Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối vớ
4.3.2. Định hướng quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Dựa vào 2 căn cứ nêu trên, tăng cường quản lý thu thuế TN đối với hoạt
độngKTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần thực hiện theo các hướng sau:
(1) Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về thuế TN.
Để định hướng việc quản lý thu thuế TN trong KTKS đúng đắn, đạt hiệu
quả thì việc đầu tiên mà các cơ quan liên quan (trong đó chủ đạo là cơ quan
Thuế) phải tổ chức thực hiện nghiêm đó là tổ chức quản lý, triển khai theo đúng
các quy định của pháp luật Nhà nước về thuế TN hiện hành. Cụ thể:
Luật Thuế TN số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009;
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế TN;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Các nghị định của Chính phủ: Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013; Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015;
Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
về thuế TN;
Đây là căn cứ, nền tảng cho các định hướng công tác quản lý thu thuế TN; các giải pháp chỉ đạo triển khai, thực hiện.
(2) Cải cách thủ tục hành chính, áp dụng CNTT trong tuyên truyền hỗ trợ
NNT, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, ứng dụng công nghệ quản lý
tiên tiến, ápdụng rộng rãi công nghệ tin học hiện đại trên các phần mềm ứng dụng
quản lý thuế để rút ngắn thời gian kê khai, nộp thuế, thủ tục hành chính thuế, tiết kiệm thời gian cho NNT. Việc hiện đại hóa trang thiết bị thông tin quản lý thu thuế không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn giúp ngành thuế tinh giản biên chế, đào tạo cán bộ chuyên sâu. Tăng cường áp dụng công nghệ tiến tiến
vào việc cung cấp dịch vụ, bổ sung các chức năng cảnh báo trong ứng dụng về kê khai sản lượng tài nguyên không đạt công suất, sai giá tính thuế để cung cấp thông tin cho việc đánh giátình hình kê khai của NNT kịp thời và chính xác.
(3) Cần sự phối hợp chặt chẽ củacác ban ngành quản lý nhà nước.
Cơ quan Thuế là cơ quan quản lý thu thuế từ hoạt động KTKS nhưng cơ
quan cấp phép KTKS là Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh. Vì vậy để có thể quản lý thu thuế TN trong KTKS cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan với nhau trong đó có Cơ quan thuế, UBND các cấp và cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Khi có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan liên quan với nhau thì việc KTKS sẽ được quản lý kịp thời, chặt chẽ từ đó NNT
không thể trốn tránh, trây ì thực hiện nghĩa vụ thuếvới Nhà nước.