Nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 67)

Kết quả xác định hàm lượng natri, kali và clo trong huyết thanh của 60 con hươu phân theo giới tính và lứa tuổi ta có bảng 4.10:

Bảng 4.10. Nồng độ một số ion trong huyết thanh của hươu các nhóm tuổi Đối tượng

Nội dung

Hươu < 3 tuổi Hươu ≥ 3 tuổi

Đực(n = 15) Cái(n= 15) Đực(n= 15) Cái (n = 15) Na+(mmol/l) 138.2 ± 3.4a 139.10 ± 3.2a 139.1 ± 3.2a 141.10 ± 3.8a K+(mmol/l) 5.12 ± 0.6a 5.26 ± 0.6a 6.1 ± 0.51b 5.98 ± 0.61b Cl-(mmol/l) 94.7 ± 3.32a 99.6 ± 2.9a 92.4 ± 3.2b 97.7 ± 3.2b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị trong cùng hàng (P < 0.05)

Na+ là nguyên tố chủ yếu của các cation dịch ngoại bào, kết hợp với Cl- và HCO3- trong điều hoà cân bằng kiềm toan, có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu dịch thể và bảo vệ cơ thể chống sự mất dịch. Natri cũng có tác dụng duy trì tính chịu kích thích bình thường của cơ và tính thấm của các tế bào. Ở hươu nồng độ Natri ở hươu đực dưới 3 tuổi là 138.20 mmol/l tăng nhẹ lên 139.10 mmol/l ở hươu đực từ 3 tuổi trở lên. Tương tự ở hươu cái nhóm dưới 3 tuổi là 139.10 mmol/l tăng lên 141.10 mmol/l ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên (P>0.05). Ở con cái thường cao hơn con đực. Nồng độ Natri ở hươu dao động từ 132mmol/l -146mmo/l.

Nguồn bổ xung chủ yếu là do ăn uống, bình thường khi cho hươu ăn người ta thường trộn 1 ít muối vào thức ăn. Sự mất Natri của cơ thể là qua nước tiểu, phân và mồ hôi. Lượng Natri mất theo mồ hôi chịu ảnh hưởng lớn của môi trường nóng, sốt cao. Trong các bệnh Ưu năng vỏ thượng thận, chấn thương sọ não, phù tim hoặc phù thận, nhiễm độc vitamin D, hoặc dùng thuốc corticoid có thể dẫn đến ứ nước, ống niệu tăng hấp thu trở lại và Na máu tăng.

Chuyển hoá của Natri chịu ảnh hưởng của các Steroid vỏ thượng thận. Khi thiểu năng vỏ thượng thận, Natri máu giảm và Natri bài xuất tăng.

Trong các trường hợp bệnh lý mất nước do các nguyên nhân dẫn tới thu hẹp khu vực ngoại bào, Natri sẽ tới giới hạn cao của bình thường, nếu không điều chỉnh và bổ sung nước kịp thời, Natri máu sẽ tăng sau khoảng 36-48 giờ. Natri máu còn tăng trong các trường hợp ăn uống và đưa vào cơ thể quá nhiều muối.

Natri máu giảm trong các trường hợp sau:

- Mất nhiều muối (say nắng, ra mồ hôi nhiều, nôn mửa, ỉa chẩy, bổ sung đủ nước nhưng thiếu muối ).

- Mất muối qua thận, trong trường hợp tổn thương ống niệu:

+ Khi dùng lợi niệu Hg bị ức chế giảm sự tái hấp thu Na của ống niệu. + Giai đoạn muộn của các bệnh thận cũng chỉ có thể dẫn tới sự rối loạn tái hấp thu Natri.

- Mất Natri qua đường tiêu hoá:

+ Từ dạ dầy: Nôn mửa và giảm hấp thu dịch ở ruột kéo dài gây mất Cl- và H+ làm xuất hiện nhiễm kiềm.

+ Từ ruột : Giảm hấp thu dịch ruột, ỉa chảy. - Do khu vực ngoại bào tăng :

+ Nhiễm độc nước do truyền dịch quá thừa.

Kali là cation chủ yếu ở dịch nội bào nhưng nó cũng là thành phần quan trọng của dịch ngoại bào vì nó ảnh hưởng trên hoạt động của cơ, trong đó đáng chú ý nhất là cơ tim. Ở trong tế bào kali có các chức năng đối với cân bằng acid- base, áp lực thẩm thấu, cả việc giữ lại nước. Nồng độ kali nội bào cao cần thiết đối với nhiều chuyển hoá quan trọng, cả với sự sinh tổng hợp protein ở ribosom.

Có sự sai khác về nồng độ K+ giữa các nhóm tuổi của hươu (P<0.05). Nồng độ K+ của hươu đực dưới 3 tuổi là 5.12 mmol/l thấp hơn hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 6.1 mmol/l. Nồng độ K+ của con cái dưới 3 tuổi là 5.26mmol/l cũng thấp hơn con cái ở nhóm từ 3 tuổi trở lên là 5.98mmol/l.

Các thay đổi về kali ngoại bào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vân, có thể gây liệt cơ xương hay những bất thường về dẫn truyền và hoạt động của cơ tim có thể xẩy ra.

Kali được bài tiết vào dịch tiêu hoá nhưng phần lớn lại được ruột tái hấp thu. Thận là cơ quan chủ yếu thải trừ kali, vừa lọc ở cầu thận vừa bài tiết ở ống niệu, chịu ảnh hưởng lớn của cân bằng acid-base cũng như hoạt động của vỏ thượng thận. Khả năng thải trừ kali của thận rất lớn tới mức dù ăn uống vào nhiều cũng không xẩy ra tăng kali máu ( nếu thận bình thường ). Tuy vậy cũng không được dùng tiêm tĩnh mạch nhanh vì rất nguy hiểm.

Kali máu tăng trong các trường hợp sau:

- Sự giảm của khu vực ngoại bào, ví dụ như choáng, kali máu thường tăng và có phối hợp chủ yếy với nhiễm acid chuyển hoá, tình trạng mất nước tăng.

- Sự thoát kali từ nội bào:

+ Huỷ huyết nặng (Đặc biệt tăng nhanh khi có thiểu năng thận) + Vô niệu do các nguyên nhân

+ Thiếu máu tổ chức do các nguồn gốc khác nhau

+ Các tình trạng hyperkinetic như động kinh hoặc nhiễm độc strychnin. - Sự đào thải của thận giảm:

+ Bệnh thiểu năng vỏ thượng thận

+ Viêm thận, thiểu năng thận (có vô niệu hoặc thiểu niệu ) + Nhiễm cetonic đái đường

- Đưa vào cơ thể nhanh và nhiều kali: Khi điều trị bệnh có tình trạng thiếu kali, truyền kali bổ sung với lượng nhiều gây tăng đột ngột và có thể gây ngừng tim.

Kali máu giảm trong các trường hợp sau: - Thiếu kali đưa vào cơ thể

- Mất kali bất thường ở đường tiêu hoá

Do nôn mửa kéo dài, ỉa chẩy, dùng thuốc tẩy, lỗ dò đường tiêu hoá. - Sự mất kali tăng theo nước tiểu khi:

+ Nhiễm cetonic đái đường. Lúc đầu tăng vì nhiễm toan và suy thận còn sau điều trị hết nhiễm toan và bài tiết của thận đã tốt, dùng insulin nên lại dần giảm kali.

+ Các bệnh về gan: Sự phân huỷ các steroid nội sinh giảm và vì vậy có cường vỏ thượng thận tương đối.

+ Hội chứng aldosteron

+ Các thuốc lợi niệu tăng thải kali kéo dài như : acetazolamid và chlorothiazid + Nhiễm toan ống niệu

+ Ưu năng giáp trạng...

Clo là thành phần của NaCl. Nguyên tố Cl ( ion Cl-) cần thiết trong cân bằng nước và điều hoà áp lực thẩm thấu cũng như cân bằng acid – base, đặc biệt quan trọng ở máu. Cl trong thành phần HCl được tiết ra từ dịch vị. Dạng ăn uống hấp thu và thải trừ thường là NaCl, không tách biệt. Bất thường về

chuyển hoá Na đi kèm với Cl. Chế độ ăn uống ít NaCl thì cũng giảm lượng đào thải ra nước tiểu.

Nồng độ Cl- trong máu hươu giảm theo tuổi. Ở hươu đực dưới 3 tuổi có 94.7 mmol/l giảm còn 92.4 mmol/l ở hươu từ 3 tuổi trở lên. Ở con cái dưới 3 tuổi nồng độ cl- là 99.6mmol/l xuống 97.7 mmol/l ở hươu cái từ 3 tuổi trở lên (P<0.05).

Cl- là một anion chính của dịch ngoại tế bào, nồng độ clo máu có mối tương quan nghịch với nồng độ bicarbonnat do các ion này phản ánh tình trạng toan kiềm trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ hoạt động như một thành phần của hệ đệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước trong cơ thể. Do ion Cl- thường được thấy dưới dạng kết hợp với ion Na+, các thay đổi nồng độ Na+ máu sẽ gây nên sự thay đổi tương ứng của Cl- (DuBose, 2012; Chernecky and Berger, 2013. Na+ và K+ duy trì áp suất thẩm thấu và điều hòa trao đổi của các dịch thể. Hai ion này đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu hai ion này sẽ gây ảnh hưởng tới trao đổi chất. Tỷ lệ Na+ và K+ có ảnh hưởng đối với hoạt động sống của tế bào và các mô; cân bằng nước và cân bằng kiềm toan. K và Na trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở ruột non, phần còn lại được hấp thu ở dạ dày, ruột già. Sự trao đổi K giữa dịch gian bào và nội bào được thực hiện qua màng tế bào giống như cơ chế bơm đối với Na (Chernecky and Berger, 2013; DuBose, 2012). Xác định biến động nồng độ các ion này trong huyết thanh có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh gây mất nước.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

- Tổng đàn hươu toàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 là: 31.925 con. Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các xã miền núi. Loại hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi nhốt hoàn toàn.

- Một số đặc điểm hình thái của hươu sao: là loài thú lớn, thân hình cân đối, dáng cao đẹp, con đực trưởng thành có khối lượng từ 60 đến 70kg, con cái trưởng thành từ 50 đến 55kg.

- Màu lông mùa hè có màu nâu vàng có sao rõ, mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết còn lạnh thì có màu vàng sẫm có sao mờ.

- Thời gian để hình thành 1 cặp nhung hoàn thiện trước khi hóa sừng là 47 ngày và trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đổ đế, giai đoạn hình trái mơ, giai đoạn nhung yên ngựa. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch tốt nhất

- Hồng cầu trong máu hươu dưới 3 tuổi: hươu đực là 9.91 triệu/mm3, hươu cái là 9.67 triệu/mm3. Hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 9.18 triệu/mm3, con cái là 8.97 triêu/mm3. Số lượng hồng cầu có sự khác nhau theo lứa tuổi và giới tính. Phần trăm thể tích hồng cầu cũng giảm theo lứa tuổi và có sự chênh lệch giữa con đực và con cái trong cùng nhóm tuổi. Không có sự khác biệt độ phân bố hồng cầu ở hươu theo các nhóm tuổi. Hàm lượng Hemoglobin trong máu hươu dao động trong khoảng 15.637 g/dl đến 16.59 g/dl.

- Số lượng bạch cầu của hươu đực giảm theo độ tuổi, hươu đực dưới 3 tuổi là 9.45 nghìn/mm3 cao hơn của hươu đực từ 3 tuổi trở lên là 6.57 nghìn/mm3, Số lượng bạch cầu của hươu cái tăng theo độ tuổi, con cái dưới 3 tuổi là 6,32 nghìn/mm3 thấp hơn con cái từ 3 tuổi trở lên là 8.33 nghìn/mm3. Bạch cầu đa nhân trung tính của hươu giảm theo độ tuổi ở con đực và tăng theo độ tuổi ở con cái. Lâm ba cầu của hươu giảm dần theo độ tuổi nhưng không có sự khác nhau về giới tính trong một nhóm tuổi. Bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm tăng theo độ tuổi.

- Số lượng tiểu cầu trong máu hươu không thay đổi theo giới tính hay độ tuổi. Dao dộng từ 294.8 nghìn/mm3 đến 339.06 nghìn/mm3.

- Hàm lượng Protein của con đực dưới 3 tuổi là 78.00g/l cao hơn con đực từ 3 tuổi trở lên là 76.62g/l. Con cái hàm lượng protein ở nhóm dưới 3 tuổi là 80.48 g/l thấp hơn nhóm từ 3 tuổi trở lên là 81.44g/l. Trong cùng nhóm tuổi thì hươu cái có hàm lượng protein cao hơn con đực.

- Hàm lượng Glucose trong máu hươu không thay đổi theo tuổi hay giới tính, dao động trong khoảng 4.4 mg/l đến 4.7 mg/l.

- Nồng độ các chất điện giải trong máu hươu không có sự biến động giữa nhóm tuổi và giới tính. Nồng độ Na+ dao động trong khoảng 138.2 mmol/L – 141.10mmol/L. Nồng độ Cl- dao động trong khoảng 92.4 mmol/l - 99.6 mmol/l. Nồng độ K + nằm trong khoảng 5.12mmol/l – 6.1 mmol/l.

5.2. KIẾN NGHỊ

Do hạn chế về kinh phí và thời gian nên quá trình nghiên cứu điều tra có nhiều thiếu sót, phương pháp nghiên cứu đơn giản, chủ yếu là phương pháp điều tra theo dõi đánh giá nên ít mang tính khách quan. Nội dung nghiên cứu chưa sâu, số con theo dõi chưa nhiều, đánh giá còn mang tính khái quát.

Từ những mặt tồn tại đó tôi có những đề nghị giúp nghề nuôi hươu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh phát triển hơn, giữ vững được thương hiệu "Hươu giống và nhung hươu Hương Sơn". Đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu về hươu sao từ các nhà khoa học:

- Nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, của các yếu tố vi lượng, đa lượng, các loại vitamin đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng phát triển nhung của hươu sao.

- Các nghiên cứu tiếp về biến động các chỉ tiêu sinh lý, huyết học trong các bệnh của hươu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1980). Sách đỏ Việt Nam, Phần động vật, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.

2. Bộ khoa học công nghệ và môi trường (2002). Tuyển tập công trình khoa học bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật giai đoạn 1996-2000.

3. Bộ môn sinh lý (1990). sinh lý học, Bài giảng trường đại học y Hà Nội, NXB y học – Hà Nội, tr.31-58

4. Bộ Nông nghiệp – Nông thôn việt Nam http://www.agroviet.gov.vn.

5. Chum Choeurt (2003). Một số chỉ tiêu sinh học máu của gấu ngựa , hươu sao và khỉ vàng nuôi tại vườn thú Hà Nội và hộ gia đình góp phần chuẩn đoán và điều trị bệnh.

6. Cù Xuân Dần và cộng sự (1996). Sinh Lý gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Đặng Huy Huỳnh (1986). Sinh học và sinh thái học của các loài thú móng guốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.

8. Đặng Huy Huỳnh (1992). Nuôi hươu sao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nghệ An. 9. Đặng Ngọc Cần (1995). Cơ sở khoa học, Sinh thái học của một số biện pháo

nuôi hươu sao ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, viện sinh thái và tài nguyên sinh vật , Hà Nội.

10. Đào Văn Tiến (1981). Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam, nhà xuất bản kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đinh Ngọc Lâm, Đặng Hồng Vân, Nguyễn Khánh Thành (1985). Hươu, Nai, Rắn và các chế phẩm dùng trong y học, NXB Y học – Hà Nội.(16).

12. Đỗ Tất Lợi ( 2011). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , in lần thứ 16 có sửa chữa và bổ sung, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội.

13. Hoàng Hà (dịch ) (1983). Những biểu hiện về tập tính của vật nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

14. Lê Hiển Hào ( 1973). Thú kinh tế miền bắc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

16. Lương Thị Phương Lan (2007). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản và bênh thường gặp trên đàn hươu sao nuôi tại vườn thú Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp.

17. Lê Viết Ly, Bùi Văn Chính (1996). Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

18. Nguyễn Hải Quân (1995). Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Lanh (1998). Sinh lý con người, tập 1 Máu, NXBKH và KT – Hà Nội(15).

20. Nguyễn Như Thanh (1996). Miễn dich học ( Bài giảng cho cao học và nghiên cứu sinh ngày CNTY) , NXB Nông nghiệp – Hà Nội (21).

21. Nguyễn Quỳnh Anh (1998). Hươu sao Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên) và cộng sự (2006) Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. 23. Trần Mạnh Đạt (2000). Hươu sao nuôi tại miền trung- Việt Nam, Luận án tiến

sỹ nông nghiệp.

24. Trần Quốc Bảo (1981). Nuôi hươu sao, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài:

25. Darlene A. Smucny, Davit B. Allision (2001). Changes in blood chemistry and hematology variablws during aging in captive rhesus macaques (Macaca Mulatta), Joural of Medical Primatology n 30P. 161 – 173. Printed in Ireland 26. E. Edward Bittar (1973). Cell biology in medicine, Awiley – Interscience

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thể và chỉ tiêu huyết học của hươu sao tại huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)