Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Thực tiễn quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng
2.2.2.1. Tại Cục thuế tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một trong các tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản trên cả nước với 150 mỏ và điểm mỏ, khai thác trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn... Đây là cơ sở cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, đem lại số thu thuế tài nguyên lớn cho tỉnh Lào Cai. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc quản lý thuế tài nguyên đối với các loại khoáng sản trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thực hiện quản lý thuế tài nguyên theo đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó, đưa ra các biện pháp quản lý thuế tài nguyên triệt để đối với các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Cục Thuế tỉnh Lào Cai hiện đang quản lý các Tập đoàn, các Tổng công ty lớn trong nước đến đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản. Trong đó, lớn nhất là Tổng công ty hoá chất Việt Nam đầu tư khai thác sản xuất
chế biến quặng Apatít; Tổng công ty khoáng sản Việt Nam đầu tư dự án khai
thác và chế biến tinh quặng đồng; Tổng công ty thép Việt Nam đầu tư vào dự án khai thác và chế biến tinh quặng sắt. Tất cả các DN này đều đặt nhà máy khai thác và chế biến tại Lào Cai, nhưng sản phẩm lại không tiêu thụ tại đây mà bán về cho tổng công ty theo giá nội bộ (giá giao khoán), được quy định bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất của các nhà máy - công ty con.
Ngay từ khi các Công ty con thuộc các Tổng công ty khai thác khoáng sản trên địa bàn đi vào sản xuất kinh doanh, phát sinh doanh thu tiêu thụ sản phẩm, Cục Thuế tỉnh Lào Cai đã nhận thấy có hiện tượng chuyển giá trong nội bộ doanh nghiệp. Theo quy định, giá tính thuế tài nguyên là giá bán tài nguyên tại nơi khai thác. Tuy nhiên, các tổng công ty này lại quyết định giao khoán, định
giá bán sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc theo giá nội bộ. Dựa vào quyết định
đó, các đơn vị phụ thuộc đã kê khai thuế tài nguyên theo giá bán sản phẩm cho tổng công ty, sau đó tổng công ty làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc qua
cửa khẩu Lào Cai. Trên sổ sách là vậy, nhưng thực chất, hàng hoá không được
chuyển về tổng công ty để chế biến, mà vẫn do các đơn vị trực thuộc vận chuyển sang cửa khẩu Trung Quốc.
Khảo sát thực tế tại Công ty mỏ tuyển đồng Sinh Quyền, Cục Thuế Lào Cai nhận thấy giá xuất khẩu của tổng công ty chênh so với giá bán nội bộ là 7.018.276 đồng/tấn. Khảo sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai cũng thấy có hiện tuợng giá xuất khẩu quặng sắt qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai của Tổng công ty thép Việt Nam chênh so với giá bán của Công ty khoáng sản luyện kim Việt Trung bán cho Tổng công ty thép là 290.000 đồng/tấn. Trước thực tế đó, Cục Thuế đã phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định điều chỉnh lại giá tính thuế tài nguyên và mức thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ năm 2006 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 8 quyết định điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên. Đến năm 2010, khi Bộ Tài chính ban hành
Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị trường trong giao
dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, Cục Thuế tỉnh Lào Cai có thêm công cụ để kiểm soát các hành vi gian lận thông qua chuyển giá mặc dù phải thừa nhận một thực tế là, cơ chế hiện hành không thể bao quát hết các diễn biến phức tạp phát sinh do độc chiêu chuyển giá gây ra.
2.2.2.2. Tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang
* Về phân cấp quản lý thuế
Việc phân cấp quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TN nói riêng cho
từng cấp là hết sức cần thiết, phân cấp quản lý trong ngành thuế thường căn cứ
vào đối tượng quản lý. Ngoài ra việc phân cấp này cũng phải dựa vào quy mô,
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của DN, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ
sở vật chất và nhân lực cơ quan Thuế. Một đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của
một cơ quan Thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho người nộp thuế vì
chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế. Việc phân cấp quản lý như trên giúp cho
cơ quan thuế chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động SXKD của
DN, theo dõi thường xuyên, liên tục đối với hoạt động kinh doanh, sản lượng
khai thác tài nguyên góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu
từ thuế TN và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho NNT thuộc mọi thành
phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần thúc đẩy
đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các DN. * Về cấp phép và kê khai thuế
Tại tỉnh Bắc Giang, số DN khai thác được cấp giấy phép thay đổi qua các
65 DN được cấp thép, 05 DN bị thu hồi giấy phép khai thác do vi phạm quy chế khai thác và do không đủ điều kiện để khai thác, có 02 DN được cấp giấy phép khai thác đất san lấp. Đến năm 2014 có thêm 03 DN được cấp phép khai thác nước, đất
và quặng, 02 DN được tái cấp phép khai thác.Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu
là DN khai thác đất, nước, sỏi. Nhu cầu tài nguyên khoáng sản tăng cao trong những năm qua đòi hỏi phát triển nhanh ngành khai thác và sản xuất khoáng sản,
dẫn đến việc quản lý các hoạt động KTKS chưa đáp ứng kịp thời. Đặc biệt, đã
xảy ra tình trạng khai thác lậu, bừa bãi, không tập trung, lãng phí một số loại vật liệu như đá xây dựng, cát, đất đá san lấp, đất sét…
Một thực tế đáng buồn tại tỉnh Bắc Giang là số DN khai thác lậu còn nhiều
hơn số DN được cấp phép. Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các
ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế, phá huỷ môi trường nhưng việc quản lý thu thuế TN đối với KTKS hiện nay chỉ thực hiện được đối với các cơ sở có địa điểm cố định. Việc thu thuế TN đối với các cá nhân trực tiếp khai thác cát, sỏi, đất, đá hầu như chưa quản lý được do không có qui hoạch, địa bàn rộng, ở các vùng sâu khai thác chủ yếu bằng thủ công, địa điểm không cố định, dẫn đến tình trạng không kê khai hoặc kê khai thiếu số lượng. Các bến bãi khai thác đất, đá nguyên liệu chủ yếu do chính quyền xã hợp đồng cho thuê bến, bãi và hằng tháng, quí hoặc năm tiến hành thu một khoản phí đóng góp cho địa phương.
Tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang, việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số
78/2007/QĐ-BTC ngày 17/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn
bản hướng dẫn thực hiện Quy chế ”một cửa” của Tổng cục Thuế. Cơ chế “một
cửa” đòi hỏi NNT phải trung thực tuyệt đối trong kê khai, tính thuế. Nhưng ýthức
thực thi pháp Luật của NNT thực tế chưa cao. Mặc dù đã nhận thấy trách nhiệm,
nghĩa vụ củamình trong việc kê khai nộp thuế TN nhưng vẫn cố tình lẩn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ. Qua số liệu thống kê cho thấy, khối lượng tài nguyên kê khai với cơ quan thuế chưa được 40% khối lượng khai thác.
2.2.2.3. Tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ
luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Sở Tài nguyên & Môi trường, toàn tỉnh hiện có trên 200 đơn vị khai thác đất, đá, cát, sỏi được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực.
Để quản lý tốt việc thu thuế TN, giải pháp đầu tiên được tỉnh Phú Thọ đưa
ra là tiến hành khảo sát tình hình khai thác, thu mua TNKS trên địa bàn. Từ đó,
có văn bản đề nghị các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác TNKS trên địa
bàn phải kê khai, nộp thuế TN đối với hoạt động KTKS theo quy định. Các tổ
chức, cá nhân khi thu mua tài nguyên khoáng sản để sản xuất, kinh doanh phải có hoá đơn của người bán. Trường hợp không có hoá đơn thì người mua phải có trách nhiệm kê khai, nộp thay thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường cho người khai thác đối với lượng tài nguyên mua vào không có hoá đơn. Việc thực hiện các giải pháp trên đã góp phần nâng cao tính tự giác và gắn trách nhiệm có tính
bắt buộc trong khai thuế TN đối với các DN, hộ cá nhân khi khai thác, khi mua
bán TNKS.
Nhờ đó, thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
năm 2013 tăng 07 tỷ đồng, năm 2014tăng 9,2 tỷ đồng, đến cuối tháng 10/2015
đạt 24 tỷ đồng, tăng lên 10 tỷ đồng, dự kiến các năm tiếp theo trung bình sẽ tăng khoảng 10-12 tỷ đồng/năm.