Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của tỉnh Hòa Bình

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

* Bao gồm

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của

các cấp về quản lý, KTKS; về thu thuế TN,

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (niên giám thống kế năm 2016),

- Các tài liệu phản ánh số lượng tài nguyên khoáng sản đã khai thác của các

DN và của các cơ quan quản lý,

- Tài liệu về thực trạng quản lý thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên

địa bàn tỉnh Hòa Bình, các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả thu thuế.

* Nguồn cung cấp

- Các báo cáo, thống kê, dữ liệu từ các cơ quan có liên quan như: Văn

phòng UBND tỉnh Hòa Bình, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

Tài chính, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương.

quan quản lý Nhà nước.

* Phương pháp thu thập: tìm đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn.

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

* Tài liệu thu thập bao gồm: Thông tin, đặc điểm các doanh nghiệp

KTKS; ý kiến của doanh nghiệpKTKS về chế độ chính sách, về thực trạng quản

lý thu thuế TN của các cơ quan liên quan đối với hoạt động KTKS.

* Nguồn dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thông qua chọn mẫu nghiên

cứu; nguồn thông tin thu thập được qua phiếu điều tra các doanh nghiệp KTKS, cán bộ của cơ quan quản lý thuế bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi...

* Phương pháp thu thập: Điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp KTKS;

phỏng vấn cán bộ của cơ quan quản lýthuế. Cụ thể như sau:

- Chọnmẫu khảo sát

+ Chọn đơn vị KTKS: Số lượng là 40 DN có hoạt động KTKS (chiếm

khoảng 22,6% tổng số DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình). Căn

cứ chọn: Các DN có khối lượng tài nguyên khai thác lớn. Phương pháp chọn:

Chọn chủ đích 40 DN KTKS theo khối lượng tài nguyên khai thác mà Cục Thuế,

các Chi Cục thuế theo dõi hằng năm, gồm: Thành phố Hòa Bình 13 DN; Huyện

Đà Bắc 13 DN; Huyện Kim Bôi 14 DN; Huyện Lương Sơn 31 DN.

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra các doanh nghiệpcó hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

ĐVT: Doanh nghiệp STT Địa bàn Số lượng DN KTKS Số lượng DN điều tra Cơ cấu (%) 1 Thành phố Hòa Bình 13 8 20 2 Huyện Đà Bắc 13 9 22,5 3 Huyện Kim Bôi 14 8 20 4 Huyện Lương Sơn 31 15 37,5

Cộng 71 40 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Tổng số phiếu điều tra các DN KTKS là 40; trong đó, phiếu điều tra đối với

Công ty TNHH cao nhất là 19/40 phiếu (chiếm 47,5%), Công ty Cổ phần là 15/40 phiếu (chiếm 37,5%), Công ty TNHH MTV là 4/40 phiếu (chiếm 10%),

thấp nhất là Doanh nghiệp tư nhân 2/40 phiếu (chiếm 5%). Tỷ lệ này phù hợp với các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Bảng 3.2. Thông tin chung về các doanh nghiệpđược điều tra

STT Loại DN (doanh nghiệp)Số DN điều tra Số năm hoạt động

trung bình (năm)

1 Công ty Cổ phần 15 10,2

2 Công ty TNHH 19 8,77

3 Công ty TNHH MTV 4 6,65

4 Doanh nghiệp tư nhân 2 6,23 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Về số năm hoạt động, trong các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì Công ty Cổ phần có số năm hoạt động trung bình khá cao, các loại hình DN còn lại có số năm hoạt động tương đối đồng đều.

+ Chọn cán bộ quản lý thu thuế TN đối với KTKS: Số lượng là 20 cán bộ;

tiêu chí chọn: Cán bộ trực tiếp quản lý; phương pháp chọn: Chọn chủ đích.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Xử lý dữ liệu: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi các

phần mềm tin học như Word, Excel.

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả về mức độ như số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để miêu tả

tình hình nộp thuếcủa DN, cơ cấu DN điều tra, số năm hoạt động trung bình của

các DN cũng như năng lực của cơ quan quản lý thuế.

* Phương pháp so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứucủa đề tài, tác giả sử dụng phương pháp so

sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp phân tổ thống kê

- Phân tổ các DN theo quy mô, theo mức tuân thủ pháp luật, v.v....;

- Phân tổ cán bộ quản lý theo trình độ, lứa tuổi, giới tính, v.v... để đánh giá năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

* Phương pháp tổng hợp tài liệu: Toàn bộ tài liệu thu thậpđược tổng hợp thành bảng thống kê, biểu diễn bằng biểu đồ so sánh nhằm phân tích thực trạng tình hình thu thuế TN đối với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung:Chỉ tiêu này phản ánh loại hình DN, quy mô DN, số năm hoạt động của DN; số cán bộ quản lý thuế tại Cục Thuế và

các Chi cục Thuế; năng lực, trình độ của cán bộ thuế; sự hài lòng của DN về cán

bộ làm công tác thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá việc áp dụng chính sách thuế tài nguyên: Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của DN; công tác phối hợp của các cơ quan trong hoạt động quản lý thu thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế: Số lượt tuyên truyền qua thông tin đại chúng; qua cung câp tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm; qua trang thông tin điện tử của ngành Thuế; số lượt tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của NNT; số lượt tập huấn chính sách thuế; số lượt trả lời

vướng mắc của NNT; số DN có hoạt động khai thác tài nguyên qua các năm;

số thuế TN nộp NSNN theo từng đơn vị thu qua các năm; tỷ lệ thực hiện dự

toán thu thuế TN trên tổng dự toán giao qua các năm; công suất khai thác tài

nguyên so với sản lượng tài nguyên kê khai; số tờ khai thuế thực hiện đúng

trên tổng số tờ khai qua các năm.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế; số thuế truy thu được; tổng tiền phạt; số tiền thuế thu hồi hoàn; số đơn vị khai thác tài nguyên tiến hành thanh tra; tỷ lệ tiền nợ thuế so vớitổng số thuế nợ qua các năm; tỷ lệ nợ thuế trên số thuế thực thu.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1. Tổng quan tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Theo số liệu tại Báo cáo Tổng kết Chiến lược khoáng sản đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2017, trên

địa bàn tỉnh Hoà Bình, tính đến thời điểm hiện nay có tổng số 73 điểm mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép khai thác khoáng sản tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; nguyên liệu xi măng, ngoài ra là một số mỏ khoáng sản kim loại, nhưng số lượng và trữ lượng không lớn. Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản được đánh giá như sau:

- Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có rất nhiều điểm mỏ đá

vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 73 điểm mỏ đá vôi có tổng trữ lượng 326 triệu m3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung chủ yếu tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, … đáp ứng nhu cầu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ.

- Sắt: Đã phát hiện 02 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng

997.000 tấn nằm trên địa bàn huyện Đà Bắc.

- Vàng: Đã phát hiện 02 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng

216.000 tấn nằm trên địa bàn xã Bắc Sơn (huyện Kim Bôi) và xã Cao Răm (huyện Lương Sơn) .

- Đồng: Đã phát hiện 01 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng

103.000 tấn nằm trên địa bàn xã Yên Thượng (huyện Cao Phong).

- Than: Đã phát hiện 01 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng

100.100 tấn nằm trên địa bàn xã Cuối Hạ (huyện Kim Bôi).

Ngoài các loại khoáng sản trên, Hòa Bình còn có một số loại khoáng sản khác như đất sét, cát sỏi, antimon, chì - kẽm,… nằm rải rác cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.

4.1.1.2. Các loại khoáng sản được khai thác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Tất cả các mỏ khoáng sản được khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh lân cận trong nước, không có khoáng sản làm hàng hóa xuất khẩu, cụ thể đối với từng loại như sau:

- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng có trữ lượng lớn, phân bố

khá đồng đều trên địa bàn tỉnh được khai thác và chế biến tại chỗ nên đã tạo thêm

được công ăn việc làm cho lao động địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế - xã

hội, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.

- Các loại đất sét dùng để sản xuất gạch nung, gạch tuynen của tỉnh cũng có trữ lượng đáng kể và phân bố hầu hết ở các địa bàn trong tỉnh; đây là loại khoáng sản cần thiết để sản xuất gạch ngói phục vụ cho nhu cầu xây dựng tại chỗ rất có hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển các lò gạch thủ công nhỏ lẻ đã tác động xấu đến môi trường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang phát triển các lò gạch tuynen có công nghệ sản xuất tiên tiến, vì vậy cần bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu để các cơ sở sản xuất hoạt động lâu dài, ổn định, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới của tỉnh.

- Các mỏ than, kim loại, phi kim khác được khai thác chủ yếu theo quy

mô nhỏ, không chế biến tại chỗ. Vì các mỏ cấp phép khai thác theo Luật khoáng

sản 2005 nên không được thăm dò, đánh giá về chất lượng và trữ lượng trước

khi cấp phép khai thác nên nhiều mỏ chưa tìm thấy quặng để hoạt động. Các mỏ hoạt động thì chưa đảm bảo công suất nên các DN chưa tự giác thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước theo quy định. Các loại khoáng sản này khai thác chủ yếu mang tính phân tán, tận thu, đôi chỗ còn có hiện tượng khai thác trái phép của nhân dân địa phương, công nghệ khai thác thủ công, lạc hậu, sản phẩm cuối cùng chủ yếu là quặng thô đem bán gây nhiều

khó khăn cho công tác quản lý về hoạt động cũng như nghĩa vụ tài chính với

nhà nước, ít đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường, cụ thể như:

+ Đối với các loại quặng sắt do chất lượng quặng nghèo, không từ tính

nên đa số các dự án đều đề nghị được xây dựng cơ sở sơ chế tại chỗ để nâng cao

chất lượng quặng trước khi vận chuyển đi tiêu thụ. Việc xây dựng cơ sở chế biến tại chỗ không đảm bảo tính khả thi vì không đủ nguồn nguyên liệu; vì vậy các dự án quặng này đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.

+ Các dự án khai thác than, chủ yếu thực hiện việc khai thác theo mùa vụ do các vỉa, ổ than không ổn định, sản lượng không đều, chất lượng không đồng bộ nên không có khách hàng tiêu thụ lớn. Sản phẩm chỉ bán cho các cơ sở sản xuất gạch, ngói hoặc các xưởng sản xuất than dân dụng phân tán trên địa bàn tỉnh; việc khai thác than theo mọi hình thức dễ dẫn đến tai nạn lao động do ngạt khí, sập hầm lò, cháy, nổ đã từng xảy ra. Do đó, hiệu quả của các dự án khai thác than còn hạn chế và có phần ảnh hưởng xấu đến môi trường, antoàn lao động, an ninh trật tự xã hội.

+ Các dự án khai thác vàng, đồng, antimon, chì - kẽm gặp nhiều khó khăn

trong việc xác định vỉa, ổ quặng để mở công trình khai thác, có dự án phải

chuyển đổi phương pháp khai thác nhưng vẫn chưa có hiệu quả. Mặt khác các

giấy phép khai thác loại này với thời gian ngắn (từ 3-5 năm) nên đến nay đa số

các mỏ hết hạn hoặc sắp hết hạn nhưng hiệu quả của dự án vẫn chưa có, công tác

quản lý gặp nhiều khó khăn do vị trí khai thác phân tán, nhỏ lẻ đường đi lại khó

khăn. Có DN giao dịch mua, bán chưa thể hiện bằng hóa đơn; vì vậy, để thống

thất thu NSNN và quản lý được dự án, Cục Thuế tỉnh đã tham mưu cho UBND

tỉnh áp dụng hình thức thu thuế theo hướng ấn định nộp thuế đối với các dự án khai thác quặng vàng. Tuy nhiên, đến nay có rất ít đơn vị thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, với lý do các dự án chưa đi vào hoạt động;

Ngoài ra, nguồn Nước Khoáng - Nóng là tài nguyên mang tính đặc thù của

tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi này của Tỉnh sẽ góp phần vào sự thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nước khoáng Mớ Đá hay còn gọi là nước khoáng Kim Bôi là loại nước khoáng quen thuộc trên thị trường các tỉnh phía Bắc cần thiết phải được đầu tư một cách cơ bản, hợp lý nhằm khai thác triệt để nguồn nước đã xuất lộ và mở rộng ra các điểm nước khoáng liền kề để nâng cao hiệu quả sử dụng trong các lĩnh vực du lịch, chữa bệnh, giải khát. Hiện nay các đơn vị khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này đang thưc hiện các thủ tục trình

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp giấy phép KTKS theo quy định.

4.1.1.3. Các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có khoảng 177 DN hoạt động trong

lĩnh vực KTKS. Tập trung chủ yếu tại các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kỳ Sơn,

Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu, Lạc Thủy, Tân Lạc, ngoài ra cũng có một số mỏ

4.1.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoạt động khai thác khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Cục Thuế Hòa Bình được thành lập theo Quyết định 339TC/QĐ/TCCB ngày 06/9/1991 của Bộ Tài chính trên cơ sở tách Cục Thuế tỉnh Hà Sơn Bình. Cục Thuế tỉnh Hòa Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 Tài chính quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, tổ chức bộ máy Cục Thuế Hòa Bình hiện nay gồm Văn phòng Cục Thuế ở cấp tỉnh gồm 11 phòng chức năng và 11 Chi cục Thuế tại địa bàn TP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)