4.2.3.1. Ý thức và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế
Qua kết quả khảo sát các cán bộ làm công tác thuế, tác giả tổng hợp được
70% ý kiến của công chức thuế đánh giá ý thức tuân thủ pháp luật thuế TN của
các DN còn trung bình và hạn chế. Do đó, trong thời gian tới CQT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát
hiện, xử lý và kịp thời uốn nắn đối với các trường hợp vị phạm.
4.2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương
Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả thu thuế TN trong KTKS đối với các DN có hoạt động KTKS. Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện chosự tồn tại và phát triển của các DN. Hoạt động hiệu quả của các DN là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho NSNN, làm giảm các hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế nói chung và thuế TN nói riêng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả SXKD của các DN có hoạt động KTKS, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, không bán được hàng hóa,... Khi đó, các DN phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật
về thuế, từ đó tác động làm giảm nguồn thu từ thuế TN cho NSNN.
4.2.3.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế
Đã có những nghiên cứu lại cho rằng có mối tương quan thuận giữa thu nhập và tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế giảm ở
NNT có thu nhập thấp và tăng theo sự gia tăng của thu nhập. Mà trên thực tế, thu
nhập của NNT phụ thuộc vào kết quả SXKD, đồng nghĩa với việc khi NNT có kết quả SXKD tốt (thu nhập tăng) thì việc chấp hành nghĩa vụ thuế thường tốt hơn và ngược lại.