Khai thác nhung hươu tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 54 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Một số đặc điểm hình thái của hươu sao và khai thác nhung hươu ở hương sơn

4.2.3. Khai thác nhung hươu tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

4.2.3.1. Sự hình thành và thời gian thu hoạch nhung

Sự hình thành nhung hươu bắt nguồn từ hiện tượng rụng sừng tự nhiên của hươu vào mùa xuân.

Bằng việc theo dõi và nghiên cứu thời gian và đặc điểm sinh trưởng của nhung hươu trên 30 con đực trưởng thành tại Hương Sơn ta có kết quả bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian phát triển nhung ở các giai đoạn

Giai đoạn Thời gian (ngày)

Bong lớp váng trên bề mặt gốc sừng – “ đổ đế” 2.5 ± 1

Nhung hình “trái mơ” 10.5 ± 2.5

Nhung hình “ yên ngựa” 34 ± 2

Tổng thời gian 47 ± 3

Qua bảng 4.3 chúng ta thấy để phát triển thành một cặp nhung có giá trị phải trải qua 3 giai đoạn trong khoảng từ 44 đến 50 ngày. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Giai đoạn đổ đế:

Sừng hươu được thay hàng năm vào mùa xuân từ tháng 1 – 3, không rụng cùng một lúc mà thường cách xa 1 – 4 ngày. Sừng bên trái thường rụng trước, giai đoạn rụng sừng còn gọi là giai đoạn đổ đế. Khi sừng sắp rụng các tế bào xung quanh gốc và đế sừng phát triển mạnh, đáy sừng cũ bật ra khỏi đế gây ra hiện tượng ngứa ngáy cho con vật.

Ở giai đoạn này hươu thích cọ sừng vào mơ đất, gốc cây… và đó cũng là yếu tố cơ học thúc đẩy quá trình đổ đế diễn ra nhanh chóng.

Hình 4.1. Đế sừng hươu

Giai đoạn nhung hình “trái mơ”

Khi sừng cũ rụng xuống, các lớp tế bào xung quanh gốc và đế sừng tiếp tục phát triển che lấp và bọc kín để sừng tạo nên một khối mềm có màu hồng nhạt, hoặc nâu nhạt, mặt ngồi phủ đầy lơng, trên có phủ lớp lơng trắng xám rất mịn, sờ vào êm như nhung, bên trong chứa nhiều mạch máu trên. Ban đầu khối mềm gần như phủ bằng phẳng, dần dần phát triển tạo sừng non. Sừng non được gọi là “nhung”.

Giai đoạn nhung hình “yên ngựa”

Cặp sừng đầu tiên xuất hiện ở tuổi thứ hai, nó đơn giản, khơng phân nhánh gọi là sừng chìa vơi. Sừng chìa vơi có phần gốc to sần sùi với nhiều nốt sần thẳng hàng từ gốc sừng đến gần đầu mút sừng, phần ngọn nhọn. Mút sừng thường nhẵn bóng do hươu thường cọ sừng vào thân cây, mơ đất hoặc bụi cỏ…

Sang tuổi thứ 3, nhung mọc được 2–3 cm thì bắt đầu phân nhánh, gọi là nhung “yên ngựa”. Khi được 14–23 cm (có thể ngắn hơn) thì phân nhánh lần thứ 2. Sự phân nhánh này thường ở các nhánh to. Lúc phân nhánh phần đỉnh hơi phình to hơn phần thân, bắt đầu lõm giữa đỉnh nhánh. Các nhánh này

tiếp tục phát triển và càng xa gốc càng nhỏ dần. Hiện tượng hóa xương (vơi hóa) dần theo chiều từ gốc đến ngọn và từ trong ra ngoài cũng được bắt đầu ở giai đoạn phân nhánh lần thứ 2 này. Bởi q trình hóa xương làm ảnh hưởng đến giá trị của nhung nên người chăn nuôi thường chọn trước thời gian phân lần thứ 2 thì thu hoạch nhung để đạt giá trị cao nhất. Hươu được ni trong mơi trường có chế độ dinh dưỡng tốt thì thời gian để hươu mọc sừng sẽ càng nhanh, và với chất dinh dưỡng tốt thì hươu cũng cho chất lượng của nhung được chất lượng tốt.

Khi thu hoạch:

- Cắt nhung nhẹ nhàng, tránh va đập vì nhung hươu rất mềm.

- Để đầu cắt ngược lên trên để tránh chảy máu vì nếu để dọc với mặt cắt thì máu sẽ chảy nhiều hơn

- Bịt chặt đầu mặt cắt bằng miếng gạc hoặc miếng vải.

- Bảo quản lạnh nếu sử dụng hươu ở dạng tươi. Nếu sử dụng tươi thì thường sử dụng trong vòng 1 năm kể từ khi khai thác.

- Nếu đơng khơ thì phải để âm 20oC trong vịng 10 phút sau khi cắt. 4.2.3.2. Đặc điểm hình thái nhung hươu

Nhung hươu yên ngựa có :

Da nhung hươu: có màu nâu tím (màu tro hoặc màu lơng chuột) phân bố dày trên nhung mao và có các mạch máu đến nuôi dưỡng.

Lông nhung hươu: bên ngồi có mọc đầy nhung mao nhỏ, dài, ngắn khác nhau, nhưng loại nhỏ mịn, màu da nâu đỏ, trơn bóng là loại tốt nhất.

Hình dạng: có hình trụ phân nhánh, có loại có 1 nhánh, có 2 nhánh gọi là chạc ba. Có 2, 3, 5 nhánh khi đủ tuổi trưởng thành và tùy thuộc vào từng giai đoạn khai thác khác nhau nhung thì nhung hươu sẽ có số nhánh khác nhau. Nhung yên ngựa tốt thường có chiều dài trong khoảng từ 14 - 23 cm.

Mã lộc nhung: Cịn mã lộc nhung cũng là sừng non của lồi hươu đực do khai thác muộn hoặc không kịp thời gian khai thác sừng sẽ phân thành nhiều nhánh chưa bị cốt hóa mọc đầy nhung mao, to chắc hơn hoa lộc nhung, và số lượng nhánh giao động từ 4 -5 nhánh. Thường để dùng làm chế phẩm thuốc hoặc cao ban long hay nhung thái lát.

Hình 4.2. Nhung hươu yên ngựa

Hình 4.3. Nhung hươu yên ngựa.

Phân tích 15 cặp nhung hươu ta có bảng 4.4 về khối lượng, chu vi gốc sừng và chiều cao nhung hươu yên ngựa trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

Bảng 4.4. Khối lượng, chu vi gốc sừng và chiều cao nhung hươu yên ngựa Chu vi gốc sừng (mm) 110 130 137 140 145 145 155 157 160 163 167 172 176 182 184 Chu vi gốc sừng (mm) 110 130 137 140 145 145 155 157 160 163 167 172 176 182 184 Khối lượng (g) 120 270 320 370 440 460 470 510 530 540 570 630 650 670 720 Chu vi đỉnh chạc nhỏ (mm) 50 60 65 75 77 75 90 87 85 92 86 85 93 95 102 Chiều cao chạc nhỏ (mm) 80 85 140 143 137 140 135 145 143 126 135 142 137 146 156 Chu vi đỉnh chạc to (mm) 70 70 80 85 113 105 116 120 135 138 118 132 147 146 132 Chiều cao chạc to (mm) 120 145 172 175 178 183 175 190 202 189 222 197 215 225 250

Qua bảng 4.4 ta thấy khối lượng tăng khi chu vi gốc sừng tăng. Chu vi đỉnh chạc lớn thường to hơn chu vi đỉnh chạc nhỏ. Ở hươu sao thì thường đến giai đoạn phân thứ 2 thì thường phân ở chạc to. Ở chiều cao của chạc to cũng to hơn chạc bé, lệch nhau từ 50-100 mm.

4.2.3.3. Khả năng cho nhung theo năm tuổi

Từ số liệu ghi chép và theo dõi tỉ mỉ của 10 hươu đực trong 12 năm liên tục tại xí nghiệp hươu giống Hương Sơn cho kết quả Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Khối lượng nhung hươu sao qua các năm tuổi (g) Năm tuổi Khối lượng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB X (g) 120 271 357 520 626 740 845 751 610 420 380 513 Mx 20 25 34 51 53 46 48 42 41 30 42 39

Qua bảng 4.5 ta thấy khối lượng nhung tăng dần, ổn định và đạt lớn nhất ở tuổi 6,7,8,9 (8 tuổi đạt trung bình 845g) sau đó giảm dần. Cá biệt ở tuổi 6,7,8 có những con hươu đực có khối lượng nhung có khi lên đến 1342g.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)