Tỷ lệ nợ thuế so với số thực thu vào ngân sách từ năm 2014 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 82 - 85)

từ năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số thu năm (Triệu đồng) 2.010.839 2.428.243 2.909.014

Số thu thuế tài nguyên (Triệu đồng) 31.628 39.140 55.158

Tỷ trọng số thuế tài nguyên/số thu (%) 1,57 1,61 1,9

Tổng số nợ (Triệu đồng) 256.025 271.041 268.449

Số nợ thuế tài nguyên (Triệu đồng) 16.222 13.322 11.945

Tỷ lệ của tổng nợ trên tổng số thu (%) 12,7 11,16 9,23

Tỷ lệ nợ thuế tài nguyên trên số thu thuế tài

nguyên (%) 51,3 34,0 21,66

12.70 11.16 9,23 51.30 34.00 21.66 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 2014 2015 2016 Tỷ l ệ (% ) Năm

Tổng nợ thuế trên tổng số thu

Nợ thuế tài nguyên trên tổng số thu thuế tài nguyên

Biểu 4.3. Tỷ lệ nợ thuế trên số thuế thực thu giai đoạn năm 2014- 2016

Nguồn: Cục Thuế Hòa Bình (2014, 2015, 2016) Để phân tích, so sánh tỷ lệ nợ thuế của sắc thuế tài nguyên trên số thu về thuế tài nguyên cần so sánh với tổng số nợ chung trên tổng số thực thu thuế phí vào ngân sách; đây làm căn cứ cơ sở để khẳng định sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế tài nguyên thông qua so sánh tỷ lệ nợ trên số thuế thu được qua biểu đồ 4.3 trên.

Qua biểu đồ số 4.3 cho ta thấy, chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên số thực thu của riêng thuế tài nguyên thường xuyên cao hơn và thậm chí gần như gấp đôi tỷ lệ nợ chung so với tỷ lệ nợ chung trên tổng số thực thu, qua tính trên biểu đồ trên đó là:

Năm 2014 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 12,7%, riêng sắc thuế TN thì số nợ

thuế trên số thực thu là 51,3%;

Năm 2015 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 11,16%, riêng sắc thuế TN thì số nợ thuế trên số thực thu là 34%;

Năm 2016 tỷ lệ nợ trên số thực thu là 9,23%, riêng sắc thuế TN thì số nợ

thuế trên số thực thu là 21,66%;

Có thể thấy rằng tỷ lệ nợ chung đến cuối năm 2016 có xu hướng giảm dần, còn 9,23%, nhưng số nợ thuế của sắc thuế TN trên số thực thu vẫn ở mức là

21,66% trên số thực thu của sắc thuế này vào ngân sách; Tuy nhiên, mức 5% là mức nợ được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính lấy theo tiêu chí ngưỡng nợ thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp mà các nước phát triển đang áp dụng cơ chế tự khai tự nộp đặt ngưỡng để có thể chấp nhận được ở mức trung bình trong quá trình quản lý thuế. Như vậy, tỷ lệ nợ thuế nói chung và tỷ lệ nợ của thuế TN nói riêng của tỉnh Hòa Bình vẫn cao hơn so với tỷ lệ nợ do Tổng cục Thuế quy định.

Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình tài chính của các đơn vị trong giai đoạn khủng khoảng, trị trường các

sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất ratồn kho lớn, khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Sản phẩm tiêu thụ giảm, công nợ phải thu gặp nhiều khó khăn do khách hàng chiếm dụng vốn hoặc nợ dài hạn, nợ gối do ít vốn lưu chuyển. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng cao nên các doanh nghiệp không thực hiện nộp thuế kịp thời, đầy đủ vào NSNN, làm cho số nợ thuế tài nguyên vẫn tăng qua các kỳ, nếu có nộp được cũng chỉ được phần gần tương ứng với số thuế phát sinh, còn lại chuyển thành số nợ. Nhưng xét về hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tài nguyên, vẫn cho thấy rằng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa áp dụng linh hoạt các biện pháp đôn đốc thuế để đơn vị ý thức được và nộp tiền thuế nợ dứt điểm ngay sau khi có phát sinh. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nợ thuế luôn theo dõi sát sao, đôn đốc đơn vị nộp thuế phát sinh dứt điểm và có phương án giải quyết nhanh chóng số nợ đọng của đơn vị.

4.1.3. Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoạt động khai thác khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.1.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua, Cục Thuế luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hòa Bình, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đạt hiệu quả. Do đó, Cục Thuế Hòa Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn, số thu năm sau cao hơn năm trước, cụ thểnhư sau:

Qua số liệu tại Bảng 4.13 ta thấy, kết quả thu ngân sách thực hiện hằng năm không những đạt mà còn cao hơn so với dự toán Bộ Tài chính giao. Tổng số thu không ngừng tăng lên theo từng năm, góp phần vào việc đảm bảo một phần nhiệm vụ chi của địa phương.

Bảng 4.13. Kết quả thu ngân sách nhà nướctheo từng khu vực (2014-2016)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Số thu Tỷ lệ (%) Dự toán Bộ Tài chính giao 1.702.000 1.910.000 2.551.000 Số thu NSNN thực hiện, trong đó: 2.010.839 100 2.428.243 100 2.909.014 100 DNNN trung ương 1.195.739 59,5 1.322.387 54,5 1.461.184 50,2 DNNN địa phương 15.675 0,8 15.546 0,6 18.261 0,6 DN có vốn ĐTNN 77.938 3,9 37.727 1,6 55.933 1,9 Thuế CTN - NQD 322.759 16,0 376.367 15,6 444.014 15,3 Thu tiền SDĐ 94.122 4,7 210.722 8,7 250.871 8,6 Thu khác 304.606 15,0 465.494 19,0 678.751 23,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hoà Bình (2014, 2015, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)