Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 90 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên đối vớ

THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG

SẢNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Để có những đánh giá khách quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu

thuế TN trên địa bàn, tôi đã trực tiếp phỏng vấn 40 DN có hoạt động KTKS và

20 công chức thuế làm việc tại các bộ phận của CQT (bảng hỏi thể hiện ở phụ lục

số 01). Kết quả được thể hiện cụ thể tại Phụ lục số 02, 03.

4.2.1. Các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách Nhà nước

4.2.1.1. Về chính sách, pháp luật thuế

Mặc dù chính sách thuế TNtrong KTKS đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song

trên thực tế, vẫn còn có những trường hợp còn bất cập trong công tác quản lý thu. Qua kết quả điều tra có 65% ý kiến của DN và 65% ý kiến của công chức thuế cho

rằng chính sách thuế cần phải điều chỉnh nhiều. Điều đó cho thấy chính sách thuế

TN hiện hành còn có những bất cập, cần có sự sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với

thực tếhiện nay.

4.2.1.2. Về giá tính thuế tài nguyên

Với quy định thuế TN (trừ dầu, khí) để lại ngân sách địa phương 100%, giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá tính thuế đối với một số tài nguyên đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, sát với giátại địa phương, hạn chế thất thu thuế qua yếu tố giá gây ra. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Giá tính thuế là nội dung quan trọng của chính sách thuế TN nhưng theo

quy định tại Điểm 4, Điều 6 Luật quản lý thuế tài nguyên thì giá tính thuế TNđối

với loại tài nguyên chưa xác định được giao cho UBND tỉnh quy định giá bán các

loại tài nguyên. Tuy nhiên, giá tính thuế TN do UBND cấp tỉnh quy định chưa

được điều chỉnh kịp thời khi có thay đổi, đặc biệt khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm 20% trở lên; giá tính thuế TN chưa sát với giá thị

trường… Do đó, giá tính thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn bất cập so với

quy định giá tính thuế của các tỉnh khác.

4.2.1.3. Về người nộp thuế và đối tượng chịu thuế

Luật thuế tài nguyên ban hành đã bổ sung một số trường hợp cụ thể thuộc đối tượng nộp thuế TN. Song trên thực tế, vẫn còn có những trường hợp bất cập trong công tác quản lý thu đó là:

- Theo Luật thuế tài nguyên năm 2009, tổ chức, cá nhân khai thác tài

nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá

nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là NNT. Quy định này dẫn đến tình trạng người thu mua có thể cam kết hoặc không cam kết chấp thuận bằng văn bản về kê khai nộp thuế thau cho các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ, lẻ. Mặt khác, các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ cũng không kê khai nộp thuế với CQT, trường hợp này sẽ làm thất thu thuế TN.

- Về đối tượng chịu thuế: Nhằm đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng có

hiệu quả các loại tài nguyên chính sách thuế TN hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế. Mỗi lần sửa đổi, bổ sung, các loại tài nguyên đều được rà soát lại

để đưa vào diện chịu thuế TN.

4.2.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế

4.2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm

công tác quản lý thuế tài nguyên

Đối với ngành thuế tỉnh Hòa Bình, nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế, chưa thực sự trở thành người bạn đáng tin cậy của người nộp thuế. Mô hình và cơ chế đào tạo chứ được xác định rõ ràng; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuế chủ yếu chủ trọng về số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác đàotạo tập trung còn nhiều hạn chế; hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo kỹ năng chuyên sâu chưa đáp ứng đượcc yêu cầu ; đội ngũ giảng viên chủ yếu là giảng viên kiêm chức…

Năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu thuế TN bởi vì những cán bộ thuế có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu

quả hơn những cán bộ có trình độ, năng lực thấp; ngoài ra, khả năng nhìn nhận

sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn, điều đó góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thu thuế của cơ quan thuế.

Biểu 4.4. Kết quả khảo sát về nhận xét về năng lực, trình độ công chức thuế tại cơ quan thuế

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

+ Qua kết quả phỏng vấn NNT, có 80% ý kiến của DN nhận xét năng lực,

trình độ của côngchức thuế là tốt và khá. 100% ý kiến DN hài lòng khi tiếp xúc,

năng lực, trình độ của công chức thuế là trung bình và còn hạn chế. Do đó, đòi

hỏi trong thời giai tới ngành Thuế Hòa Bình cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức thuế.

Biểu 4.5. Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế trong lĩnh vực quản lý thuế tài nguyên

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

+ Qua phỏng vấn về công tác TT&HT của cơ quan thuế, có 95% ý kiến của

DN đã hài lòng và tương đối hài lòng về công tác tư vấn, hỗ trợ chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế của CQT. 100% ý kiến hài lòng khi sử dụng các ứng dụng hỗ trợ của CQT.

+ Về lĩnh vực quản lý thuế TN: Có 100% ý kiến DN đánh giá công tác tuyên

truyền, hỗ trợ của CQT trong lĩnh vực quản lý thuế TN là tốt và khá. Điều này cho

thấy công tác này được CQT luôn quan tâm, chú trọng và thực sự có hiệuquả.

Biểu 4.6. Kết quả khảo sát về thủ tục, hồ sơ trong công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

+ Về việc giải quyết hồ sơ thuế, qua khảo sát có 87,5% ý kiến của DN đánh

giá thời gian giải quyết các hồ sơ liên quan đến công tác QLT đúng quy định. nhiên, vẫn còn 12,5% ý kiến DN đánh giá việc giải quyết hồ sơ chưa đúng

quy định. Điều đó cho thấy trong thời gian tới CQT cần tăng cường hơn nữa công tác giải quyết thủ tục, hồ sơ đảm bảo đúng quy định, tạo điều kiện tốt nhất

cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Biểu 4.7. Kết quả khảo sát về công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thuế

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

+ Đối với việc khảo sát cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế, có

80% ý kiến DN hài lòng và 20% ý kiến DN chưa hài lòng khi tiếp xúc với công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thuế. Điều này cho thấy, trong thời gian tới đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4.2.2.2. Sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ

quan thuế với các cơ quan chức năng

Qua khảo sát 20 cán bộ làm công tác thuế, có 10/20 cán bộ, tương đương

với 50% ý kiến của công chức thuế đánh giá công tác phối hợp giữa các cơ quan

có liên quan trong công tác quản lý thuế TN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay

là chưa tốt và chưa đem lại hiệu quả cao. Điều này cho thấy, trong thời gian tới

cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để công tác quản lý thuế TN đối với

các DN KTKS trên địa bàn ngày một tốt hơn.

4.2.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế

4.2.3.1. Ý thức và sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế

Qua kết quả khảo sát các cán bộ làm công tác thuế, tác giả tổng hợp được

70% ý kiến của công chức thuế đánh giá ý thức tuân thủ pháp luật thuế TN của

các DN còn trung bình và hạn chế. Do đó, trong thời gian tới CQT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát

hiện, xử lý và kịp thời uốn nắn đối với các trường hợp vị phạm.

4.2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương

Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả thu thuế TN trong KTKS đối với các DN có hoạt động KTKS. Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện chosự tồn tại và phát triển của các DN. Hoạt động hiệu quả của các DN là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho NSNN, làm giảm các hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế nói chung và thuế TN nói riêng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả SXKD của các DN có hoạt động KTKS, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, không bán được hàng hóa,... Khi đó, các DN phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật

về thuế, từ đó tác động làm giảm nguồn thu từ thuế TN cho NSNN.

4.2.3.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế

Đã có những nghiên cứu lại cho rằng có mối tương quan thuận giữa thu nhập và tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế giảm ở

NNT có thu nhập thấp và tăng theo sự gia tăng của thu nhập. Mà trên thực tế, thu

nhập của NNT phụ thuộc vào kết quả SXKD, đồng nghĩa với việc khi NNT có kết quả SXKD tốt (thu nhập tăng) thì việc chấp hành nghĩa vụ thuế thường tốt hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)