Một số chỉ tiêu sinh lý máu của hươu sao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 59)

4.3.1. Chỉ số hồng cầu và hemoglobin của hươu

Số lượng hồng cầu (RBC) là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng sinh lý, sức khỏe của con vật. Mỗi loại gia súc có một chỉ số hồng cầu đặc trưng và số lượng này thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe. Mẫu máu của 60 con hươu khỏe mạnh ở các độ tuổi trong phạm vi nghiên cứu của đề tài được phân tích và cho kết quả bảng 4.6.

Qua bảng 4.6 chúng ta thấy số lượng hồng cầu của hươu đực dưới 3 tuổi là 9.91 triệu/l cao hơn so với hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 9.18 triệu/l. Số lượng hồng cầu của hươu cái dưới 3 tuổi là 9.7 triệu/l cao hơn so với hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 8.97 triệu/l. Sự sai khác này có ý nghĩa (P<0.05).Trong cùng một nhóm tuổi số lượng hồng cầu của con đực thường lớn hơn con cái tuy nhiên sự sai khác không đáng kể (P>0.05). Nguyên nhân là ở gia súc non đang trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về trao đổi Oxy cao. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên lượng hồng cầu được sản sinh cao hơn.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích các chỉ số hồng cầu và hemoglobin của hươu các nhóm tuổi

Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Đực(n = 15) Cái(n = 15) Đực (n= 15) Cái (n= 15) RBC (triệu/L) 9.91 ± 0.60a 9.7±0.74a 9.18 ±0.48b 8.97 ± 0.37c HB (g/dL) 15.76 ±1.30a 15.637±1.98a 15.76 ±1.12a 16.59 ± 1.30a HTC (%) 40.42 ± 3.19a 38.91 ± 3.77a 35.52 ±4.54b 35.46 ±2.51b MCV (fL) 4.08 ± 0.08a 4.02 ± 0.09a 3.85 ± 0.31b 3.95 ± 0.22b RDW (%) 21.30 ± 1.82a 20.77± 1.59a 20.94 ± 1.10a 20.2 ± 0.84a MCH (pg) 1.59 ± 0.037a 1.61 ± 0.08a 1.71 ± 0.03a 1.84 ± 0.07a MCHC (g/dL) 0.39 ±0.004a 0.40 ± 0.013a 0.45±0.027b 0.47±0.0075c Ghi chú: RBC (Số lượng hồng cầu có trong 1 mm3 máu); HB (lượng hemoglobin trong máu tính bằng đơn vị g/dL); HTC (Phần trăm thể tích hồng cầu trong máu); MCV (Thể tích trung bình một hồng cầu tính bằng

đơn vị femtoli (fl) có giá trị bằng 10-15 lít); RDW (Độ phân bố hồng cầu, %), MCH (lượng Hb trung bình trong 1 hồng cầu 1pg = 10-12 g); MCHC (nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu đơn vị là g/dl). Các chữ

cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P < 0.05)

So sánh kết quả nghiên cứu của Chum Choeurth (2003) thì lượng hồng cầu của hươu nuôi tại huyện Hương Sơn cao hơn so với hươu nuôi tại vườn thú Hà Nội ( hươu dưới 3 tuổi là 9.50 triệu/l hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 7.88 triệu/l). Nguyên nhân do huyện Hương Sơn là một huyện miền núi, môi trường khắc nghiệt hơn so với vườn thú Hà Nội.

Hemoglobin (HB) là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật. Theo bảng ta thấy lượng huyết sắc tố ở nhóm dưới 3 tuổi con đực là 15.76 g/dL, con cái là 15.637 g/dL, và ở nhóm từ 3 tuổi trở lên con đực là 15.76 g/dL, con cái cao hơn là 16.59 g/dL. Tuy nhiên mức độ sai khác không rõ ràng (P >0.05).

So sánh kết quả nghiên cứu của Chum Choeurth (2003) thì lượng huyết sắc tố của hươu nuôi tại huyện Hương Sơn tương đương với hươu nuôi tại vườn thú Hà Nội.

Phần trăm thể tích hồng cầu (HTC) của máu hươu đực dưới 3 tuổi là 40.42% cao hơn so với hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 35.52%. Ở con cái dưới 3 tuổi phần trăm thể tích hồng cầu là 38.91% cao hơn hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 35.46%. Sự sai khác này có ý nghĩa (P<0.05). Trong cùng một nhóm thì phần trăm thể tích hồng cầu của con đực thường cao hơn con cái, tuy nhiên sự sai khác không nhiều (P>0.05).

Thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV) ở nhóm hươu dưới 3 tuổi cao hơn nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên (P<0.05). Trong nhóm hươu dưới 3 tuổi có thể tích trung bình của một hồng cầu ở hươu đực là là 4.08 fl, hươu cái là 4.02 fl. Trong nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên có thể tích trung bình một hồng cầu ở hươu đực là 3.85 fl, hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 3.95 fl, sự sai khác giữ các giới tính trong nhóm không có ý nghĩa (P>0.05).

Độ phân bố hồng cầu (RDW) không có sự sai khác giữa các nhóm tuổi hay giữa con đực và con cái (P>0.05). Độ phân bố hồng cầu của hươu dao động từ 20.2% ở con cái từ 3 tuổi trở lên đến 21.3% ở con cái dưới 3 tuổi.

Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH) không có sự sai khác giữa các nhóm tuổi hay giữa con đực và con cái (P>0.05). Ở nhóm hươu dưới 3 tuổi lần lượt là : con đực là 1.59 pg, con cái là 1.61 pg thấp hơn so với nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên ở con đực là 1.71 pg, con cái là 1.84 pg. Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu thể hiện khả năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng cầu khi lượng này tăng lên phản ánh được sự hoàn thiện về chức năng của hồng cầu. Giá trị của lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu có mối quan hệ tỷ lệ với giá trị hemoglobin trung bình và liên quan đến tình trạng sức khỏe. Nhiều trạng thái bệnh lý cũng có thể dẫn đến hiện tượng giảm MCH như hội chứng tiêu chảy, sốt gây mất nước.

Không có sự sai khác về nồng độ huyết sắc tố trung bình (MCHC) ở giữa con đực và con cái ở nhóm dưới 3 tuổi. (P<0.05). Và nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên có sự sai khác giữa con đực và con cái. Hươu đực có MCHC là 0.45 g/l và hươu cái là 0.47 g/l. Trong cùng nhóm tuổi thì chỉ số MCHC con cái thường cao hơn con đực.

Theo Duncan et al. (1994) các chỉ số hồng cầu ở động vật non cao hơn động vật trưởng thành do chúng hoạt dộng nhiều hơn và dễ bị kích thích. Ngược lại, nhiều tác giả (Harvey et al., 1984; Meryer and Harvey 1998; Veiga et al.,

2006) lại cho rằng những gia súc trưởng thành có chỉ số cao hơn do lượng dịch trong máu gia súc non cao hơn. Điều này cho thấy sự khác biệt lớn giữa các kết quả nghiên cứu huyết học và các giải thích cho các giá trị số thu được.

4.3.2. Số lượng và công thức bạch cầu

Bạch cầu có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng bạch cầu giảm xuống phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm, bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Tuy nhiên, khi lượng bạch cầu tăng cao phản ánh tình trạng nhiễm trùng của cơ thể; khi bạch cầu tăng quá cao với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh nhiễm trùng nặng, trên lâm sàng thường gặp ở bệnh bạch cầu cấp.

Có 5 dòng bạch cầu khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (NEUT), lâm ba cầu (LYM), bạch cầu đơn nhân lớn (MON), bạch cầu ái toan (EOS) và bạch cầu ái kiềm (BASO).

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hệ bạch cầu của 60 mẫu máu hươu các lứa tuổi khác nhau được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Chỉ tiêu hệ bạch cầu của hươu theo các nhóm tuổi Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Đực (n= 15) Cái (n= 15) Đực(n = 15) Cái(n = 15) WBC (nghìn/mm3) 9.45 ± 2.59a 6.32±0.43a 6.51±1.45b 8.33 ±0.63b NEUT (%) 45.46 ± 4.90a 37.77± 2.78b 43.67± 2.92b 58.45 ± 1.04c LYM (%) 46.32 ± 5.78a 54.08 ±3.26b 42.16 ±3.78b 29.47 ±1.10c MON (%) 2.06 ± 0.48a 2.57 ± 0.25a 2.84 ± 0.21b 2.47 ± 0.36b EOS (%) 5.8 ± 1.15a 4.59 ± 0.94b 10.46± 2.25c 8.32 ± 0.82c BASO (%) 0.36 ± 0.187a 0.99 ± 0.35b 0.86 ± 0.16b 1.29 ± 0.36c Ghi chú: WBC: tổng số bạch cầu; NEUT: bạch cầu đa nhân trung tính; LYM: lâm ba cầu; MON: bạch cầu đơn nhân lớn; EOS: bạch cầu ái toan; BASO: bạch cầu ái kiềm. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai

khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P < 0,05)

Qua bảng 4.7 ta thấy hươu đực dưới 3 tuổi có số lượng bạch cầu là 9.45 nghìn/mm3 cao hơn bạch cầu ở hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 6.51 nghìn/mm3. Ở

hươu cái dưới 3 tuổi có số lượng bạch cầu là 6.32 nghìn/mm3 thấp hơn so với số lượng bạch cầu hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 8.33 nghìn/mm3. Có sự sai khác về số lượng bạch cầu trong máu hươu giữa các nhóm tuổi (P<0.05). Trong cùng nhóm thì sự sai khác không có ý nghĩa.

Số lượng bạch cầu của hươu sao nuôi tại huyện Hương Sơn tương đương với số lượng bạch cầu của hươu sao nuôi tại vườn thú Hà Nội, Chum Choeurth (2003).

Bạch cầu đa nhân trung tính (NEUT) chiếm tỷ lệ cao. Có sự sai khác về bạch cầu đa nhân trung tính giữa các nhóm và giới tính. (P<0.05). Ở hươu đực dưới 3 tuổi có chỉ số bạch cầu đa nhân trung tình là 45.46%, cao hơn hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 43.67%, song ở hươu cái thì chiều hướng lại ngược lại, con cái dưới 3 tuổi có chỉ số 3 tuổi trở lên. Bạch cầu đa nhân trung tính là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc hươu suy dinh dưỡng, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus...

Lâm ba cầu của hươu (LYM) cũng chiếm tỷ lệ cao. Cũng tương tự bạch cầu đa nhân trung tính thì lâm ba cầu cũng có sự sai khác giữa các nhóm tuổi và giới tính. Lâm ba cầu của hươu đực dưới 3 tuổi là :46.32% cao hơn so với hươu đực ở nhóm từ 3 tuổi trở lên là 42.16%. Của hươu cái dưới 3 tuổi là 54.08% cũng cao hơn so với hươu cái ở nhóm trên tuổi là 29.47%. Như vậy tỷ lệ lâm ba cầu giảm dần theo độ tuổi. Đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban...

Bạch cầu đơn nhân lớn (MON) chiếm tỷ lệ ít. Bạch cầu đơn nhân lớn có sự khác nhau giữa nhóm tuổi (P<0.05). Khi hươu đực dưới 3 tuổi là 2.06%

thấp hơn hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 2.84% và ở hươu cái dưới 3 tuổi bạch cầu đơn nhân lớn chiếm 2.57% cao hơn ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 2.47%. Bạch cầu đa nhân lớn là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...

Bạch cầu ái toan (EOS) chiếm một tỷ lệ ít, tăng theo nhóm tuổi, ở hươu từ 3 tuổi trở lên thường có bạch cầu ái toan chiếm nhiều hơn so với nhóm dưới 3 tuổi. . Ở hươu đực dưới 3 tuổi bạch cầu ái toan chiếm 5.8% thấp hơn hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 10.46%, Ở hươu cái dưới 3 tuổi có tỷ lệ bạch cầu ái toan là 4.59% thấp hơn so với hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 8.32%. Nguyên nhân có thể do các bệnh ký sinh trùng làm tăng tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu. Trong cùng nhóm tuổi bạch cầu ái toan chiếm nhiều hơn so với con cái (P< 0.05). Khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da...

Bạch cầu ái kiềm (BASO) chiếm tỷ lệ rất ít trong máu.Ở nhóm dưới 3 tuổi thấp hơn nhóm từ 3 tuổi trở lên và trong cùng nhóm thì con cái thường cao hơn con đực (P<0.05). Ở nhóm hươu dưới 3 tuổi tỷ lệ bạch cầu ái kiềm ở con đực là 0.36%, con cái là 0.99%, ở nhóm trến 3 tuổi con đực là 0.86%, con cái là 1.29%. Bạch cầu này đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.

So sánh kết quả nghiên cứu của Chum Choeurth (2003) trên hươu sao nuôi tại vườn thú Hà Nội thì có sự tương đồng về số lượng và công thức bạch cầu.

Nghiên cứu trên giống hươu trắng của Mỹ Teeri và cộng sự cho biết tỷ lệ bạch cầu trung tính là 36.6%, dao động từ 17-45%. Lâm ba cầu 59.0% dao động từ 48-72%, Theo Kichen và Prichad 1962 nghiên cứu cũng trên giống hươu này thì tỷ lệ bạch cầu trung tính 40-65%, Lâm ba cầu 55-70%.

4.3.3. Tiểu cầu

Tiểu cầu là một thành phần quan trọng của máu, có vai trò trong việc đông máu. Do đó nếu lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống dưới mức bình thường thì mức nguy cơ xuất huyết tăng lên. Sau khi lấy máu và xét nghiệm ta thu được chỉ tiêu tiểu cầu của hươu tại huyện hương sơn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chỉ tiêu tiểu cầu của hươu theo nhóm tuổi Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Đực (n= 15) Cái(n = 15) Đực (n= 15) Cái(n = 15) PLT (nghìn/mm3) 305 ± 65.9a 339.06 ±67.2a 323.47±67.1a 294.8±52.9a MPV(fL) 6.8±1.32a 7.03 ±1.25a 7.19 ±1.35a 7.64±1.36a PCT(%) 0.21 ±0.085a 0.22 ± 0.09a 0.232 ± 0.1a 0.25± 0.02a PDW (%) 36.14 ± 4.58a 34.28 ± 4.36a 35.93 ±4.85b 40.07 ± 0.97b

Ghi chú: PLT (số lượng tiểu cầu); MPV (thể tích trung bình của tiểu cầu); PCT (thể tích khối tiểu cầu); PDW (độ phân bố tiểu cầu). Các giá trị trung bình mang cùng chữ cái, sai khác không có ý nghĩa

(P>0.05)

Số lượng tiểu cầu trong máu hươu không có sự khác biệt nhiều. Con đực dưới 3 tuổi có số lượng tiểu cầu là 305 nghìn/mm3, con cái trong nhóm này là 339,06 nghìn/ mm3. Trong nhóm tuổi từ 3 tuổi trở lên thì hươu cái có số lượng hồng cầu là 323,47 nghìn/ mm3, con cái là 294.8 nghìn/ mm3 (P>0.05).

Thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu (MPV) của nhóm hươu dưới 3 tuổi ở con đực là 6.8fL thấp hơn con cái là 7.03fL. Ở nhóm hươu từ 3 tuổi trở lên ở con đực thể tích trung bình của tiểu cầu là 7.19 fL cũng thấp hơn con cái là 7.64fL. Qua đây ta cũng thấy thể tích trung bình của tiểu cầu tăng theo nhóm tuổi, và ở con đực thường thấp hơn con cái (P>0.05).

Thể tích khối tiểu cầu (PCT) của hươu có sự biến động không nhiều, dao động trong khoảng 0.21-0.25%. Độ phân bố tiểu cầu (PDW) lại có sự khác biệt giữa con đực và con cái ở các nhóm tuổi. Ở con đực có xu hướng giảm dần theo nhóm tuổi, ở hươu đực dưới 3 tuổi là 36.14% giảm xuống còn 35.93% ở con đực từ 3 tuổi trở lên. Ở con cái độ phân bố tiểu cầu lại có xu hướng tăng lên theo

nhóm tuổi, ở hươu cái dưới 3 tuổi là 34.28% tăng lên ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên là 40.07% (P<0.05).

4.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA MÁU HƯƠU 4.4.1. Hàm lượng Protein và Glucose 4.4.1. Hàm lượng Protein và Glucose

Kết quả phân tích hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein và glucose trong máu của hươu được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hàm lượng Protein và glucose Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)