Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động kha
4.1.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý thu thuế tài nguyên đối vớ
Cục Thuế Hòa Bình được thành lập theo Quyết định 339TC/QĐ/TCCB ngày 06/9/1991 của Bộ Tài chính trên cơ sở tách Cục Thuế tỉnh Hà Sơn Bình. Cục Thuế tỉnh Hòa Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.
Căn cứ theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 Tài chính quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, tổ chức bộ máy Cục Thuế Hòa Bình hiện nay gồm Văn phòng Cục Thuế ở cấp tỉnh gồm 11 phòng chức năng và 11 Chi cục Thuế tại địa bàn TP và huyện (gồm: TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, huyện Kỳ Sơn, huyện Đà Bắc, huyện Tân Lạc, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi, huyện Lạc Sơn, huyện Mai Châu, huyện Lạc Thủy và huyện Yên Thủy). Tổng số có 486 công chức, người lao động, trong đó: Công chức: 414; Hợp đồng LĐ 68 là 68 người, hợp đồng ngắn hạn là 4 người. Trình độ: Thạc sĩ 4,5%, trình độ Đại học 72,7%, trình độ Cao đẳng 1,6%, trình độ Trung cấp 21,2%; Còn lại là Lái xe, bảo vệ, phục vụ.
* Chức năng của Cục Thuế :
Cục Thuế tỉnh Hòa Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ quản lý thuế tài nguyên
Theo số liệu báo cáo của Cục Thuế, hiện nay, toàn ngành Thuế Hòa Bình có 414 công chức, thực hiện quản lý thuế đối với 14.282 NNT gồm: 2.126
doanh nghiệp, 106 Hợp tác xã, 1.745 đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, 10.305
hộ kinh doanh.
Các bộ phận chức năng tham gia trong quá trình quản lý thuế tài nguyên gồm: - Bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: thực hiện công tác
của Cục Thuế.
- Bộ phận Kê khai và kế toán thuế: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ
thuế, đôn đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Bộ phận Kiểm tra thuế: kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm
thực hiện dự toán thu đốivới NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. - Bộ phận Thanh tra thuế: thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Bộ phận Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Bộ phận Tin học: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế của Cục Thuế.
4.1.2.1. Thực trạng việc xác định đối tượng chịu thuế, người nộp thuế và số
thuế phải nộp và việc chấp hành chính sách thuế trên địa bàn
a. Thực trạng việc xác định đối tượng chịu thuế, người nộp thuế và số thuế phải nộp
Trong thời gian vừa qua, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; giá tài nguyên có xu hướng tăng nhanh nên hoạt động khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, công tác quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, hoạt động khai
thác tài nguyên diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai thác vượt phép diễn
ra phổ biến. Dẫn đến thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, gây mất ổn định
xã hội và ô nhiễm môi trường. Đối với thực hiện chính sách thu Thuế TN trong
KTKS thực tế còn tồn tại một số vướng mắc sau:
- Về đối tượng chịu thuế: Một số loại tài nguyên quy định còn chưa cụ thể
loại chịu thuế nên còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định đối tượng chịu thuế, như: đá phong thủy, đá trang trí… có giá trị kinh tế cao, nhưng chưa quy định thu Thuế TN, việc quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới thất thu ngâ
- Về đối tượng nộp thuế: Chính sách thuế chưa quy định rõ việc thu Thuế
TN đối với HGĐ, cá nhân khai thác tài nguyên, vật liệu xây dựng thông thường
trên khuôn viên đất ở bán cho đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng, điều này dẫn
đến khó khăn trongcông tác quản lý thu thuế;
- Về sản lượng và giá tính Thuế TN: Hiện nay việc quản lý KTKS ở nhiều
nơi còn lỏng lẻo, nên vẫn còn hiện tượng khai thác TNKS trái phép gây thất thu
về sản lượng tài nguyên; nhiều trường hợp DN chỉ xuất hóa đơn khi người mua
yêu cầu để trốn sản lượng và doanh thu tính thuế. Theo quy định hiện hành thì
các DN khai khoáng chủ yếu đang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, theo đó các
khoản thuế và phí chủ yếu được tính toán dựa trên sản lượng do DN tự khai báo.
Thực tế trên địa bàn việc thực hiện cơ chế giám sát sản lượng khai thác thực
tế của DN phục vụ quản lý thu Thuế TNtrên địa bàn chưa phát huy được tác dụng.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện cung cấp thông tin, chuyển kết quả tính toán sản lượng khai thác qua công tác đo đạc, lập bản đồ mặt cắt hiện trạng mỏ theo quy định của Luật Khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý thu
ngân sách. Điều này dẫn đến những vi phạm về kê khai sản lượng, do DN khai báo
số liệu thấp hơn thực tế hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đóng góp như thực tế sản lượng khai thác.
Hàm lượng, chất lượng tài nguyên khai thác lên cùng tạp chất không đồng
đều, nên khó khăn trong việc xác định khối lượng tài nguyên, giá tính thuế TN và
khó đảm bảo có giá tính Thuế TN đối với một loại tài nguyên tương đồng hàm
lượng, chất lượng thống nhất trên toàn quốc. Trong quá trình thực hiện đã phát
sinh nhiều vướng mắc về xác định giá tính thuế và kẽ hở để một số DN lợi dụng
quy định này để có cách tính giá thấp. Nếu tài nguyên tiêu thụ tại nơi khai thác thì giá tính thuế thấp hơn so với vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ hoặc qua chế biến rồi mới bán.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại
địa phương chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện quản lý
thu Thuế TN.
Nguyên nhân của các tồn tại trên là do về mặt chính sách chưa có các quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật; khi thi hành chính sách thiếu tính tổng quan, phối hợp, tính trách nhiệm.
b. Thực trạng công tác chấp hành chính sách thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
* Quản lý đối tượng nộp thuế tài nguyên
Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên có tính chất quan trọng, đòi hỏi cơ quan thuế phải nắm bắt được những thông tin của đối tượng nộp thuế như: Mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động SXKD và đang hoạt động hay ngừng hoạt động, đã giải thể hay sát nhập…
Thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp
lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, Nghị quyết số 160/2010/NQ-
HĐND ngày 02/11/2010 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngành Thuế thực hiện phân cấp quản lý thuế cho các Chi cục Thuế đối với các DN
có hoạt động KTKS, cụ thể: Cục Thuế quản lý thu Thuế TNcủa các đơn vị do Cục
quản lý; Chi Cục Thuế các huyện, thành phố quản lý thu Thuế TNđối với các đơn
vị được giao quản lý. Từ đó đã tăng cường công tác quản lý, gắn nhiệm vụ thu
ngân sách, chủ động nguồn lực trong điều hành ngân sách với trách nhiệm quản lý
khoáng sản tại địa bàn; góp phần thúc đẩy Chính quyền địa phương cấp huyện, DN
đóng trên địa bàn quan tâm, có trách nhiệm hơn trong tiêu chí về kinh tế- xã hội
trên địa bàn quản lý.
Bảng 4.1. Số lượng các doanh nghiệp khai thác tài nguyên
ĐVT: doanh nghiệp
TT Cơ quan thuế quản lý
doanh nghiệp 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Năm So sánh giữa các năm
1 Văn Phòng Cục Thuế 36 36 37 0 +1 2 Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình 8 7 7 -1 0 3 Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 11 11 11 0 0 4 Chi cục Thuế huyện Lương Sơn 43 42 48 -1 +6 5 Chi cục Thuế Kim Bôi 16 16 13 0 -3 6 Chi cục Thuế huyện Lạc Thủy 10 10 11 0 +1 7 Chi cục Thuế huyện Yên Thủy 4 4 3 0 -1 8 Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn 12 11 7 -1 -4 9 Chi cục Thuế huyện Mai Châu 14 14 10 0 -4 10 Chi cục Thuế huyện Tân Lạc 10 10 10 0 0 11 Chi cục Thuế huyện Cao Phong 5 5 5 0 0 12 Chi cục Thuế huyện Đà Bắc 15 15 15 0 0
Tổng cộng 184 181 177 -3 -4
Tính đến thời điểm 31/12/2016, Ngành thuế Hòa Bình đang quản lý thu
Thuế TN đối với 177 DN có hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn. Số liệu
cụ thể theo từng đơn vị quản lý thu thể hiện qua bảng số 4.1:
Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khai thác khoáng sản khá
nhiều, quy mô SXKD chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa, số lượng các doanh nghiệp
tăng, giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2014 là 184 đơn vị, năm 2015 là 181 đơn vị, năm 2016 còn lại là 177 đơn vị. Nguyên nhân của sự biến động là do trước đó hầu hết các mỏ đều cấp giấy phép khai thác ngắn hạn có thời hạn là 3 năm hoặc 5 năm; doanh nghiệp khai thác đăng ký nộp thuế tài nguyên gắn liền theo sự tăng, giảm của giấy phép khai thác còn hạn khai thác. Bên cạnh đó, do chủ trương tăng
cường công tác quản lý và KTKS cũng như thực hiện nghiêm việc cấp phép theo
quy hoạch đã phê duyệt của tỉnh nên chỉ cấp phép dài hạn cho các DN có năng
lực tài chính.
* Về giá tính thuế tài nguyên
Để thực hiện thống nhất về giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,
trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết
định về giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh như sau:
- Quyết định số 2599/QĐ- UBND, ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hòa
Bình về việc ban hành biểu giá tính thuế tài nguyên;
- Quyết định số 640/QĐ-UBND, ngày 22/5/2014 về việc điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên.
Tuy nhiên, giá tính thuế TN do UBND cấp tỉnh quy định chưa được điều
chỉnh kịp thời khi có thay đổi. Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng
hoặc giảm 20% trở lên … Do đó, giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
còn bất cập so với quy định giá các tỉnh.
Để so sánh sự chênh lệnh không hợp lý, công bằng trong giá tính thuế TN
đối với một số loại tài nguyên khoáng sản tương tự của một số tỉnh gần với tỉnh
Hòa Bình, áp dụng thời điểm cho năm 2016, cụ thể:
- Thành phố Hà Nội: Quyết định số 272/QĐ-UBND, ngày 18/01/2016 của
UBND tỉnh về việc Phê duyệt giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Tỉnh Ninh Bình: Quyết định số 125/QĐ-UBND, ngày 28/12/2015 của
UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
Bảng 4.2.Giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên của một số địa phương áp dụng năm 2016
TT Loại tài nguyên Đơn vị tính Hòa Tỉnh, thành phố
Bình
Ninh Bình
Hà
Nội Sơn La
I Khoáng sản kim loại
1 Quặng sắt 1.000đ/tấn 300 200 2 Khoáng sản kim loại khác 1.000đ/tấn 80
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây
dựng công trình 1.000đ/m3 25 30 15 30
2 Đá hộc 1.000đ/m3 65 60 50 100 3 Đá nung vôi và SX xi măng 1.000đ/m3 65 65 70 50 4 Cát san lấp 1.000đ/m3 40 15
5 Cát đen XD 1.000đ/m3 60 20 100
6 Cát vàng 1.000đ/m3 120 70 280
7 Đất làm gạch 1.000đ/m3 40 50 20 34 8 Đất sét NL xi măng 1.000đ/m3 65 30 9 Than mỡ, Than nâu 1.000đ/tấn 750 900
10 Than khác 1.000đ/tấn 600 800
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng giá tính thuế tài nguyên của một số tỉnh, thành phố (2016)
- Tỉnh Sơn La: Quyết định số 394/QĐ-UBND, ngày 22/02/2016 của UBND
tỉnh về việc ban hành biểu giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Qua số liệu so sánh tại bảng 4.2 cho thấy: giá của một số sản phẩm tài nguyên chủ lực như đá làm vật liệu xây dựng, đá nung vôi sản xuất xi măng đều thấp hơn so với các tỉnh lân cận có điều kiện tương đồng về điều kiên khai thác, chất lượng tài nguyên.
* Về sản lượngtính thuế:
- Về sản lượng khai thác tài nguyên theo quy định trên địa bàn chủ yếu hoạt
động khai thác đá làm vật liệu sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng thông thường; theo quy định của Luật thuế tài nguyên sản lượng tính thuế được tính
thông qua hoạt động khai thác trong kỳ tính thuế thường chưa xác định được số
lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất, kích thước khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác phối hợp cung cấp thông tin về khối lượng khoáng sản đã khai thác làm cơ sở cho việc đối chiếu với sản lượng
DN kê khai, tính thuế, lập báo cáo hoạt động khoáng sản chưa kịp thời; bên cạnh
đó, thực tiễn tại Hòa Bình, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định quy định trọng lượng đối với khoáng sản thành phẩm không kim loại trên địa bàn tỉnh làm căn
cứ tính phí môi trường, cũng như chưa quy định hệ số nở rời để xác định 1m3 đá
nguyên khai khi khai thác thì ra bao nhiêu m3 đá thành phẩm các loại làm cơ sở
để tính, kê khai, thu, nộp các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền KTKS. Do đó chưa
có cơ sở xác định chính xác sản lượng thực tế khai thác với sản lượng đã kê khai với cơ quan thuế. Qua số liệu khảo sát về công suất khai thác so với sản lượng khai thác hằng năm cho thấy:
Bảng 4.3. So sánh sản lượng tài nguyên khai thác so với công suất khai thác
Đơn vị tính: m3
STT Cơ quan Thuế Sản lượng tài nguyên kê
khai Công suất khai thác/năm Chênh lệch 1 Vănphòng Cụcthuế tỉnh 1.380.737 1.092.852 287.885 2 Chi cục ThuếThành phố 78.571 114.625 -36.054 3 Chi cục Thuế Lương Sơn 3.929.940 5.713.457 -1.783.518