Phương pháp tính thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 31 - 35)

khoáng sản

Chính sách thuế tài nguyên quy định về đối tượng chịu thuế tài nguyên, người nộp thuế tài nguyên, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn

thuế, giảm thuế tài nguyên và tổ chức thực hiện theo quy định tại các Nghị

định của Chính phủ: Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định

chi tiết thi hành Luật Thuế TN số 45/2009/QH12; Nghị định số 12/2015/NĐ-

CP ngày 12/2/2015 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

các Luật Thuế.

a. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế TN là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và

thuế suấtthuế TN

* Xác định thuế TN phải nộp trong kỳ:

Thuế TN phải

nộp trong kỳ = nguyên tính thuếSản lượng tài x đơn vị tài nguyênGiá tính thuế x Thuế suất thuế TN

* Trường hợp được cơ quan Nhà nước ấn định mức thuế TN phải nộp trên

một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế TN phải nộp được xác định như sau:

Thuế TN phải

nộp trong kỳ = nguyên tính thuếSản lượng tài x Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế TN được thực hiện theo quy định của Pháp luật về thuế.

b. Sản lượng tài nguyên tính thuế; giá tính thuế; thuế suất thuế tài nguyên

Được quy định tại điều 5,6,7 Luật Thuế TN số 45/2009/QH12, cụ thể như sau:

* Sản lượng tài nguyên tính thuế

- Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng

hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

- Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối

được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

+ Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên.

+ Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài

nguyên tính thuế là sản lượngđiện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua

điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không xác định theo hệ thống đo đếm, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng m3 hoặc lít.

- Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác

lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong

một năm có giá trị dưới 200 triệu đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

* Giá tính thuế

- Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ

- Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:

+ Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên

cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;

+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá

tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ

thể như sau:

+ Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện

thương phẩm bình quân;

+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá

bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

+ Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là

giá xuất khẩu;

+ Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

- UBND cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.

* Thuế suất thuế tài nguyên

Thuế suất thuế TN là căn cứ quan trọng thể hiện quyền quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, là tỷ lệ huy động của nhà

nước đối với người khai thác tài nguyên, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý

các nguồn tài nguyên, tạo lập nguồn tài chính duy trì, nuôi dưỡng, tái tạo,

phát triển các nguồn tài nguyên để đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế

Bảng 2.1. Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyênnăm 2014; 2015

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)

I Khoáng sản kim loại

1 Quặng sắt 12

2 Vàng 15

3 Chì, kẽm 10

4 Đồng 13

5 Khoáng sản kim loại khác 10

II Khoáng sản không kim loại

1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 4

2 Đá, sỏi 7

3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 7

4 Cát 11

5 Đất làm gạch 10

6 Cao lanh 10

7 Than nâu, than mỡ 9

III Nước thiên nhiên

1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên

nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 8

2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 4

Nguồn: Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013)

Bảng 2.2. Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên năm 2016

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)

I Khoáng sản kim loại

1 Sắt 14

2 Vàng 17

3 Chì, kẽm 15

4 Đồng 15

5 Khoáng sản kim loại khác 15 II Khoáng sản không kim loại

1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7

2 Đá, sỏi 10

3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10

4 Cát 15

5 Đất làm gạch 15

6 Cao lanh 13

7 Than nâu, than mỡ 12

III Nước thiên nhiên

1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên

nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 10

2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5

Căn cứ vào khung quy định trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định

mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ đảm bảo

nguyên tắc sau:

- Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung

thuế suất do Quốc hội quy định,

- Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử

dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên,

- Góp phần bảo đảm nguồn thu NSNN và bình ổn thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)