Số lượng các doanh nghiệp khai thác tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 67 - 70)

ĐVT: doanh nghiệp

TT Cơ quan thuế quản lý

doanh nghiệp 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Năm So sánh giữa các năm

1 Văn Phòng Cục Thuế 36 36 37 0 +1 2 Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình 8 7 7 -1 0 3 Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 11 11 11 0 0 4 Chi cục Thuế huyện Lương Sơn 43 42 48 -1 +6 5 Chi cục Thuế Kim Bôi 16 16 13 0 -3 6 Chi cục Thuế huyện Lạc Thủy 10 10 11 0 +1 7 Chi cục Thuế huyện Yên Thủy 4 4 3 0 -1 8 Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn 12 11 7 -1 -4 9 Chi cục Thuế huyện Mai Châu 14 14 10 0 -4 10 Chi cục Thuế huyện Tân Lạc 10 10 10 0 0 11 Chi cục Thuế huyện Cao Phong 5 5 5 0 0 12 Chi cục Thuế huyện Đà Bắc 15 15 15 0 0

Tổng cộng 184 181 177 -3 -4

Tính đến thời điểm 31/12/2016, Ngành thuế Hòa Bình đang quản lý thu

Thuế TN đối với 177 DN có hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn. Số liệu

cụ thể theo từng đơn vị quản lý thu thể hiện qua bảng số 4.1:

Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khai thác khoáng sản khá

nhiều, quy mô SXKD chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa, số lượng các doanh nghiệp

tăng, giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2014 là 184 đơn vị, năm 2015 là 181 đơn vị, năm 2016 còn lại là 177 đơn vị. Nguyên nhân của sự biến động là do trước đó hầu hết các mỏ đều cấp giấy phép khai thác ngắn hạn có thời hạn là 3 năm hoặc 5 năm; doanh nghiệp khai thác đăng ký nộp thuế tài nguyên gắn liền theo sự tăng, giảm của giấy phép khai thác còn hạn khai thác. Bên cạnh đó, do chủ trương tăng

cường công tác quản lý và KTKS cũng như thực hiện nghiêm việc cấp phép theo

quy hoạch đã phê duyệt của tỉnh nên chỉ cấp phép dài hạn cho các DN có năng

lực tài chính.

* Về giá tính thuế tài nguyên

Để thực hiện thống nhất về giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình,

trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết

định về giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh như sau:

- Quyết định số 2599/QĐ- UBND, ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hòa

Bình về việc ban hành biểu giá tính thuế tài nguyên;

- Quyết định số 640/QĐ-UBND, ngày 22/5/2014 về việc điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên.

Tuy nhiên, giá tính thuế TN do UBND cấp tỉnh quy định chưa được điều

chỉnh kịp thời khi có thay đổi. Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng

hoặc giảm 20% trở lên … Do đó, giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

còn bất cập so với quy định giá các tỉnh.

Để so sánh sự chênh lệnh không hợp lý, công bằng trong giá tính thuế TN

đối với một số loại tài nguyên khoáng sản tương tự của một số tỉnh gần với tỉnh

Hòa Bình, áp dụng thời điểm cho năm 2016, cụ thể:

- Thành phố Hà Nội: Quyết định số 272/QĐ-UBND, ngày 18/01/2016 của

UBND tỉnh về việc Phê duyệt giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tỉnh Ninh Bình: Quyết định số 125/QĐ-UBND, ngày 28/12/2015 của

UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

Bảng 4.2.Giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên của một số địa phương áp dụng năm 2016

TT Loại tài nguyên Đơn vị tính Hòa Tỉnh, thành phố

Bình

Ninh Bình

Nội Sơn La

I Khoáng sản kim loại

1 Quặng sắt 1.000đ/tấn 300 200 2 Khoáng sản kim loại khác 1.000đ/tấn 80

II Khoáng sản không kim loại

1 Đất khai thác để san lấp, xây

dựng công trình 1.000đ/m3 25 30 15 30

2 Đá hộc 1.000đ/m3 65 60 50 100 3 Đá nung vôi và SX xi măng 1.000đ/m3 65 65 70 50 4 Cát san lấp 1.000đ/m3 40 15

5 Cát đen XD 1.000đ/m3 60 20 100

6 Cát vàng 1.000đ/m3 120 70 280

7 Đất làm gạch 1.000đ/m3 40 50 20 34 8 Đất sét NL xi măng 1.000đ/m3 65 30 9 Than mỡ, Than nâu 1.000đ/tấn 750 900

10 Than khác 1.000đ/tấn 600 800

Nguồn: Tổng hợp từ Bảng giá tính thuế tài nguyên của một số tỉnh, thành phố (2016)

- Tỉnh Sơn La: Quyết định số 394/QĐ-UBND, ngày 22/02/2016 của UBND

tỉnh về việc ban hành biểu giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Qua số liệu so sánh tại bảng 4.2 cho thấy: giá của một số sản phẩm tài nguyên chủ lực như đá làm vật liệu xây dựng, đá nung vôi sản xuất xi măng đều thấp hơn so với các tỉnh lân cận có điều kiện tương đồng về điều kiên khai thác, chất lượng tài nguyên.

* Về sản lượngtính thuế:

- Về sản lượng khai thác tài nguyên theo quy định trên địa bàn chủ yếu hoạt

động khai thác đá làm vật liệu sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng thông thường; theo quy định của Luật thuế tài nguyên sản lượng tính thuế được tính

thông qua hoạt động khai thác trong kỳ tính thuế thường chưa xác định được số

lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất, kích thước khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác phối hợp cung cấp thông tin về khối lượng khoáng sản đã khai thác làm cơ sở cho việc đối chiếu với sản lượng

DN kê khai, tính thuế, lập báo cáo hoạt động khoáng sản chưa kịp thời; bên cạnh

đó, thực tiễn tại Hòa Bình, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định quy định trọng lượng đối với khoáng sản thành phẩm không kim loại trên địa bàn tỉnh làm căn

cứ tính phí môi trường, cũng như chưa quy định hệ số nở rời để xác định 1m3 đá

nguyên khai khi khai thác thì ra bao nhiêu m3 đá thành phẩm các loại làm cơ sở

để tính, kê khai, thu, nộp các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền KTKS. Do đó chưa

có cơ sở xác định chính xác sản lượng thực tế khai thác với sản lượng đã kê khai với cơ quan thuế. Qua số liệu khảo sát về công suất khai thác so với sản lượng khai thác hằng năm cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)