khai thác khoáng sản của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Tại Nhật Bản
Nhật Bản không có điều khoản riêng quy định về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, điều 2 của Luật Khai khoáng Nhật Bản quy định, nhà nước có thẩm quyền cấp quyền khai thác và quyền chiếm hữu khoáng sản chưa khai thác. Như vậy, khi một mỏ khoáng sản chưa được Nhà nước cấp quyền khai thác và
quyền sở hữu cho ai thì mỏ đó vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Điều 7 Luật khai khoáng quy định: Không một tổ chức nào được tự ý khai thác mỏ và cũng không được thu gom khoáng sản trừ khi đã được cấp quyền khai thác mỏ. Trừ khí đốt, đolomit, sét sử dụng cho mục đích tiêu dùng gia đình và không có mục đích thu lợi nhuận.
Điều 8 quy định: Chủ giấy phép khai thác mỏ, chủ hợp đồng khai thác được
sở hữu các loại khoáng sản đã khai thác trong vùng khai thác mỏ có liên quan.
Điều 9 quy định: Khi chuyển nhượng giấy phép khai thác hoặc hợp đồng khai thác thì quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu giấy phép khai thác mỏ hoặc chủ hợp đồng khai thác cũng được chuyển sang chủ mới.
Điều 12 quy định: Quyền khai thác mỏ được xem như là quyền thật sự và áp dụng theo những quy định liên quan đến bất động sản trừ khi có quy định khác của Luật này.
Điều 17, ngoài công dân Nhật và công ty của Nhật, không ai được sở hữu
quyền khai thác mỏ trừ khi có quy định khác của một hiệp ước. Về thời hạn giấy
phép thăm dò theo quy định là 2 năm kể từ ngày đăng ký(Trần Bá Khang, 2015)
2.2.1.2. Tại Hàn Quốc
Trong Luật Khai khoáng của Hàn Quốc cũng giống như Luật Khai khoáng
của Nhật Bản, không có điều khoản riêng quy định về quyền sở hữu khoáng sản.
Tuy nhiên, Điều 2 quyền hạn của Nhà nước quy định: Nhà nước có thẩm
quyền cấp quyền khai thác và quyền chiếm hữu khoáng sản chưa khai thác. Điều 6 quy định: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Cộng hòa Hàn Quốc trong đó có một nửa hoặc hơn nửa số vốn, hoặc phần lớn phiếu biểu quyết thuộc về người nước ngoài hoặc
pháp nhân nước ngoài thì không được cấp quyền khai thác, trừ khi có đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và tài nguyên và được Hội đồng Quốc gia chấp thuận.
chưa thiết lập quyền khai thác. Điều 14 quy định thời hạn của một giấy phép không quá 25 năm. Một người
nắm giữ quyền khai thác có thể mở rộng thời hạn của một quyền khai thác với sự phê chuẩn của Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Tài nguyên trước khi kết thúc của thời hạn đó, dưới các điều kiện như đã quy định bởi Sắc lệnh Tổng thống. Trong trường hợp này, như sự gia hạn sẽ được tạo ra cho một giai đoạn
không nhiều hơn 25 năm (Trần Bá Khang, 2015).
2.2.1.3. Tại Trung Quốc
Thuế TN đánh theo giá trị tuyệt đối trên sản lượng khai thác. Số thuế phải nộp bằng số thuế tuyệt đối nhân với sản lượng tài nguyên khai thác. Với
mức thu cụthể:
Bảng 2.3. Mức thu các loại tài nguyên khoáng sản tại Trung Quốc
Tên khoáng sản Mức thu
+ Dầu thô: 8 - 30 nhân dân tệ/tấn
+ Khí thiên nhiên: 2 - 15 nhân dân tệ/m3 + Than đá: 0,3 - 5 nhân dân tệ/tấn + Quặng phi kim loại: 0,5 - 20 tệ/tấn hoặc m3 + Quặng kim loại đen: 2 - 30 nhân dân tệ/tấn + Quặng kim loại màu: 0,4 - 30 nhân dân tệ/tấn + Muối hạt: 10 - 60 nhân dân tệ/tấn.
Nguồn: Bộ Tài chính (2009) Cách đánh thuế tuyệt đối trên sản lượng tài nguyên khai thác, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, tạo sự bình đẳng trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Cách đánh thuế này, tương tự Việt Nam về mức thu phí BVMT khai thác khoáng
và thu tiền sử dụng nước đều thu mức tuyệt đối trên sản lượng tài nguyên.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ban hành Luật thuế TN đối với dầu thô và khí
thiên nhiên sản xuất trong nước; mức thuế đánh trên doanh thu bán sản phẩm
trong khung thuế suất là 5% - 10%. Hiện hành Bộ Tài chính Trung Quốc ban
hành áp dụng mức thuế suất là 5% đối với dầu thô và khí thiên nhiên. Cách thu thuế này tương tự như Việt Nam là đánh trên giá bán sản phẩm tài nguyên
(Nguyễn Quang Tuấn, 2016).