hưởng lớn của mơi trường nóng, sốt cao. Trong các bệnh Ưu năng vỏ thượng thận, chấn thương sọ não, phù tim hoặc phù thận, nhiễm độc vitamin D, hoặc dùng thuốc corticoid có thể dẫn đến ứ nước, ống niệu tăng hấp thu trở lại và Na máu tăng.

Chuyển hoá của Natri chịu ảnh hưởng của các Steroid vỏ thượng thận. Khi thiểu năng vỏ thượng thận, Natri máu giảm và Natri bài xuất tăng.

Trong các trường hợp bệnh lý mất nước do các nguyên nhân dẫn tới thu hẹp khu vực ngoại bào, Natri sẽ tới giới hạn cao của bình thường, nếu khơng điều chỉnh và bổ sung nước kịp thời, Natri máu sẽ tăng sau khoảng 36-48 giờ. Natri máu còn tăng trong các trường hợp ăn uống và đưa vào cơ thể quá nhiều muối.

Natri máu giảm trong các trường hợp sau:

- Mất nhiều muối (say nắng, ra mồ hôi nhiều, nôn mửa, ỉa chẩy, bổ sung đủ nước nhưng thiếu muối ).

- Mất muối qua thận, trong trường hợp tổn thương ống niệu:

+ Khi dùng lợi niệu Hg bị ức chế giảm sự tái hấp thu Na của ống niệu. + Giai đoạn muộn của các bệnh thận cũng chỉ có thể dẫn tới sự rối loạn tái hấp thu Natri.

- Mất Natri qua đường tiêu hố:

+ Từ dạ dầy: Nơn mửa và giảm hấp thu dịch ở ruột kéo dài gây mất Cl- và H+ làm xuất hiện nhiễm kiềm.

+ Từ ruột : Giảm hấp thu dịch ruột, ỉa chảy. - Do khu vực ngoại bào tăng :

+ Nhiễm độc nước do truyền dịch quá thừa.

Kali là cation chủ yếu ở dịch nội bào nhưng nó cũng là thành phần quan trọng của dịch ngoại bào vì nó ảnh hưởng trên hoạt động của cơ, trong đó đáng chú ý nhất là cơ tim. Ở trong tế bào kali có các chức năng đối với cân bằng acid- base, áp lực thẩm thấu, cả việc giữ lại nước. Nồng độ kali nội bào cao cần thiết đối với nhiều chuyển hoá quan trọng, cả với sự sinh tổng hợp protein ở ribosom.

Có sự sai khác về nồng độ K+ giữa các nhóm tuổi của hươu (P<0.05). Nồng độ K+ của hươu đực dưới 3 tuổi là 5.12 mmol/l thấp hơn hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 6.1 mmol/l. Nồng độ K+ của con cái dưới 3 tuổi là 5.26mmol/l cũng thấp hơn con cái ở nhóm từ 3 tuổi trở lên là 5.98mmol/l.

Các thay đổi về kali ngoại bào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vân, có thể gây liệt cơ xương hay những bất thường về dẫn truyền và hoạt động của cơ tim có thể xẩy ra.

Kali được bài tiết vào dịch tiêu hoá nhưng phần lớn lại được ruột tái hấp thu. Thận là cơ quan chủ yếu thải trừ kali, vừa lọc ở cầu thận vừa bài tiết ở ống niệu, chịu ảnh hưởng lớn của cân bằng acid-base cũng như hoạt động của vỏ thượng thận. Khả năng thải trừ kali của thận rất lớn tới mức dù ăn uống vào nhiều cũng không xẩy ra tăng kali máu ( nếu thận bình thường ). Tuy vậy cũng khơng được dùng tiêm tĩnh mạch nhanh vì rất nguy hiểm.

Kali máu tăng trong các trường hợp sau:

- Sự giảm của khu vực ngoại bào, ví dụ như chống, kali máu thường tăng và có phối hợp chủ yếy với nhiễm acid chuyển hố, tình trạng mất nước tăng.

- Sự thoát kali từ nội bào:

+ Huỷ huyết nặng (Đặc biệt tăng nhanh khi có thiểu năng thận) + Vô niệu do các nguyên nhân

+ Thiếu máu tổ chức do các nguồn gốc khác nhau

+ Các tình trạng hyperkinetic như động kinh hoặc nhiễm độc strychnin. - Sự đào thải của thận giảm:

+ Bệnh thiểu năng vỏ thượng thận

+ Viêm thận, thiểu năng thận (có vơ niệu hoặc thiểu niệu ) + Nhiễm cetonic đái đường

- Đưa vào cơ thể nhanh và nhiều kali: Khi điều trị bệnh có tình trạng thiếu kali, truyền kali bổ sung với lượng nhiều gây tăng đột ngột và có thể gây ngừng tim.

Kali máu giảm trong các trường hợp sau: - Thiếu kali đưa vào cơ thể

- Mất kali bất thường ở đường tiêu hoá

Do nôn mửa kéo dài, ỉa chẩy, dùng thuốc tẩy, lỗ dị đường tiêu hố. - Sự mất kali tăng theo nước tiểu khi:

+ Nhiễm cetonic đái đường. Lúc đầu tăng vì nhiễm toan và suy thận cịn sau điều trị hết nhiễm toan và bài tiết của thận đã tốt, dùng insulin nên lại dần giảm kali.

+ Các bệnh về gan: Sự phân huỷ các steroid nội sinh giảm và vì vậy có cường vỏ thượng thận tương đối.

+ Hội chứng aldosteron

+ Các thuốc lợi niệu tăng thải kali kéo dài như : acetazolamid và chlorothiazid + Nhiễm toan ống niệu

+ Ưu năng giáp trạng...

Clo là thành phần của NaCl. Nguyên tố Cl ( ion Cl-) cần thiết trong cân bằng nước và điều hoà áp lực thẩm thấu cũng như cân bằng acid – base, đặc biệt quan trọng ở máu. Cl trong thành phần HCl được tiết ra từ dịch vị. Dạng ăn uống hấp thu và thải trừ thường là NaCl, không tách biệt. Bất thường về

chuyển hoá Na đi kèm với Cl. Chế độ ăn uống ít NaCl thì cũng giảm lượng đào thải ra nước tiểu.

Nồng độ Cl- trong máu hươu giảm theo tuổi. Ở hươu đực dưới 3 tuổi có 94.7 mmol/l giảm còn 92.4 mmol/l ở hươu từ 3 tuổi trở lên. Ở con cái dưới 3 tuổi nồng độ cl- là 99.6mmol/l xuống 97.7 mmol/l ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên (P<0.05).

Cl- là một anion chính của dịch ngoại tế bào, nồng độ clo máu có mối tương quan nghịch với nồng độ bicarbonnat do các ion này phản ánh tình trạng toan kiềm trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hịa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ hoạt động như một thành phần của hệ đệm hỗ trợ cho q trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước trong cơ thể. Do ion Cl- thường được thấy dưới dạng kết hợp với ion Na+, các thay đổi nồng độ Na+ máu sẽ gây nên sự thay đổi tương ứng của Cl- (DuBose, 2012; Chernecky and Berger, 2013. Na+ và K+ duy trì áp suất thẩm thấu và điều hịa trao đổi của các dịch thể. Hai ion này đóng vai trị quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu hai ion này sẽ gây ảnh hưởng tới trao đổi chất. Tỷ lệ Na+ và K+ có ảnh hưởng đối với hoạt động sống của tế bào và các mô; cân bằng nước và cân bằng kiềm toan. K và Na trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở ruột non, phần còn lại được hấp thu ở dạ dày, ruột già. Sự trao đổi K giữa dịch gian bào và nội bào được thực hiện qua màng tế bào giống như cơ chế bơm đối với Na (Chernecky and Berger, 2013; DuBose, 2012). Xác định biến động nồng độ các ion này trong huyết thanh có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh gây mất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)